Pages

Thứ Bảy, 17 tháng 11, 2012

TQ 'không muốn Biển Đông che phủ Asean'



Thứ trưởng ngoại giao TQ Phó Oánh
Thứ trưởng Ngoại giao TQ Phó Oánh nói nước này không muốn vấn đề Biển Đông bị thổi phồng
Một quan chức ngoại giao Trung Quốc vừa nói với truyền thông quốc tế hôm thứ Bảy rằng hội nghị thượng đỉnh khu vực khai mạc ở Campuchia vào cuối tuần này không nên bị tranh chấp Biển Đông làm lu mờ trong lúc "tình hình đã được kiểm soát" và các quốc gia liên quan "có thể tự giải quyết" các khác biệt.
Theo Ben Blanchard của Reuters từ Bắc Kinh, việc Trung Quốc khẳng định chủ quyền ở các vùng biển vươn xa ở phía nam của mình cho tới khu vực phía đông của Đông Nam Á đã đặt nước này vào vị trí trực tiếp đối địch với Việt Nam và Philippines, trong khi Brunei, Đài Loan và Malaysia cũng tuyên bố chủ quyền bộ phận.


Tuy nhiên, Thứ trưởng Ngoại giao của Trung Quốc Phó Oánh nói cuộc tranh chấp hiện trong vòng kiểm soát ngay trước cuộc họp của các nhà lãnh đạo trong khu vực tại Campuchia với sự tham dự của Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo và Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Tất cả biến đây trở thành một điểm nóng lớn nhất về quân sự ở châu Á.
Bà Phó Oánh còn nói với các phóng viên rằng trái với ý kiến của nhiều nước, cuộc tranh chấp biển đảo ở khu vực đã không “nguy hiểm” hay “gây rối ren” như đã bị quan ngại:
“Trên thực tế, trong vài năm qua, Trung Quốc và các nước xung quanh Biển Đông đã kiểm soát thành công tranh chấp và không để cho nó gia tăng."

"Khu vực này có thể kiểm soát và đối phó các cuộc khủng hoảng qua đối thoại và đàm phán, đưa đến hòa bình và ổn định khu vực. Chỉ như vậy mới có thể có được phát triển kinh tế"
Thứ trưởng ngoại giao TQ Phó Oánh
Nữ thứ trường còn cho hay kinh nghiệm tránh xung đột quy mô lớn thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh của châu Á cho thấy rằng vấn đề Biển Đông có thể kiểm soát được.
"Khu vực này có thể kiểm soát và đối phó các cuộc khủng hoảng thông qua đối thoại và đàm phán, đưa đến hòa bình và ổn định trong khu vực.
“Chỉ với những điều kiện như vậy mới có thể có được phát triển kinh tế," bà nói.
'Ưa đàm phán riêng rẽ'
Trên thực tế, Trung Quốc đã phản đối nhiều đề xuất đàm phán đa phương về tranh chấp trên biển ở khu vực, và tỏ ra thích đàm phán về các tranh chấp với từng quốc gia riêng lẻ vốn có tuyên bố chủ quyền ít mạnh mẽ hơn.
Bắc Kinh cũng chỉ trích các nỗ lực can dự của Washington.
Bản đồ đường lưỡi bò
Trung Quốc vừa chống đa phương hóa đàm phán xung đột vừa vẫn đưa ra các yêu sách chủ quyền trên biển
Hệ quả là đã có chuyển biến mới trong khu vực khi mà Hoa Kỳ chuyển hướng chú ý về mặt quân sự và các nguồn lực trở lại châu Á, khẳng định mối quan hệ đồng minh lâu dài với Philippines và xích lại với quốc gia cựu thù Việt nam để có một lập trường cứng rắn hơn chống Trung Quốc.
Bà Phó Oánh nói trong vài năm qua có "hiện tượng" vấn đề Biển Đông bị "thổi phồng lên" cứ mỗi khi có một cuộc họp khu vực hoặc quốc tế liên quan đến Trung Quốc và các nước láng giềng trong khối 10 quốc gia Đông Nam Á - Asean.
"Làm tan vỡ bầu không khí hòa bình theo cách này đem lại cho mọi người một ấn tượng sai lầm," nữ Thứ trưởng Trung Quốc nói.

"Nếu bạn muốn giúp đỡ, thì xin làm điều đó một cách tích cực, chứ không nên can thiệp hay kích động"
Thứ trưởng Ngoại giao TQ Phó Oánh
Còn nhớ, các cuộc tranh cãi chưa từng có về biển đảo trên Biển Đông gần đây đã làm cho hội nghị thượng đỉnh của Asean vào tháng Bảy không thể ra thông cáo chung, một sự cố lần đầu tiên xảy ra trong lịch sử 45 năm của khối này.
Nhưng bà Phó Oánh nói: “ Giải quyết tranh chấp vẫn còn chờ các cuộc đàm phán giữa các nước trực tiếp liên quan.
“Trung Quốc và Asean tự tin có thể duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Nam Trung Hoa và chúng tôi đã chứng minh rằng chúng tôi có thể làm được điều này,"
"Chúng tôi cũng hy vọng rằng các nước ở ngoài khu vực này, nói cách khác là các nước không phải là Trung Quốc hay các quốc gia thành viên Asean, có thể đặt niềm tin vào chúng tôi.
“Và nếu bạn muốn giúp đỡ, thì xin làm điều đó một cách tích cực, chứ không nên can thiệp hay kích động," quan chức ngoại giao Trung Quốc nói.

Không có nhận xét nào: