Pages

Thứ Ba, 8 tháng 11, 2011

Giữa gọng kềm lòng dân, vận nước

Thủ tướng Hy lạp bàn luận với Thủ tướng Đứ
c và Tổng thống Pháp tại Paris
AFP photo
Việt-Long- RFA
2011-11-08
Chính phủ sắp tới tại Hy Lạp có thể có thành phần là chuyên viên giống như ở một số nước châu Âu, là những nội các có thành tich khá tốt. Họ từng thúc đẩy đất nước tiến qua đổi mới, một tiến trình khó khăn nhưng cần thiết. Hy lạp liệu có thực hiện được không?
Giới chuyên môn cho rằng những thành phần thư lại cũ lên cầm quyền, hay những nhà chính trị quen tạo chính sách mà trở nên người cầm quyền, cũng có cơ hội thành công rất lớn một khi họ được toàn dân ủng hộ trong những việc cần làm, dù chỉ là một sự đồng lòng có mang đôi chút miễn cưỡng. Ở Hy lạp hiện nay lại không có mấy dấu hiệu về sự đồng lòng để đi đến thành công như vậy.


Chịu mất lòng dân?
Thủ tướng Papandreou tuyên bố huỷ bỏ trưng cầu dân ý- AFP photo
- Thủ tướng Papandreou tuyên bố huỷ bỏ trưng cầu dân ý- AFP photo

Các chính trị gia Hy Lạp có vẻ như muốn chọn Phó Thống Đốc Ngân hàng trung ương châu Âu Lucas Papademos để thay Thủ tướng George Papandreou lãnh đạo một chính phủ đoàn kết quốc gia.
Ông Papademos sẽ thừa kế một nhiệm vụ đầy chông gai mà không mấy ai bày tỏ lòng biết ơn. Ông phải đẩy mạnh những biện pháp kiệm ước cứng rắn theo điều kiện của 27 nước châu Âu để Hy lạp được nhận gói tài trợ cứu nguy 130 tỉ euro, tương đương 170 tỉ đô la. Cắt giảm công chi, tư hữu hoá khu vực công, cho nhân viên nhà nước nghỉ việc, là một số trong những điều gây mất lòng dân nhưng không thể không làm.
Vị thủ tướng mới nào cũng phải làm việc với một hệ thống chính trị vô hiệu nặng nề, trong sự phẫn nộ của dân ngày càng gia tăng. Giám đốc Ian Bremmer của “Nhóm tham khảo về rủi ro chính trị Á Âu”- Eurasia Group- viết rằng:
Đây chỉ là một giai đoạn điểu chỉnh ngắn ngủi cho xứ Hy Lạp. Chính phủ mới có một sứ mạng lâm thời trong khi cuộc bầu cử sắp đến vào tháng 2 hay tháng 3. Nhưng một chính phủ liên minh lâu dài sau này cũng khó tỏ ra tài giỏi trong việc thi hành một chính sách khắc khổ về ngân sách và tài chính quốc gia do các cơ chế của châu Âu và những quốc gia chủ chốt của châu Âu bó buộc. Thêm vào đó, quan niệm của Hy lạp về thời biểu thi hành những kế hoạch kinh tế-tài chính cũng khác xa với quan niệm của châu Âu”
Trong khi đó, tại Ý, Thủ tướng Berlusconi được gọi là cũng đang “vướng thòng lọng”. Giới quan sát cho rằng nước Ý cũng phải tiến tới một chính phủ chuyên viên như hồi thập niên 1990 và đầu thập niên 2000 dưới thời các thủ tướng Lamberto Dini, Massimo D’Alema và một số nhân vật khác.
Những chính phủ này được nhớ đến như những chế độ làm việc có hiệu quả hơn, có khả năng thực hiện đổi mới. Ở Trung Âu và Đông Âu, các chính phủ chuyên viên do những nhân vật thư lại cũ lãnh đạo cũng từng giúp đất nước họ hồi phục sau những thời kỳ khủng hoảng.
Có thể xảy tới ngoài dự kiến, một số nền hành chánh này được công chúng ủng hộ nhiều hơn là những chính phủ chiều chuộng lòng dân để tranh cử thường miễn cưỡng trước những biện pháp cứng rắn để đổi mới. Giới phân tích nhận xét chính phủ chuyên viên của Cộng Hoà Tiệp trong hai năm 2009-2010 đã là một trong những chế độ được ưa chuộng nhất dù lịch sử ngắn ngủi của nó.

Thách đố cho tân Thủ tướng

Đến hôm nay ông Lucas Papademos vẫn là ứng viên hàng đầu cho chức vụ Thủ tướng Hy Lạp, dù cựu thanh tra EU Nikiforos Diamandouros và đại diện Hy Lạp tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế Panagiotis Roumeliotis cũng là những ứng viên có triển vọng
Nếu làm Thủ tướng Hy lạp, ông Lucas Papademos sẽ gặp sự thách đố khó khăn là phải chuyển đổi thái độ chính trị của người Hy Lạp sao cho họ coi những biện pháp khắc khổ thêm nữa là điều cần thiết, không phải là bất công, trong khi phải giữ cho cả hai đảng chính trị trong chính phủ liên hiệp không đánh ván bài chính trị tai hại, là mị dân và chống khắc khổ. Mỗi đảng này sẽ có một phó thủ tướng trong chính phủ, và đó cũng là một khó khăn của tân Thủ tướng.
Chính phủ mới của Hy lạp, dù ai làm thủ tướng, sẽ phải đối đầu với tình trạng bất ổn vì biểu tình chống đối. Người dân xứ này sẽ càng giận dữ hơn trươc những đòi hỏi của “tam đầu chế” tài chính của châu Âu: IMF, EU, và ECB, tức Ngân hàng Trung ương châu Âu.
Hoàn cảnh này sẽ đặt chính phủ trước mắt người dân với vấn đề tính cách chính đáng của chính phủ, ở Hy Lạp cũng như ở Ý, tuy rằng tình hình đó tại Ý có thể nhẹ hơn. Đó là ý kiến của ông Pepe Eager, giám đốc tổ chức tham vấn về rủi ro chính trị của Đông Ấu mang tên Exclusive Analysis. Ông cho rằng những nhà chuyên môn của chính phủ mới sẽ bị coi là thực hiện một sứ mạng đáng chê trách, đó là chỉ biết thi hành những gì do “tam đầu chế” kia chỉ đạo.
Có ý kiến hy vọng rằng trong khí thế đoàn kết để vượt khó khăn, đảng PASOK của cựu Thủ tướng Papandreou và đảng Tân Dân Chủ đối lập sẽ cùng nhau “nhúng tay vào máu” và cùng chia sẻ trách nhiệm trước nhân dân. Tuy nhiên giới phân tích cũng cho rằng hai đảng có thể vẫn tranh giành lợi thế với nhau, và khi đến lúc bầu cử, những đảng nhỏ khác sẽ chiếm được lá phiếu ủng hộ.
Một nhà phân tích của Tổ chức Cung cấp Thông tin Kinh tế Thương mại IHS, bộ phận châu Âu, bà Blanka Kolesnilova,cho rằng mọi chú ý đều dồn về cuộc tuyển cử sắp tới, khoảng tháng 2 tháng 3 năm 2012, và không chắc cử tri Hy lạp sẽ coi những biện pháp được thoả thuận với châu Âu vừa rồi là chính đáng.

Làm sao bắc được nhịp cầu?
Tổng thống Hoa Kỳ và Tổng thống Pháp tại hội nghị G-20-AFP photo
Tổng thống Hoa Kỳ và Tổng thống Pháp tại hội nghị G-20-AFP photo

Bà Kolesnilova nói cả hai đàng PASOK lẫn Tân Dân chủ đều bị chê bai vào lúc này, và thời gian hai ba tháng quá ít để có thể thay đổi tình trạng đó. Vì thế cuộc tuyển cử có thể sẽ không dứt khoát chọn được một người lãnh đạo, rồi thì Hy lạp sẽ lâm vào tình trạng bất ổn tệ hại hơn. Tình huống đó có thể khiến nhiều kẻ đi vào hành động quá khích, vô chính phủ, không những trong biểu tình mà còn cả hành động ném chất nổ hay gửi bom thư.
Tình trạng Hy lạp trái ngược với tình trạng ở Trung Âu và Đông Âu sau khi chủ nghĩa Cộng Sản phá sản, cũng như vào lúc cơn khủng hoảng tài chính 2008 làm rung động thế giới.
Trong những thời kỳ đó nhiều chính phủ ở khu vực này đã sụp đổ, nhưng mọi người đều đồng thuận rằng người lãnh đạo phải làm mọi điều cần thiết để giữ được gói viện trợ của IMF và còn được đứng trong Liên Hiệp châu Âu. Sự bất ổn xảy ra ở mức độ ít ỏi đáng ngạc nhiên, và tình trạng ổn định chính trị và tài chính đã trở lại thật nhanh chóng.
Hy lạp và Italy khác hẳn. Phải chăng vì người dân Tây Âu đã quen được nuông chiều hơn, trong khi người dân từng sống trong các chế độ Cộng Sản Trung Âu và Đông Âu đã quen chịu đựng và tuân hành chính sách của chính phủ? Dân Hy lạp kéo nhau xuống đường bạo động để phản đối mọi giải pháp cứu nguy cho nước họ đến từ bất cứ nơi nào. Chính sách mị dân của chính phủ xứ này thể hiện qua ý kiến của cựu Thủ tướng Papandreou đòi trưng cầu dân ý để gói cứu trợ và chính sách khắc khổ sẽ bị dân tẩy chay! Sau cùng ông Papandreou phải huỷ bỏ cuộc trưng cầu dân ý dưới áp lực của châu Âu và giới chính trị trong nước.
Bây giờ nhiệm vụ của chính phủ mới, dù là chính phủ chuyên viên hay chính trị, sẽ khó khăn vô kể, để bắc được nhịp cầu giữa thái độ chống đối của dân với sự đồng lòng cảm thông của họ cho chính sách kiệm ước bằng những biện pháp khắc khổ, một chính sách không thể không thực hiện.

Không có nhận xét nào: