Pages

Thứ Ba, 13 tháng 11, 2012

Nielsen: Niềm tin người tiêu dùng Việt Nam xuống thấp nhất từ quý I/2009; “Câu trả lời có rồi nhưng… để ở nhà”


Chỉ 40% người Việt Nam được phỏng vấn cho biết, triển vọng công việc sẽ tốt hoặc rất tốt trong năm tới, giảm 6% so quý II/2012 và 18% so đầu năm.
Download
Nguồn: Neilsen
Trong khảo sát mới nhất được thực hiện bởi Nielsen, công ty hàng đầu thế giới chuyên đo lường và phân tích thông tin về hành vi người tiêu dùng xem và mua sắm, từ ngày 10/8 đến ngày 7/9/2012, Chỉ số niềm tin người tiêu dùng toàn cầu tăng 1 điểm lên 92 trong quý III/2012 và tăng 4 điểm so với cùng kỳ năm trước.
Nhìn chung, hơn một nửa (52%) các quốc gia được Nielsen làm khảo sát đã lạc quan hơn trong quý này, tăng so với 41% trong quý trước. Chỉ số niềm tin tiêu dùng trong quý III/2012 tăng ở 30 trong số 58 nước khảo sát, giảm tại 19 nước và không đổi tại 7 nước.
Tuy nhiên, Chỉ số niềm tin người tiêu dùng Việt Nam tiếp tục giảm 8 điểm, xuống còn 87 điểm, trong quý III/2012. Đây là mức thấp nhất kể từ quý I/2009.
Chỉ 40% người Việt Nam được phỏng vấn cho biết, họ cảm thấy triển vọng công việc sẽ tốt hoặc rất tốt trong năm tới, giảm 6% so với quý II/2012 và 18% tính từ đầu năm. Việt Nam, Hong Kong, Hàn Quốc, Đài Loan Nhật Bản là 5 quốc gia bi quan nhất khu vực về triển vọng việc làm trong quý III này.

42% người tiêu dùng Việt Nam tin rằng tình hình tài chính cá nhân của họ sẽ tốt hoặc rất tốt trong 12 tháng tới, giảm từ 51% trong quý II/2012. Tâm lý thận trọng của người tiêu dùng tăng khi có đến 73% người được hỏi thừa nhận bây giờ không phải là thời điểm thích hợp để mua sắm.
Với giá xăng tăng liên tiếp 5 lần trong quý III vừa qua, có đến 24% người Việt Nam tham gia khảo sát cho biết, chi phí sinh hoạt tăng (điện, gas, chất đốt,…) là quan ngại lớn nhất của mình, kế đến là tình hình kinh tế và công việc đảm bảo, với lần lượt 20% và 16%.
“Kết quả khảo sát trong quý III đã phản ánh tình hình không tốt cũng không xấu khi đại đa số người tiêu dùng vẫn giữ tâm lý thận trọng và chờ đến khi tình hình kinh tế khả quan hơn”, TS. Venkatesh Bala, nhà kinh tế học đứng đầu viện Cambridge nói.
Tâm lý thận trọng thể hiện rõ ở người tiêu dùng Việt Nam khi 91% người được hỏi thừa nhận mình đã thay đổi thói quen mua sắm so với năm ngoái để tiết kiệm sinh hoạt phí, tăng từ 86% trong quý II và 84% trong quý I/2012. Gas và điện vẫn là khoản được tiết kiệm nhất với 68% lựa chọn của người tiêu dùng, kế đến là quần áo mới (67%), giải trí ở ngoài (66%) và chi phí điện thoại (55%).
“Câu trả lời có rồi nhưng… để ở nhà”
Tuổi Trẻ
“Câu trả lời có rồi nhưng… để ở nhà”. TTO – Nghị trường Quốc hội chiều 12-11 bỗng ồn ào lên khi ông Trịnh Đình Dũng – bộ trưởng Bộ Xây dựng – đáp như vậy sau chất vấn của đại biểu Lê Như Tiến (Quảng Trị) về những sai phạm tại Tập đoàn Sông Đà.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng trong buổi chất vấn ngày 12-11 – Ảnh: Việt Dũng
Những sai phạm tại Tập đoàn Sông Đà đã được Ủy ban Kiểm tra trung ương và Thanh tra Chính phủ chỉ ra, với tổng số tiền vi phạm lên đến 10.676 tỉ đồng.
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng trả lời rằng chủ tịch Tập đoàn Sông Đà Dương Khánh Toàn không bị Ủy ban Kiểm tra kỷ luật. Thanh tra Chính phủ kết luận số tiền hơn 10.500 tỉ là có vấn đề chưa đúng nguyên tắc chứ không phải là thất thoát.
Ông Tiến hỏi: “Trong ngành xây dựng có bao nhiêu tổng công ty có tình trạng thất thoát, nợ đọng, sai phạm đồng dạng phối cảnh như Tập đoàn Sông Đà” thì ông Dũng đáp: “Câu hỏi của đại biểu thì chúng tôi đã có đầy đủ nhưng đang để ở nhà, chúng tôi mong muốn đại biểu sang để chúng tôi báo cáo”.
Chất lượng xây dựng là bệnh nan giải
Nêu các trường hợp thời sự và cụ thể là đập thủy điện Sông Tranh 2 và tháp truyền hình Nam Định đổ, nhiều đại biểu chất vấn về chất lượng công trình xây dựng và trách nhiệm quản lý ngành của bộ trưởng.
Ông Dũng cho rằng “vấn đề lãng phí, thất thoát không phải hôm nay mà có từ lâu rồi. Đây là bệnh nan giải và rất khó khắc phục triệt để”.
Theo ông, nguyên nhân thứ nhất là do thể chế, chúng ta đang xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN chưa được hoàn thiện. Ví như chúng ta đang phải hoàn thiện Luật đất đai, hàng loạt luật khác như Luật quy hoạch, Luật xây dựng, Luật đấu thầu… còn cần phải sửa đổi lại. Vấn đề kiểm soát chất lượng ở nhiều dự án chưa chặt chẽ, công tác tiền kiểm còn nhiều hạn chế.
Thứ hai là do chất lượng công tác quy hoạch, chất lượng dự án, chất lượng thiết kế, giám sát, thi công đều có nhân tố làm thất thoát. Ví dụ làm cả con đường dài, chỉ khảo sát từng đoạn ngắn, đến khi làm thì gặp đoạn sình lầy, làm xong đường nhanh hỏng.
Thứ ba là thanh tra, kiểm tra chưa tốt. Thứ tư là chất lượng, phẩm chất cán bộ, công chức và những người đầu tư, xây dựng. Thứ năm là thiếu cơ chế để người dân giám sát, thiếu chế tài xử lý mạnh những sai phạm.
Tồn kho bất động sản rất lớn
“Thị trường bất động sản đang ở ngưỡng nguy hiểm, nếu xảy ra đổ vỡ sẽ gây nên hệ lụy rất lớn cho nền kinh tế, nhất là hệ thống ngân hàng. Bộ có giải pháp gì, nếu đổ vỡ xảy ra thì bộ trưởng có kịch bản như thế nào?” - đại biểu Nguyễn Anh Sơn (Nam Định) hỏi.
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho hay tồn kho bất động sản rất lớn. Nó không chỉ tồn kho theo số liệu mà nó có những tồn kho là sản phẩm dở dang, tức là đã có người mua góp tiền nhưng sản phẩm chưa xong, chủ đầu tư không đủ tiền tiếp tục…
“Thị trường đóng băng trước hết là do các dự án phát triển tự phát, phong trào, thiếu tuân thủ quy hoạch, kế hoạch. Dự án quá nhiều, vượt rất xa so với nhu cầu thực của xã hội, thị trường. Cơ cấu bất động sản bất hợp lý, vừa thừa ở bất động sản cao cấp, trung bình; thiếu ở sản phẩm cho người thu nhập thấp. Bất hợp lý nữa là phát triển dự án dựa trên vốn vay, vốn đóng góp của người mua nhà là chủ yếu. Vì vậy khi tín dụng thắt chặt, lãi suất tăng cao thì dự án không tiếp tục triển khai được” - ông Dũng phân tích.
Bộ trưởng Dũng cho biết: tính đến 30-8, không tính các dự án, sản phẩm dở dang nhưng đã có người góp vốn thì số lượng tồn căn hộ chung cư là hơn 16.000, nhà ở thấp tầng hơn 5.000 căn, đất nền hơn 1.624.000 m2, văn phòng trung tâm thương mại là hơn 24.000 m2, tổng giá trị tồn kho là hơn 40.000 tỉ đồng. Tồn kho chủ yếu ở Hà Nội và TP.HCM.
LÊ KIÊN
Gọi chất vấn về sai phạm ở TĐ Sông Đà là “câu hỏi khó”, Bộ trưởng Xây dựng để dành trả lời cuối buổi, sau đó “khất” xin mời đại biểu đến trụ sở Bộ sẽ cung cấp thêm thông tin và nhờ Tổng Thanh tra Chính phủ cùng “chia lửa”.
Phiên chất vấn Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng diễn ra ngắn gọn vào cuối buổi chiều nhưng có nhiều tiếng cười dưới hội trường và cũng nhận được nhiều câu bình luận, hỏi thêm của đại biểu. Ngồi ghế chủ tọa, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng không ít lần ngắt lời nhắc ông đi vào trọng tâm.
Có thông tin nhưng…
Sau phần trả lời đầu tiên chung chung về thất thoát xây dựng và giải băng bất động sản, phiên chất vấn của Bộ trưởng Xây dựng bắt đầu nóng lên với loạt câu hỏi về sai phạm ở TĐ Sông Đà.
Đầu năm nay, câu chuyện về sai phạm ở tập đoàn này được dư luận quan tâm, như đầu tư ngoài ngành vượt vốn điều lệ hàng ngàn tỉ đồng, mua sắm máy móc kém chất lượng gây lãng phí hàng chục tỉ đồng, quản lý vốn lỏng lẻo để cá nhân chiếm hưởng… Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã có kết luận và UB Kiểm tra Trung ương cũng vào cuộc làm rõ sai phạm.
ĐB Trần Minh Diệu đề nghị Bộ trưởng Dũng thông tin về việc xử lý sai phạm ở TĐ Sông Đà, đặc biệt trách nhiệm khi để xảy ra vi phạm tài chính hơn 10 nghìn tỷ đồng.
ĐB Lê Như Tiến: Còn bao nhiêu tổng công ty ngành xây dựng sai phạm tương tự TĐ Sông Đà?
ĐB Lê Như Tiến cũng hai lần nhắc đi nhắc lại con số thất thoát 10 nghìn 676 tỷ đồng, trách nhiệm xử lý, và hỏi thêm, liệu còn có bao nhiêu tổng công ty ngành xây dựng sai phạm tương tự.
Gọi đây là “câu hỏi khó”, Bộ trưởng Xây dựng xin “khất” trả lời sau cùng và nhẩn nha giải đáp các thắc mắc khác về gỡ băng bất động sản, tồn kho vật liệu xây dựng. Trước khi đi vào nội dung chính là TĐ Sông Đà, Bộ trưởng Dũng cũng tranh thủ nói luôn “về câu hỏi khó, xin nhờ Tổng TTCP phối hợp”.
Theo ông Dũng, UB Kiểm tra Trung ương đã có kết luận với từng tổ chức và cá nhân. Với Chủ tịch Tập đoàn Dương Khánh Toàn, UB kết luận là không kỷ luật.
“Qua kiểm tra, đánh giá vi phạm thì thấy không đến mức phải xử lý kỷ luật”, ông Dũng giải thích.
TTCP cũng đã lập đoàn thanh tra và kết luận về các sai phạm tại đây. Theo đó, “số tiền hơn 10 nghìn tỷ đồng là do có những vấn đề về nguyên tắc chứ không phải tiền  thất thoát. Số tiền này không phải đã mất đi mà là do vi phạm nguyên tắc”, ông Dũng nói.
Ngay lập tức dưới hội trường rộ lên những lời bàn tán râm ran.
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng liền nói thêm, Thanh tra đã kiến nghị Thủ tướng xử lý vi phạm các nội dung sau. Yêu cầu TĐ nộp lại ngân sách 30 tỷ đồng.
“Tôi mong muốn được TTCP nói rõ hơn vì Thanh tra trực tiếp làm việc này”, Bộ trưởng Dũng đề nghị.
Ông Dũng cho biết, với những việc Thủ tướng giao thì Bộ đã giao TĐ Sông Đà kiểm điểm xem xét các vi phạm. Nếu thấy vi phạm kỷ luật thì sẽ xử lý kỷ luật theo đúng quy định.
Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng “nhắc”, trong số DN xây dựng thì có bao nhiêu đơn vị vấp phải sai phạm như TĐ Sông Đà.
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho hay, “về câu hỏi của ĐB Lê Như Tiến, chúng tôi đã có thông tin nhưng để ở nhà, vậy xin mời đại biểu sang Bộ, chúng tôi sẽ báo cáo”.
Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng: Chúng tôi có thông tin nhưng để ở nhà, xin mời đại biểu sang Bộ, chúng tôi sẽ báo cáo
Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng nhắc “Bộ trưởng vẫn còn ngày mai để trả lời thêm”.
Thất thoát hơn 10 nghìn tỷ, nộp lại 30 tỷ
Ngay sau đó, Tổng TTCP Huỳnh Phong Tranh đứng lên nêu vắn tắt thông tin về TĐ Sông Đà.
Theo ông, sau đợt thanh tra đầu năm nay, cơ quan này đã gửi kết luận lên Thủ tướng, được Thủ tướng đồng ý. Tháng  9 vừa qua, TTCP đã đi kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra. Vi phạm tài chính ở đây lên tới 10 nghìn 676 tỷ đồng, gồm gần 50 khoản mục cụ thể, xoay quanh 5 nhóm chính.
Đó là sử dụng quỹ sắp xếp DN sai mục đích, không hạch toán vốn nhà nước khi cổ phần hóa, không tính dự phòng tổn thất, đầu tư ngoài ngành vượt vốn điều lệ và chậm nộp ngân sách 30 tỷ đồng.
Theo ông Tranh, TĐ Sông Đà sau khi nhận kết luận Thanh tra đã có phương án khắc phục sai phạm khoảng 5 nghìn tỷ. Hơn 5 nghìn tỷ còn lại hiện đang chờ ý kiến các bộ.
“Nhưng việc kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân thì chưa làm”, ông Tranh nói.
Phiên chất vấn của Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng còn tiếp tục vào sáng mai.
Sai sót chủ yếu ở công trình dân tự xây
Liên quan đến câu hỏi về tình trạng thất thoát trong xây dựng cơ bản, điển hình là vụ đổ tháp truyền hình ở Nam Định, Bộ trưởng Xây dựng khẳng định, thiệt hại sơ bộ ước tính khoảng 50 tỷ đồng. “Đây là tháp được mua từ nước ngoài về. Nhưng Bộ vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân tháp đổ. Chúng tôi đang chỉ đạo cơ quan chức năng của Nam Định làm rõ nguyên nhân, có thể do thiết kế tháp sai, do nhà thầu thi công lắp ráp chưa đúng quy định…”.
Cũng theo ông Trịnh Đình Dũng, những công trình sắp tới ngày càng có chất lượng tốt hơn.
“Sự cố xảy ra với công trình dân tự xây là chủ yếu. Còn với công trình bằng vốn nhà nước, vốn trọng điểm quốc gia thì ít có sự cố. Tất nhiên là có chuyện sai phạm như  ở cầu Cần Thơ, Thủy điện Sông Tranh, tháp truyền hình Nam Định nhưng không phải chiếm tỷ lệ lớn”, ông nói.

Không có nhận xét nào: