Pages

Thứ Tư, 7 tháng 12, 2011

ASEAN NỖ LỰC CAN DỰ VỚI CON RỒNG TRUNG QUỐC

TTXVN (Niu Đêli 29/11)
Trong bài viết trên tạp chí “Political Events” số ra ngày 24/11, ông M.I. Khan, Tổng biên tập tạp chí này cho rằng tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 6 của các thành viên ASEAN và các đối tác đối thoại của khối này kết thúc ngày 19/11 tại Bali (Inđônêxia), các nước ASEAN đã cố gắng can dự với con rồng Trung Quốc. Vì lý do này, các chủ đề thảo luận chính tại hội nghị về tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực ưu tiên như: sự kết nối, tài chính, năng lượng, giáo dục, quản lý các căn bệnh xã hội và thảm hoạ đã bị chìm đi bởi các nước trong khu vực muốn kéo Trung Quốc vào cuộc đối thoại nghiêm túc về các lo ngại an ninh của họ nảy sinh từ các hành động quyết đoán mới mà Bắc Kinh đơn phương thể hiện trong các tranh cãi về lãnh thổ ở Biển Đông.

Oasinhtơn và Niu Đêli được xem có vai trò trong vịêc ủng hộ các nước nhỏ hơn của ASEAN, và Mỹ đã chính thức tuyên bố sẽ chú ý trở lại khu vực này sau gần 20 năm hầu như xao nhãng. Các nhà quan sát nhận xét rằng Ấn Độ cũng đang định hướng lại “Chính sách hướng Đông” của mình nhằm “can dự tích cực với phương Đông”.

Tại hội nghị trên, ASEAN thoạt đầu được xem như một nhóm nước được tập hợp với mục tiêu khắc phục các khác biệt và rào cản trong lĩnh vực kinh tế và bảo đảm cho sự hợp tác sâu rộng hơn ở khu vực có tốc độ tăng trưởng nhanh đã bị quấn hút vào việc thảo luận về những lo ngại an ninh của một số nước thành viên của khối. Khu vực này đang phải đương đầu với một loạt vấn đề từ chương trình hạt nhân của Bắc Tiều Tiên tới việc Trung Quốc phát triển tên lửa đạn đạo tầm xa chống tàu chiến, đe dọa quyền tự do hàng hải ở vùng biển quốc tế cùng với việc Bắc Kinh đơn phương nhận chủ quyền đối với hầu như toàn bộ Biển Đông; và điều đặc biệt lo ngại đối với Niu Đêli là việc Trung Quốc phản đối Ấn Độ tham gia thăm dò dầu khí tại vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam. Thực tế là việc Ấn Độ tăng cường hợp tác với Việt Nam, dù là trong lĩnh vực quốc phòng hay việc Việt Nam cho phép các tàu chiến Ấn Độ tới thăm các hải cảng của nước này hoặc hợp tác thăm dò dầu khí đều làm cho Trung Quốc khó chịu, và là một trong những nguyên nhân gây căng thẳng giữa hai nước lớn ở châu Á này ngay sau khi Hội nghị kết thúc.
Mỹ khẳng định trở lại khu vực Đông Nam Á
Trong khi Ấn Độ tìm cách hạ thấp mỗi lo ngại của Trung Quốc về sự can dự của nước này với Việt Nam có tính chất thương mại thuần túy, không nhằm bất kỳ mục tiêu chính` trị nào, và ủng hộ tìm kiếm giải pháp cho tất cả các tranh chấp về tự do hàng hải tại các vùng biển quốc tế trên cơ sở đa phương, thì Mỹ với sự ủng hộ của các đồng minh ở khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ôxtrâylia đã khẳng định tại hội nghị rằng với tư cách một cường quốc tại châu Á – Thái Bình Dương, sẽ tăng cường có mặt tại Đông Nam Á, khu vực họ đã xao nhãng gần hai thập kỷ do tập trung vào các sự kiện ở khu vực Tây Á. Mỹ đã đưa ra tín hiệu sẽ tăng cường sự có mặt của lực lượng nước này tại khu vực và hoan nghênh các bước đi gần đây của Mianma hướng tới dân chủ, bằng cách đó mở rộng sự can dự về ngoại giao với đất nước, nơi chính quyền độc tài quân sự vẫn chủ yếu dựa vào sự ủng hộ của Trung Quốc.
Nhà bình luận chính trị nổi tiếng Ấn Độ S.Sihal singh cho rằng sau khi tiêu tốn hàng nghàn tỷ USD vào cuộc chiến tranh Ápganixtan và Irắc, Mỹ đang trở lại khu vực Đông Nam Á để lấy lại vị thế mà họ để tuột mất trong thời gian cầm quyền của Tổng thống Bush. Oasinhtơn dường như đã từ bỏ lập trường trước đây của chính quyền Bill Clinton và sau này thậm chí của ông Barack Obama – để cho Trung Quốc vai trò “giám sát” ở Nam Á. Theo chính sách của Mỹ hiện nay, với địa vị cường quốc quân sự số một trên thế giới, Mỹ có bổn phận bảo đảm an ninh cho các nước nhỏ láng giềng của Trung Quốc. Ấn Độ cũng chia sẻ quan điểm tương tự.
Mặt khác, Trung Quốc lại cho rằng các tranh cãi về lãnh thổ của họ với các nước láng giềng cần phải giải quyết trên cơ sở song phương và cảnh báo “các nước bên ngoài’’ khu vực chớ can thiệp vào các tranh chấp trong khu vực này. Khó sử trước tranh chấp giữa những nước bạn bè ở ku vực, Nga tiếp tục giữ vị trí khiêm tốn tại Hội nghị bằng cách chỉ cử Ngoại trưởng Lavrov tới dự, song vẫn giứ lại cho mình một số lợi thế nhằm có thể đóng bất kỳ một vai trò trung gian nào trong tương lai.
Các lo ngại của Bắc Kinh liên quan tới động thái mà họ cho rằng các nước láng giềng nhỏ hơn đang tập hợp cùng với Oasinhtơn chống lại họ. Mỹ hiện có 28.000 quân đóng tại Hàn Quốc và 50.000 lính đồn trú tại Nhật Bản, và hiện đề xuất 2.500 quân tại Darwin của Ôxtrâylia vào năm 2016 theo thỏa thuận gần đây giữa hai nước, và bằng cách đó tăng cường sự có mặt về quân sự tại khu vực. Căn cứ Darwin sẽ tạo lợi thế cho quân Mỹ nhanh chóng triển khai lực lượng một khi Mỹ muốn can thiệp vào khu vực Đông Nam Á.
Tuyên bố về các quy tắc cơ bản và nguyên tắc chung
Tầm quan trọng của các mối lo ngại được nêu ra tại Hội nghị thể hiện ở sự kiện Hội nghị đã thông qua một tuyên bố riêng mang tên “Tuyên bố cấp cao Đông Á về các quy tắc cơ bản và nguyen tắc chung”, nhằm giúp giải quyết các bất đồng và tìm kiếm các giải pháp cho các vấn đề gây nhiều tranh cãi dường như sẽ nổi lên trong thời gian tới bởi các diễn giải và nhận thức khác nhau giữa các nước thành viên. Một động thái đáng được hoan nghênh là tất cả các nước tham gia đã đồng ý hành động dưới ánh sáng của các nguyên tắc trong nội dung tuyên bố, trong đó viện dẫn nhiều văn kiện đã được LHQ và nhiều tổ chức quốc tế và khu vực, trong đó có ASEAN chấp nhận, và đã được các nước thành viên ký trước đây, tạo điều kiện dễ dàng hơn cho việc đối phó với những thách thức nổi lên.
Lập trường không đối đầu của Trung Quốc

Đối mặt với các chỉ trích từ các nước láng giềng liên quan đến các tranh cãi lãnh thổ và hàng hải, Trung Quốc đã giữ thái độ hợp lý tại Hội nghị và đã kiềm chế thể hiện lập trường đối đầu như một số nhà quan sát chính trị trước đó lo ngại nước này có thể bộc lộ. Trong bất kỳ cuộc gặp nào với Thủ Tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo bên lề hội nghị, Tổng thống Mỹ Obama, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh và lãnh đạo các nước ASEAN đều nêu vấn đề liên quan đến Biển Đông. Tuy nhiên, đồng thời các nhà lãnh đạo này cũng bày tỏ mong muốn tiếp tục sự can dự của sâu sắc về kinh tế với Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Kinh tế Trung Quốc đang được điều chỉnh phù hợp với xu hướng suy giảm ở các nền kinh tế phát triển, nơi phần lớn lượng hàng xuất khẩu của Trung Quốc bị ảnh hưởng nên các nước này hiểu rằng họ không nên chọc tức Bắc Kinh.
Chiến lược của Mỹ
Chiến lược mà Mỹ và các nước đồng minh thực hiện là không thể hiện bất kỳ hành động công khai nào tỏ ra kiềm chế hoặc đối đầu với một nước Trung Quốc cứng rắn, và họ sẽ định hình lại sự can dự kinh tế của mình để giúp loại trừ tầm quan trọng của Trung Quốc. Các nước này sẽ chuyển hoạt động chế tạo từ Trung Quốc tới các nước ASEAN hiện phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu khối lượng lớn các thiết bị phụ tùng của họ tới Trung Quốc để rồi sau đó trải qua các công đoạn làm tăng giá trị lại được Trung Quốc xuất khẩu tới các nền kinh tế phát triển. Hơn nữa khu vực chế tạo đang có dấu hiệu phục hồi tại Mỹ và châu Âu. Do đang trong giai đoạn suy thoái kinh tế kéo dài, Mỹ và châu Âu đang điều chỉnh lại nền kinh tế và bằng cách xác định những đối tác mới trong ASEAN, họ hy vọng xây dựng mối quan hệ kinh tế lâu dài mang tính tổng thể sẽ không chỉ giúp họ khắc phục tình trạng suy thoái hiện nay, mà còn ngăn chặn khả năng ngăn chặn vòng suy thoái khác trong tương lai.
Mỹ cho rằng họ sẽ phải mất ít nhất một hoặc hai thập kỷ nữa mới có thể lấy lại được mức độ chi phối kinh tế của nước này cách đây 10 năm, trước khi Tổng thống Bush phát động các cuộc chiến tranh ở Ápganixtan và Irắc vốn đã tiêu tốn của Mỹ hàng nghìn tỷ USD mà không mang lại bất kỳ lợi ích nào.
Trong giới hoạch định chính sách của Mỹ người ta càng ngày càng tin rằng Oasinhtơn sẽ buộc phải hợp tác với các đồng minh và đối tác cũ trong phát triển kinh tế – chính sách được Tổng thống Obama ủng hộ trong thời gian ông vận động bầu cử nhưng sau đó đã từ bỏ do áp lực từ các lĩnh vực khác.
Không có động thái dồn ép Trung Quốc
Tại hội nghị, Mỹ, Ấn Độ hoặc các nước ASEAN đã không hề có bất kỳ động thái nào nhằm dồn ép Trung Quốc hay tập trung vào bất kỳ vấn đề nào có thể gây phản ứng mạnh từ Trung Quốc. Mục tiêu là can dự chứ không phải là cắt đứt sự can dự. Hiểu rõ tầm quan trọng của Trung Quốc trong trật tự kinh tế quốc tế hiện nay và sức mạnh quân sự của họ ở khu vực, tất cả các nước đều tìm kiếm sự hợp tác và mở rộng hợp tác kinh tế mà họ cảm thấy có thể đóng vai trò răn đe thích hợp nhằm ngăn chặn xung đột. Nếu Mỹ phụ thuộc lớn vào đầu tư của Trung Quốc, thì các nước ASEAN, Nhật Bản, và Hàn Quốc có kim ngạch thương mại với Trung Quốc lên tới cả nghìn tỷ USD mỗi năm sẽ không sẵn sàng từ bỏ lợi ích kinh tế của các nước này ngay cả khi các mối lo ngại an ninh của họ chưa được quan tâm. Tương tự như vậy là lập trường của Ấn Độ, nước hiện có kim ngạch mậu dịch với Trung Quốc lên tới 60 tỷ USD trong năm 2010. Ấn Độ có tranh chấp lãnh thổ kéo dài và dường như không thể giải quyết được với Trung Quốc, trong khi những căng thẳng mới giữa hai bên tiếp tục nảy sinh, tuy nhiên quan hệ thương mại Ấn – Trung tiếp tục phát triển mạnh mẽ.
Thay đổi trong chính sách của Ôxtrâylia
Các nhà quan sát chính trị nhận thấy Mỹ đang thay đổi cách quan hệ với các nước ASEAN. Mỹ đang cố gắng xây dựng một thị trường thay thế ở Ấn Độ để tiêu thụ các sản phẩm của họ và phát triển liên minh chiến lược với Niu Đêli trong các vấn đề an ninh, tuy nhiên Mỹ đồng thời cũng thận trọng trong việc duy trì sự hòa giải hiện tại với Trung Quốc, nước phản ứng thỏa thuận giữa Mỹ và Ôxtrâylia, theo đó Mỹ có thể triển khai 2,500 quân ở Darwin để tăng cường sự có mặt cụa Mỹ tại khu vực.
Hai năm gần đây, Ôxtrâylia tiến gần hơn về phía Bắc Kinh và giữ lập trường trung lập trong các tranh cãi giữa Nhật Bản và Trung Quốc về một loạt vấn đề bởi họ có lợi ích thương mại với Trung Quốc và do Mỹ quá bận rộn với khu vực Tây Á. Tuy nhiên, với việc với việc Mỹ chú ý trở lại trong khu vực Đông Nam Á và mối lo ngại an ninh ngày càng tăng của các nước trong khu vực với Trung Quốc, chính phủ Ôxtrâylia tỏ ra đã quyết định quay trở lại với chính sách trước đây về duy trì quan hệ hợp tác chặt chẽ với Mỹ, và các đồng minh của Mỹ – Nhật Bản và Hàn Quốc cũng như các nước ASEAN. Quan hệ chiến lược giữa Mỹ và Ấn Độ đang trong giai đoạn thay đổi, và một năm qua bị coi là bỏ lỡ bởi hai nước đã không tạo được đà cho việc đẩy mạnh quan hệ song phương. Thế nhưng, Oasinhtơn cũng không có lý do để khó chịu với Ấn Độ vì họ đã giành được vị trí nhà cung cấp lớn nhất các thiết bị quốc phòng cho Ấn Độ.
Kết quả của các thay đổi trên cũng dẫn tới xu thế tăng cường quan hệ Ấn Độ – Ôxtrâylia với việc thủ tướng Julia Gillard bày tỏ ý muốn bãi bỏ lệnh cấm xuất khẩu urani cho Ấn Độ. Các đồng minh khác của Mỹ tại Đông Á: Nhật Bản và Hàn Quốc tiếp tục giữ đường lối độc lập trong vấn đề hạt nhân, đặc biệt trong vấn đề ủng hộ Ấn Độ vào chiếc ghế thường trực Hội đồng bảo an LHQ, khi Bắc Triều Tiên đã bày tỏ ủng hộ Niu Đêli.
Vị trí của Mianma tại ASEAN

Sự kiện quan trọng khác diễn ra tại Hội nghị Bali mà Mianma được chấp nhận như một thành viên quan trọng của khối ASEAN. Mianma đang bước ra khỏi cái bóng của chính trị và kinh tế của Trung Quốc, và đang tìm kiếm những người bạn mới ở khu vực thông qua động lực được tạo ra từ việc chính quyền nước này nới lỏng kiểm soát chính trị và từng bước tiến tới dân chủ. Tổng thống Mỹ Obama đã yêu cầu Ngoại trưởng Hillary Clinton thăm Mianma và can dự với nước này… Mianma sẽ là nước tổ chức Hội nghị thượng đỉnh ASEAN tiếp theo, và đây là vinh dự và sự công nhận về quyền hợp pháp của Mianma trong nhóm nước ASEAN.
Trước đó, các nước ASEAN bất đồng với Mỹ về việc dành quy chế thành viên cho Mianma bởi nước này có chính quyền phi dân chủ.Sự thay đổi lập trường của Mỹ là thắng lợi ngoại giao quan trọng của Ấn Độ góp phần vào việc lặng lẽ đưa Mianma khỏi tình thế bị cô lập và khuyến khích nước này tham gia tích cực vào các hoạt động của ASEAN. Cho dù không phải là thành viên lớn nhất trong ASEAN, song Mianma là nước khá đông dân và có nguồn tài nguyên thiên nhiên to lớn, và nằm ở vị trí chiến lược quan trọng ở vùng vịnh Bengal, nơi được cho là Trung Quốc đã thiết lập các cơ sở theo dõi các căn cữ quân sự và an ninh của Ấn Độ./.

Không có nhận xét nào: