Pages

Chủ Nhật, 6 tháng 4, 2014

LÃNH ĐẠO THÀNH CÔNG HAY THẤT BẠI ?

VRNs ( 05.04.2014) – Sài Gòn-  Gần đây, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tỏ ra khiêm tốn nhìn nhận rằng những thành quả mà ông đã được trong thời gian qua chỉ ở mức trung bình, tức là chỉ hoàn thành nhiệm vụ được Đảng giao. Xem ra ông thủ tướng đã tỏ ra khiêm tốn nhìn nhận như thế, bởi vì ông được các tổ chức Đảng khen ngợi quá sức về những thành quả lớn lao mà ông đạt được. Mặt dù trước đó không lâu, trong một cuộc phê và tự phê, ông thủ tướng của chúng ta suýt bị cho ra rìa vì sai sót và yếu kém trong lãnh đạo đã đẩy kinh tế đất nước vào tình trạng khó khăn. Thế là một vị đại biểu quốc hội đã nói đến một thứ văn hóa từ chức, để đánh thức lòng tự trọng còn sót lại của ông, nhưng ông thủ tướng đã phát biểu một cách hùng hồn: “Chịu sự lãnh đạo quản lý trực tiếp của Đảng trong 51 năm qua đó tôi không có xin với Đảng cho tôi làm, cho tôi đảm nhiệm một chức vụ này hay một chức vụ khác.Và mặt khác thì tôi cũng không có từ chối, không có thoái thác bất cứ nhiệm vụ gì mà Đảng, Nhà nước giao phó cho tôi.”

Trả lời như thế, phải chăng thủ tướng muốn nói rằng, tất cả những chức vụ mà ông đảm nhiệm là do Đảng giao, chứ không phải do nhân dân tín nhiệm bầu cử, do đó thành công hay thất bại gì chẳng sao; đất nước thế nào và đời sống của người dân ra sao cũng mặc kệ.
Bây giờ ông được Đảng khen, vì đã hoàn thành nhiệm vụ Đảng giao một cách xuất sắc. Chúng ta không biết tài lãnh đạo của thủ tướngViệt Nam xuất sắc tới mức nào, mà để mỗi công dân phải gánh số nợ công tới  859.28 USD tương đương 18 triệu đồng nợ công (Số liệu dựa theo báo Đất Việt http://www.baodatviet.vn/kinh-te/tai-chinh/)
Thử hỏi, nếu chỉ lo hoàn thành nhiệm vụ Đảng giao thôi,còn lợi ích hay đời sống của người dân thì chăng màng tới, mà bảo là chính quyền“do dân vì dân”sao?
Để có được nhận xét xác thực, cũng như sự đánh giá chính xác, thiết nghĩ cần phải có những thống kê từ những tổ chức để với những con số cụ thể về kinh tế, và tất cả các ngành khác để thấy được, ông thủ tướng đã thành công tới mức nào mà trong năm qua hàng ngàn doanh nghiệp đã phải chết một cách êm dịu. Còn đời sống của người người dân thì ôi thôi đi đâu cũng nghe người ta than thở; đặc biệt là đời sống của những người nông dân nào là lúa không bán được, mặc dù đã có hợp đồng thế là ‘nước mắt bên vựa lúa’; nào là ‘dưa hấu ùn ứ, nhân dân khóc ròng’; người trông hoa, thì cắt cho bò ăn. Vậy mà vẫn có đỡ hơn còn những người trồng rau phải bán giá rẻ mạt; cà chua, bắp cải ở Đà Lạt phải đổ bỏ hàng tấn …
Trong khi đó ngành điện rụt rịt tăng giá; xăng dầu tăng giá, phân bón, thuốc trừ xâu tăng giá…thử hỏi việc tăng giá này ai là người phải gánh chịu, nếu chẳng phải là người dân hay Đảng?
Nhìn vào bối cảnh xã hội hiện nay, chúng ta thấy có nhiều người không hài lòng, thậm chí bất bình với cách lối điều hành của nhà nước. Cụ thể, có nhiều người đòi đền bù thỏa đáng đất biểu tình ở khắp nơi; nào là những người dân tộc kéo ra Hà Nội biểu tình vì sự can thiệp của chính quyền vào văn hóa, tôn giáo của họ; Nào là những người phật giáo hòa hảo ra Hà Nội biểu tình đòi rồi tôn trọng quyền tự do tôn giáo của họ; nào là những người Công giáo ở một số nơi biểu tình đòi trả đất của Giáo hội bị nhà nước trưng dụng trái phép; nào là công nhân đây đó biểu tình để đòi tăng lương hoặc đòi những quyền lợi căn bản của họ. Sự bất bình của họ cho thấy nhà nước do Đảng CS VN lãnh đạo đã đi ngược lại quyền lợi của người dân.
Là một công dân Việt nam, tôi không mong gì hơn nước ta có một vị lãnh đạo tương lai có khả năng để đưa đất nước đi lên về mọi mặt. Một xã hội thực sự công bằng, dân chủ để mọi người có thể góp công, góp sức xây dựng và phát triển đất nước.
Riêng về việc lượng giá sự thành công hay thất bại của thủ tướng nước ta. Tốt nhất hãy dựa vào những con số thống kê cụ thể và hãy có một cuộc điều tra để lấy ý kiến của người dân, để xem họ có hài lòng về cách lối mà thủ tướng điều hành không, và xem họ lượng giá về công việc điều hành của ông?
Vominh

Không có nhận xét nào: