Pages

Thứ Hai, 7 tháng 4, 2014

Sinh viên sẽ rời Nghị viện Đài Loan?

Phong trào đấu tranh 'Hoa Hướng dương' của sinh viên Đài Loan đã sang tuần thứ tư
Cuộc biểu tình 'Hoa Hướng dương' của sinh viên phản đối hiệp định thương mại với Trung Quốc vẫn tiếp tục ở Đài Bắc sau nhiều tuần giằng co với chính quyền và cảnh sát.
Cho đến sáng 7/4/2014, tại trụ sở Nghị viện ở Đài Bắc, các lãnh đạo sinh viên vẫn tiếp tục không khoan nhượng trước sức ép từ chính quyền Quốc Dân đảng.


Theo các tin từ báo Hong Kong, ông Vương đồng ý rằng chính quyền sẽ phải thông qua luật giám sát việc thực hành thỏa thuận thương mại với Bắc Kinh trước khi đi vào đánh giá chính thỏa thuận này.
Nhưng cũng có tin nói ban lãnh đạo sinh viên đang xem xét khả năng chấm dứt cuộc biểu tình chiếm trụ sở nghị viện sau khi nhận được lời hứa của Chủ tịch Hạ viện, ông Vương Kim Bình đồng ý với yêu sách của nhóm biểu tình.
Trước đó, giới đấu tranh yêu cầu xóa bỏ hoàn toàn thỏa thuận với Trung Quốc, điều bị chính quyền bác bỏ vì cho rằng một thỏa thuận tăng giao lưu thương mại sẽ giúp Đài Loan nâng sức cạnh tranh.
Tuy nhiên, theo phóng viên BBC Cindy Sui từ Đài Bắc, ông Vương Kim Bình "bị lãnh đạo Quốc Dân đảng coi là không còn đáng tín nhiệm" vì hành xử không được Ban lãnh đạo đảng ủng hộ.
Bản thân từng là Phó Chủ tịch Quốc Dân đảng, ông "bị coi gần như là người của phe đối lập", theo phóng viên BBC.
Cùng lúc, Tổng thống Mã Anh Cửu tiếp tục kêu gọi các dân biểu "thông qua thỏa thuận thương mại" với Trung Quốc càng sớm càng tốt, theo Cindy Sui của BBC.
Vấn đề là, theo các nhà quan sát, số sinh viên và người biểu tình gồm giới luật sư đối lập, các nhà vận động xã hội, vẫn đang có mặt trong trụ sở Hạ viện, khiến việc tập hợp các dân biểu để làm bất cứ chuyện gì là không thể được.

Chia rẽ và lo ngại

Chủ tịch Hạ viện Vương Kim Bình có vẻ hòa hoãn với sinh viên
Giới quan sát cũng đánh giá rằng phong trào đấu tranh "Hoa Hướng dương' của giới trẻ Đài Loan cho thấy sự chia sẽ sâu sắc của xã hội đảo quốc.
Theo Reuters, các sự kiện này phản ánh lo ngại sâu sắc trong dân chúng Đài Loan về tốc độ của quá trình tiến lại gần với Trung Quốc mà Tổng thống Mã Anh Cửu cổ vũ.
Theo bà Long Ứng Thai, một giám đốc thuộc Bộ Văn hóa Đài Loan thì:
"Vấn đề không phải là kinh tế, mà sâu xa hơn thế,"
"Mở cửa Đài Loan cho đầu tư của Trung Quốc vào các ngành như in ấn, quảng cáo, phim ảnh đang gây ra chia rẽ lớn ở Đài Loan," bà nói.
Các lĩnh vực này liên quan đến văn hóa và các giá trị nên có liên hệ chặt đến bản sắc."
Bắt đầu từ hôm 18/3, cuộc đấu tranh của sinh viên Đài Loan dưới sự lãnh đạo của Lâm Phi Phàm đòi xem lại thỏa thuận với Trung Quốc vì "không dân chủ, ký kết cửa sau".
Cho đến 31/3, phong trào này thu hút 100 nghìn người xuống đường ủng hộ, theo hãng tin Bloomberg.
Cuộc xuống đường 'Hoa Hướng dương' làm bộc lộ lo ngại về̉ tác động của Trung Quốc ở Đài Loan cũng đang khiến giới quan sát đặt câu hỏi có hay chưa một 'Mùa Xuân châu Á' (Asian Spring) nhất là khi tại Hong Kong cũng có phong trào Chiếm khu Trung tâm tài chính 'Occupy Central'.
Sinh viên Đài Loan đang tạo ra 'Mùa Xuân châu Á'?

Không có nhận xét nào: