Phan Thế Cải
“Tổ quốc ở Trường Sa và Trường Sa trong lòng tổ quốc.Ta mừng cho người lính trẻ ở Trường Sa xuân này thêm một tuổi, thêm một lần cứng cáp giữa Trường Sa. Giữa muôn trùng sóng biếc, cả quê nhà đang thấy bóng hình anh dưới bóng cờ tổ quốc, trong mênh mông biển cả với cánh chim hải âu đang lộng lộng gió tự do, mát rượi hoà bình…”
Đêm nay là đêm cuối cùng của năm cũ, người lính ở đảo Trường Sa lại thêm nổi nhớ nhà. Nổi nhớ ấy không làm anh và đồng đội lặng im, anh đang trải nổi nhớ trào dâng ấy lên cung đàn đàn bầu thánh thót. “Đàn bầu anh ai gẫy nấy nghe “nhưng tiếng đàn của anh lính không dành cho riêng mình, anh đang dành tiếng đàn ấy cho xứ sở quê nhà. “Cung thanh là tiếng mẹ, cung trầm là giọng cha“. Tiếng đàn bầu của người lính trẻ – chính là tiếng đàn đầu ViệtNam, tiếng thiêng liêng nhất của tổ quốc.
Tiếng đàn bầu của người lính trẻ xoáy vào hồn những bậc đá xanh rêu, bay la đà trên mặt sóng. Tiếng đàn bầu rót hơi thở hùng tráng du dương vào cây phong ba trước sân nhà, tiếng đàn bầu bay qua biển rộng đến tận cùng non cao trở về cội nguồn sâu thẳm nhất. Tổ quốc ViệtNamtươi đẹp vô ngần, thuỷ chung vô ngần, nhân nghĩa vô ngần trong tiếng đàn bầu. Người lính trẻ vẫy lên cung đàn ấy chứa bao nhiêu pho cổ tích thần thoại.Từ trong tiếng đàn bầu lịch sử dân tộc hiện ra, từ trong tiếng đàn bầu hồn cốt dân tộc Việt Nam hiện ra.Tôi biết ở nơi đảo xa này không có cô gái nào ngồi bên song cửa để “nghe lén” tiếng đàn bầu của anh. Nhưng dưới luỹ tre làng, dưới mái nhà bình dị nơi miền quê nắng lữa mưa chan kia có một “trái tim thôn nữ” đang khắc khoải với người lính Trường Sa. Người lính ấy cũng chân chất, hiền lành đầy thông minh, giàu nghị lực quả cảm như chàng trai Thạch Sanh trong cổ tích. Tiếng kêu “Tích.. tịch.. tình tang..”làm thổn thức và si mê công chúa. Tiếng đàn Thạch Sanh đó là “tiếng thần linh” của ngay thẳng. Tiếng đàn Thạch Sanh đó là tiếng của “nhân nghĩa thắng hung tàn”. Tiếng đàn Thạch Sạch gieo sâu và tâm khảm con người “điều thiện” bao giờ cũng thắng được “điều ác”. Dầu mã xà, trăn tinh, hay sự thâm độc với nhiều mưu ma chước quỷ Lý Thông cũng không át nổi và đè bẹp được tiếng đàn Thạch Sanh. Tiếng đàn ấy là thước đo cao nhất của phẩm giá con người. Hồn thiêng của dân tộc ViệtNamtưới lên đất, tưới lên cỏ và tưới lên cây đàn bầu tạo nên một sắc âm kỳ diệu muôn đời bất tử. Lẽ nào người lính Trường Sa lại không được hoá phép mầu nhiệm bằng những tiếng đàn này?
Tiếng đàn bầu người lính trẻ Trường Sa, lúc ào ạt dồn dập lúc khoan thai lâm li sâu lắng. Tiếng đàn bầu như giục giã núi xa xích gần lại, biển xa xích gần lại, đầu đen máu đỏ đều con Lạc, cháu Hồng. Tiếng đàn bầu xui ta về với đất tổ Hùng Vương, với bà mẹ Âu Cơ sinh thành ra đồng bào ta từ trong bọc trứng. Thưở ấy năm mươi con lên rừng, năm mươi con xuống biển. Những đứa con đầu đội trời chân đạp đất Việt Namđã khai sinh ra nền văn minh lúa nước. “Ôi từ không tới có/ Xẩy ra như thế nào ” qua cung trầm cung bổng thời gian đều hiện hữu lên trong tiếng đàn. Tiếng đàn bầu thành những chiếc thuyền vô hình trong khoảng lặng mênh mông chở những người con xa xứ, những người con nửa đời phiêu bạt về lại với bến nước sông quê, về lại để ngắm “cây trúc xinh”, về lại để “ngồi tựa mạn thuyền”, về lại để ngắm ngôi chùa cổ kính. Nơi ấy có khoai ngọt sắn bùi, có bếp lữa chiều đông sưởi ấm. Có cối xay tre từ thuở xưa nặng nề vòng quay xay nắm thóc để nuôi con người Việt Nam lớn lên từ đó. Biết ăn, biết ở biết học bài học làm người từ đó. “Đất nước tôi thon thả giọt đàn bầu/ Nghe dịu nổi đau của mẹ/ Ba lần tiễn con đi hai lần khóc thầm lặng lẽ/ Các anh không về mình mẹ lặng im”. Mẹ của Việt Nam – mẹ của “đất nước sớm chắn bão dông, chiều trông nắng lửa, lao xao trưa hè một điệu ca dao”. Tiếng đàn bầu đã xoá dịu nổi đau của bao bà mẹ Việt Nam trong cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại. Bởi mẹ đã hiểu hơn ai hết giá trị của độc lập tự do dân tộc, một giá trị vĩnh hằng mà bất cứ giặc giã ngoại xâm nào nhân dân ta cũng vùng lên đánh bại. Vâng người lính trẻ Trường Sa trong những giờ phút nhớ đất liền gửi về cho mẹ tiếng đàn bầu cũng giống như hình ảnh chiến binh hôm nào ra trận. Tiếng đàn bầu người lính trẻ hôm nay hội tụ đầy đủ những khí chất binh hùng tướng mạnh. Bốn ngàn năm lại dồn nén lên tiếng đàn cung bậc trầm hùng nhất. Ngỡ như trong tiếng đàn hồn thiêng của Lý Thường Kiệt lại bay về và tuyên bố dõng dạc với toàn nhân loại một lần nữa “Nam quốc sơn hà nam đế cư“. Ngỡ như trong đàn có bóng hình Nguyễn Trải thức dưới trăng ngà chép binh thư. Ngỡ như trong tiếng đàn có tiếng hò reo vỡ trời của đạo quân Ngô Quyền trên sóng Bạch Đằng. Ngỡ như trong tiếng đàn bầu có tiếng ngựa phi xen lẫn tướng gươm khua người anh hùng áo vải Quang Trung. Đất nước bốn ngàn năm, dân tộc bốn ngàn năm làm nên những sự tích anh hùng mà thanh thản và ung dung đỉnh đạc hơn bao giờ hết. Tiếng đàn bầu đã một thời bay dọc chiến hào Điện Biên Phủ, tiếng đàn bầu đã một thời bồng bềnh trên cánh võng Trường Sơn, theo gót những dấu chân du kích bưng biền Đồng Tháp. Tiếng đàn như tiếng kèn, như hiệu lệnh để tất cả dân tộc ViệtNam hành quân ra tuyến lửa.
Đất nước đã thanh bình, biển trời quê ta đẹp như gấm hoa. Nhưng tất cả những người Việt Nam hôm nay đang hướng về Trường Sa, đang hướng về những người lính “áo màu xanh trứng sáo” làm tiếp sứ mệnh lịch sử mà cha ông giao lại. “Trường sa đất – một phần thân thể/ Trường Sa hồn – tổ quốc ở Trường Sa”. Không ai có quyền xoá đi tiếng đàn bầu Việt Nam và không ai có quyền chà đạp lên sự thật, phỉ báng sự thật biến Trường Sa nằm trong “đường lưỡi bò” của kẻ “Đại Hán”. Người lính trẻ Trường Sa như cây phong ba trước bão gầm gió hú.Trái tim của người lính bao giờ cũng được sưởi ấm niềm tin từ máu thịt của đất liền. Niềm tin thắp sáng lên từ đôi mắt, ánh mắt đồng đội trao gửi, ánh mắt người thương trao gửi, ánh mắt cả dân tộc trao gửi để nhìn rõ qua hàng trăm hải lý những “con ma đen ” đang ngày đêm rập rình giữa biển khơi. Trường Sa hôm nay đang trổi dậy một sức sống phồn thực như cây đàn bầu của người lính trẻ kia đang dào lên một khúc ca ngày mới. Một tấm chăn gửi tới Trường Sa, một can nước ngọt san sẻ cùng Trường Sa, một viên đá nghĩa tình gửi tới Trường Sa càng làm cho Trường Sa vững bức trường thành thế trận mới. Không có vinh quang nào không trải qua gian khổ. “Việt Nam ngời vinh quang – Việt Nam Hồ Chí Minh” – tiếng đàn bầu người lính Trường Sa đồng vọng khắp hành tinh để nói mọi màu da rằng
Ôi tổ quốc ta yêu như máu thịt.
Như mẹ cha ta như vợ như chồng.
Ôi tổ quốc nếu cần ta chết.
Cho mỗi ngôi nhà ngọn núi con sông”
(Chế Lan Viên)
(Chế Lan Viên)
Tổ quốc ở Trường Sa và Trường Sa trong lòng tổ quốc.Ta mừng cho người lính trẻ ở Trường Sa xuân này thêm một tuổi, thêm một lần cứng cáp giữa Trường Sa. Giữa muôn trùng sóng biếc, cả quê nhà đang thấy bóng hình anh dưới bóng cờ tổ quốc, trong mênh mông biển cả với cánh chim hải âu đang lộng lộng gió tự do, mát rượi hoà bình..
1- 2012
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét