“Lúc đăng ký thì Việt Nam đã tính toán hoàn toàn có thể làm được nhưng đến bây giờ thình lình có những thay đổi nên cũng đang tính lại,” ông nói.
Trường hợp Việt Nam thấy không thể tiếp tục và xin rút thì các nước châu Á cũng sẽ ‘thông cảm, chấp nhận thôi,’ ông nói.
Tuy nhiên ông cũng nói là ‘đang làm mà lại thôi tất nhiên cũng có ảnh hưởng nhất định nhưng không có gì lớn".
“Cái này không phải quan hệ song phương, đa phương gì,” ông nói và cho biết trước đây cũng đã từng có nước đăng cai rồi xin hủy như Singapore.
“Khi bất khả kháng thì cũng có thể đề nghị xin rút.”
“Nếu Việt Nam tổ chức tốt thì có lợi ích nhất định qua đó để tuyên truyền quảng bá về đất nước, con người để khu vực (châu Á) quan tâm hơn, tăng cường giao lưu văn hóa, nghệ thuật, thể thao, tăng cường du lịch,” ông nói thêm.
"“Tôi nghĩ chính phủ đã đăng cai thì sẽ cố gắng khắc phục khó khăn,” ông nói, “Nếu làm được thì rất tốt.”"
Cựu Thứ trưởng Ngoại giao Lê Công Phụng
“Tôi nghĩ chính phủ đã đăng cai thì sẽ cố gắng khắc phục khó khăn,” ông nói, “Nếu làm được thì rất tốt.”
Trước đó, trong phiên họp giải trình với Chính phủ về Asiad hôm 29/3, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam được báo chí trong nước dẫn lời yêu cầu các cơ quan có liên quan phải tính toán ‘trên cơ sở tiết kiệm nhất’.
“Phó thủ tướng yêu cầu sử dụng tối đa công trình hiện có, cần thiết thì sửa chữa, cải tạo nâng cấp chứ không xây mới. Công trình nào Việt Nam chưa có thì mới cần xây dựng. Ngoài ra, Việt Nam cần tranh thủ nguồn lực xã hội hoá trong và ngoài nước,” ông Vương Bích Thắng, tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục Thể thao, được VnExpress dẫn lời nói.
Việt Nam dự kiến số tiền bỏ ra để tổ chức kỳ Á vận hội này là 150 triệu Mỹ kim.
Quyết định cuối cùng về việc có tổ chức Asiad hay không hiện vẫn đang bỏ ngỏ, báo chí trong nước cho biết.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét