Pages

Thứ Ba, 20 tháng 12, 2011

CỘNG SẢN MÀ “THƯƠNG” DÂN THÌ ĐẾN CÁI XƯƠNG KHÔNG CÒN

Sau hơn hai tháng được phép của Ngân hàng nhà nước, 6 Ngân hàng và SJC đã tung hàng chục tấn vàng bán ra thị trường với mục đích ban đầu là kéo chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới về mức 400.000/lượng, nhằm kìm giữ đà tăng giá của tỷ giá USD.
Trong ngày đầu 06/10/2011, giá vàng từ trên 45 triệu/lượng giảm về mức 43,05 triệu vào cuối ngày với mức giá vàng thế giới là 1645,90 USD/ounce (VN express 06/10/2011) và tỷ giá USD thị trường tự do là 21300đ/USD. Chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới cuối ngày là vào khoảng 1 triệu 500 nghìn đồng/lượng.
Đến 19/12/2011 khi giá vàng thế giới quay đầu đi xuống mốc 1591USD/ounce, giá vàng trong nước 43,9 triệu đồng/lượng??? và tỷ giá USD thị trường 21350/USD (tuổi trẻ online 19/12/2011). Chênh lệch giá vàng với quốc tế 3 triệu đồng/lượng???

Rõ ràng động thái cho phép các Ngân hàng và SJC được phép bán vàng trong quỷ vàng huy động và dự trữ nhằm dẹp nạn đầu cơ vàng và ổn định giá vàng cũng như tỷ giá USD, không phải là mục đích của Nhân Hàng Nhà Nước cũng như Thống đốc Nguyễn Văn Bình. Tỷ giá chính thức từ tháng 04/2011 đến nay đã tăng 0,9%. Quyền lợi nhóm lợi ích đã chi phối và điều khiển quyết định của người đứng đầu cũng như Ngân Hàng Nhà Nước.
Bên cạnh đó, việc Bộ trưởng Vương Đình Huệ, sau những kết luận “nẫy lửa” đầy “kịch tính” về việc lãi lỗ của Tập đoàn PETRO, đã quay ngoắt 180 độ khi chấp nhận những khoản lỗ khổng lồ của không chỉ PETRO VN mà cả Tập đoàn điện lực EVN. Những khoảng lỗ do dầu tư dàn trải, ngoài nghành, do quản lý yếu kém… đều được các Tập đoàn hạch toán lỗ vào hoạt động chung và đều có yêu cầu được tăng giá để … bù lỗ???
Việc vội vã đồng ý với Bộ Công Thương cho phép tăng giá điện lên 5% từ 20/12/2011 và trước đó giá vé máy bay nội địa cũng được phép tăng lên 20% kể từ 15/12/2011. Gía nước từ 01/01/2012 cũng có thể tăng gấp 4 lần với mức giá cao nhất tại các khu đô thị loại 1 có thể lên tới 18.000/m3, tức tăng gấp 4 lần. Gía xăng dầu thế giới đã xuống mạnh từ đầu tháng 10/2011 nhưng thay vì giảm giá, Bộ Tài chính cũng đã đồng ý cho trích quỹ bình ổn giá với mức 288đ/l.
Kinh nghiệm bao nhiêu năm làm Phó, Chánh Tổng kiểm toán nhà nước của Bộ trưởng Vương Đình Huệ, rốt cuộc đã thua phếp “tính rợ” của một ông Vụ phó vụ thị trường trong nước, Bộ Công Thương, xém được vào đội tuyển dự thi toán quốc tế Nguyễn Lộc An.
Những chi phí đầu vào như xăng dầu, giá điện, giá nước, giá cước vận chuyển, cấu thành giá thành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã bị các nhóm lợi ích thao túng.
Quyền lợi của cộng đồng, người tiêu dùng đã bị bỏ qua.
Nghị định 70/2011/NĐ-CP về việc nâng mức lương tối thiểu lên 2 triệu đồng tháng, xem ra sớm chết yểu như nghị định
22/2011/NĐ-CP ban hành ngày 04/04/2011.
107/2010/NĐ-CP ban hành 29/10/2011.
108/2010/NĐ-CP ban hành 29/10/2011.
Về việc tăng lương cơ bản lên 830.000/tháng.
Chỉ tiêu phấn đấu của kỳ họp đầu tiên của Quốc Hội khóa XXII là giữ tỷ lệ lạm phát 2012 dưới hai con số vừa tuyên bố, đối chiếu với những quyết định như: cho tăng giá những mặt hàng thiết yếu như điện, nước, không giảm giá xăng dầu, tăng cước máy bay, giống như một màn tấu hài mà trong đó hai diễn viên Quốc hội và Chính phủ đã diễn cương một vỡ tấu hài: “Ông nói gà, Bà nói vịt” nhạt nhẽo. Chỉ có người dân lao động là cười ra nước mắt, giống như dân chúng Bắc Hàn khóc thương Chủ tịch Kim.
Không biết viễn cảnh cơm độn sắn lát, khoai lang có nguy cơ tái diễn? Chỉ biết một điều chắc chắn là các cán bộ cao cấp, lãnh đạo các tập đoàn vẫn “phây phây, phơi phới, phè phỡn” khi mà lương bình quân của công nhân trong tập đoàn điện lực cao ngất ngưỡng, chỉ khoảng sơ sơ gần… 30 triệu đồng/tháng???
Chỉ có người dân lao động là đói với đồng lương trên dưới 2 triệu đồng/tháng???
Chịu vầy hoài sao bà con???
20/12/2011
Phạm Thị Oanh Yến

Không có nhận xét nào: