Quỳnh Chi, phóng viên RFA
Chuyến viếng thăm của Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong bối cảnh Hoa Kỳ trở lại Châu Á được dư luận hết sức quan tâm.
Tuy nhiên, ngoài thắc mắc về mục đích chuyến đi của ông Tập Cận Bình, dư luận Việt Nam còn đang đặt nhiều nghi vấn xung quanh lá cờ lạ xuất hiện trong loạt hình ảnh ghi lại chuyến viếng thăm của nhân vật này.
Sau chuyến viếng thăm Việt Nam của ông Tập Cận Bình vừa qua, cộng đồng mạng chuyền tay nhau những bức ảnh ông Tập Cận Bình được các thiếu nhi đón chào. Trên tay các em này là lá cờ Trung Quốc với 6 ngôi sao – thừa một ngôi so với lá cờ chính thống của Bắc Kinh. Các hình ảnh này được các cơ quan báo chí khác, trong đó có BBC đăng tải. Lập tức, các bức hình này gây ra quan ngại cho cộng đồng mạng, cũng như người Việt Nam. Anh V.B., một blogger, cũng là sinh viên tại Việt Nam cho biết:
“Tôi cập nhật thông tin chủ yếu từ facebook và các trang blog khác như blog Nguyễn Xuân Diện…thì cũng thấy thông tin về lá cờ 6 ngôi sao. Không phải riêng mình tôi mà các bạn trẻ khác tại Việt Nam cũng quan tâm đến vấn đề này”.
Thực tế, theo hình ảnh mà cộng đồng mạng ghi nhận được, đây là lần thứ ba lá cờ Trung Quốc với sáu ngôi sao xuất hiện tại Việt Nam. Lần đầu tiên là vào năm ngoái tại Lễ hội ẩm thực thế giới được tổ chức tại Vũng Tàu. Hình ảnh đăng trên trang blog Thông tấn xã Vàng Anh, một trang blog đưa tin về Việt Nam, cho thấy một lá cờ 6 ngôi sao bên cạnh từ “China” tại một gian hàng. Bức hình này được cho là chụp tại Lễ hội ẩm thực thế giới được tổ chức tại Vũng Tàu. Tuy nhiên, có lẽ sự xuất hiện của lá cờ này trong một sự kiện không mấy quan trọng như Lễ hội ẩm thực thế giới không làm dư luận đặt nhiều nghi vấn cho đến khi nó được đăng trên đài truyền hình VTV – cơ quan ngôn luận chính thống của nhà nước.
Trong bản tin buổi tối ngày 14/10/2011của VTV3 đưa tin về chuyến viếng thăm của Tổng bí thư đảng CS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đến Trung Quốc, người ta thấy bên cạnh hình ảnh lá cờ Việt Nam là lá cờ Trung Quốc với 6 ngôi sao, dư một ngôi như vẫn thường thấy. Đặt trong bối cảnh này, khó lòng cho rằng hai lá cờ ấy không đại diện cho hai phía Hà Nội và Bắc Kinh. Bản tin này sau đó được VTV gỡ xuống khỏi kho lưu trữ của đài mà không lời giải thích. Tuy nhiên, video clip bản tin tối 14/10/2011 vẫn còn trên Youtube.
Chính vì hình ảnh “lá cờ lạ” của Trung Quốc đã từng xuất hiên trên đài truyền hình VTV, việc nó xuất hiện lần nữa trong loạt hình của chuyến viếng thăm của ông Tập Cận Bình làm người ta bác bỏ nghi vấn cho đây là sản phẩm của photoshop. Blogger Bảo Lê cho biết:
Một điều hết sức đặc biệt nữa, là tác giả của những bức hình ghi lại chuyến đi của ông Tập Cận Bình là phóng viên của các hãng tin nước ngoài như AFP hay Reuters. Các tờ báo của Việt Nam cũng sử dụng hình ảnh của phóng viên nước ngoài để đăng lại. Thêm vào đó, tin về chuyến đi của ông Tập Cận Bình được đưa rất ít và rất chậm tại Việt Nam. Điều này được cho là bất thường trong khi toàn bộ chuyến đi của vị phó Chủ tịch Trung Quốc xảy ra chính tại Việt Nam.
Như vậy, việc dùng một lá cờ không chính thức của một quốc gia để đón một nhân vật sắp trở thành người đứng đầu của quốc gia đó là một thất bại trong cung cách ngoại giao. Tệ hại hơn, nó gây xôn xao trong dư luận nếu tìm hiểu ý nghĩa của lá cờ Trung Quốc.
Được biết, quốc kỳ của Trung Quốc được thiết kế bởi ông Tăng Liên Tùng, người Chiết Giang. Theo ý nghĩa đầu tiên, bốn ngôi sao nhỏ vây quanh một ngôi sao lớn tượng trưng cho 5 tầng lớp Trung Quốc. Tuy nhiên, cũng có nhiều nghiên cứu cho rằng ngôi sao lớn tượng trưng cho dân tộc Hán. Bốn ngôi sao còn lại tượng trưng cho 4 dân tộc: Mãn, Hồi, Mông, Tạng. Điều này cũng được nêu ra trong quyển “Nationalism” - “Chủ nghĩa quốc gia” của giáo sư James Mayall.
Chính vì thế, việc xuất hiện thêm bất cứ một ngôi sao nào trên lá cờ Trung Quốc đều đáng để quan tâm, nhất là khi nó xuất hiện tại Việt Nam trong những sự kiện trọng đại như chuyến viếng thăm này của ông Tập Cận Bình. Không muốn bị cho là “cực đoan” nhưng Bảo Lê cũng không bỏ qua nghi vấn cho rằng ngôi sao mới này đại diện cho Việt Nam. Anh nói:
“Ngay bây giờ, để kết luận rằng ngôi sao nhỏ thứ 5 tượng trưng cho Việt Nam là hơi hồ đồ nhưng đối với Trung Quốc, Việt Nam có gặp vấn đề về Biển Đông, về lãnh thổ. Và, Trung Quốc từ xưa đã có ý muốn coi Việt Nam là một tỉnh của họ cho nên những người nhạy cảm về chính trị khi nhìn thấy thêm một ngôi sao, sẽ nghĩ ngay đó là Việt Nam”.
“Việc thêm một ngôi sao như thế đối với Việt Nam chẳng có việc gì tốt cả. Xấu hay không thì mình cũng chưa khẳng định chắc chắn ngôi sao đó có phải ám chỉ Việt Nam hay không. Tôi cũng đang chờ phản ứng của chính phủ và người dân Việt Nam như thế nào”.
Hiện tại, hình ảnh của những lá cờ 6 ngôi sao của Trung Quốc có thể được tìm thấy trên mạng một cách dễ dàng. Nếu đây là chỉ là một lỗi trong ngoại giao Việt Nam thì có lẽ nó là một bài học đáng giá cho cung cách ứng xử trong quan hệ quốc tế. Nhưng nếu nó là một sự cố tình hay là một chủ trương thì có lẽ việc cần thiết đầu tiên là minh bạch hóa những chính sách ấy.
Thêm một ngôi sao nhỏ
Thời gian gần đây, đã ít nhất hơn một lần tại Việt Nam xuất hiện hình ảnh quốc kỳ Trung Quốc với 6 ngôi sao: năm ngôi sao nhỏ bên cạnh một ngôi sao lớn – khác với lá cờ chính thức của nước này là 4 ngôi sao nhỏ xung quanh một ngôi sao lớn.Sau chuyến viếng thăm Việt Nam của ông Tập Cận Bình vừa qua, cộng đồng mạng chuyền tay nhau những bức ảnh ông Tập Cận Bình được các thiếu nhi đón chào. Trên tay các em này là lá cờ Trung Quốc với 6 ngôi sao – thừa một ngôi so với lá cờ chính thống của Bắc Kinh. Các hình ảnh này được các cơ quan báo chí khác, trong đó có BBC đăng tải. Lập tức, các bức hình này gây ra quan ngại cho cộng đồng mạng, cũng như người Việt Nam. Anh V.B., một blogger, cũng là sinh viên tại Việt Nam cho biết:
“Tôi cập nhật thông tin chủ yếu từ facebook và các trang blog khác như blog Nguyễn Xuân Diện…thì cũng thấy thông tin về lá cờ 6 ngôi sao. Không phải riêng mình tôi mà các bạn trẻ khác tại Việt Nam cũng quan tâm đến vấn đề này”.
Thực tế, theo hình ảnh mà cộng đồng mạng ghi nhận được, đây là lần thứ ba lá cờ Trung Quốc với sáu ngôi sao xuất hiện tại Việt Nam. Lần đầu tiên là vào năm ngoái tại Lễ hội ẩm thực thế giới được tổ chức tại Vũng Tàu. Hình ảnh đăng trên trang blog Thông tấn xã Vàng Anh, một trang blog đưa tin về Việt Nam, cho thấy một lá cờ 6 ngôi sao bên cạnh từ “China” tại một gian hàng. Bức hình này được cho là chụp tại Lễ hội ẩm thực thế giới được tổ chức tại Vũng Tàu. Tuy nhiên, có lẽ sự xuất hiện của lá cờ này trong một sự kiện không mấy quan trọng như Lễ hội ẩm thực thế giới không làm dư luận đặt nhiều nghi vấn cho đến khi nó được đăng trên đài truyền hình VTV – cơ quan ngôn luận chính thống của nhà nước.
Trong bản tin buổi tối ngày 14/10/2011của VTV3 đưa tin về chuyến viếng thăm của Tổng bí thư đảng CS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đến Trung Quốc, người ta thấy bên cạnh hình ảnh lá cờ Việt Nam là lá cờ Trung Quốc với 6 ngôi sao, dư một ngôi như vẫn thường thấy. Đặt trong bối cảnh này, khó lòng cho rằng hai lá cờ ấy không đại diện cho hai phía Hà Nội và Bắc Kinh. Bản tin này sau đó được VTV gỡ xuống khỏi kho lưu trữ của đài mà không lời giải thích. Tuy nhiên, video clip bản tin tối 14/10/2011 vẫn còn trên Youtube.
Chính vì hình ảnh “lá cờ lạ” của Trung Quốc đã từng xuất hiên trên đài truyền hình VTV, việc nó xuất hiện lần nữa trong loạt hình của chuyến viếng thăm của ông Tập Cận Bình làm người ta bác bỏ nghi vấn cho đây là sản phẩm của photoshop. Blogger Bảo Lê cho biết:
Tôi cập nhật thông tin chủ yếu từ facebook và các trang blog…thì cũng thấy thông tin về lá cờ 6 ngôi sao. Không phải riêng mình tôi mà các bạn trẻ khác tại Việt Nam cũng quan tâm đến vấn đề này.“Nói về tính xác thực của hình ảnh quốc kỳ Trung Quốc có thêm một ngôi sao thì tôi không cho rằng nó là giả. Thứ nhất, khi VTV đăng bản tin và sử dụng lá này thì tôi có xem rõ ràng. Thứ hai, các hình ảnh này cũng được báo chí chụp lại. Thêm vào đó, đây là lần thứ hai (thứ ba) chứ không phải là lần đầu tiên để có thể nói đó là sơ sót kỹ thuật”.
Anh V.B., blogger
Một điều hết sức đặc biệt nữa, là tác giả của những bức hình ghi lại chuyến đi của ông Tập Cận Bình là phóng viên của các hãng tin nước ngoài như AFP hay Reuters. Các tờ báo của Việt Nam cũng sử dụng hình ảnh của phóng viên nước ngoài để đăng lại. Thêm vào đó, tin về chuyến đi của ông Tập Cận Bình được đưa rất ít và rất chậm tại Việt Nam. Điều này được cho là bất thường trong khi toàn bộ chuyến đi của vị phó Chủ tịch Trung Quốc xảy ra chính tại Việt Nam.
Đại diện cho ai?
Việc các bức hình trên được đăng bởi AFP, Reuters, cũng như BBC làm nghi vấn về tính thực hư của các bức hình hầu như không còn nằm trong giả thuyết. Nếu xem các đoạn phim của chuyến đi của phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, sẽ thấy lá cờ 5 ngôi sao được sử dụng trong các buổi tiếp xúc.Như vậy, việc dùng một lá cờ không chính thức của một quốc gia để đón một nhân vật sắp trở thành người đứng đầu của quốc gia đó là một thất bại trong cung cách ngoại giao. Tệ hại hơn, nó gây xôn xao trong dư luận nếu tìm hiểu ý nghĩa của lá cờ Trung Quốc.
Được biết, quốc kỳ của Trung Quốc được thiết kế bởi ông Tăng Liên Tùng, người Chiết Giang. Theo ý nghĩa đầu tiên, bốn ngôi sao nhỏ vây quanh một ngôi sao lớn tượng trưng cho 5 tầng lớp Trung Quốc. Tuy nhiên, cũng có nhiều nghiên cứu cho rằng ngôi sao lớn tượng trưng cho dân tộc Hán. Bốn ngôi sao còn lại tượng trưng cho 4 dân tộc: Mãn, Hồi, Mông, Tạng. Điều này cũng được nêu ra trong quyển “Nationalism” - “Chủ nghĩa quốc gia” của giáo sư James Mayall.
Chính vì thế, việc xuất hiện thêm bất cứ một ngôi sao nào trên lá cờ Trung Quốc đều đáng để quan tâm, nhất là khi nó xuất hiện tại Việt Nam trong những sự kiện trọng đại như chuyến viếng thăm này của ông Tập Cận Bình. Không muốn bị cho là “cực đoan” nhưng Bảo Lê cũng không bỏ qua nghi vấn cho rằng ngôi sao mới này đại diện cho Việt Nam. Anh nói:
“Ngay bây giờ, để kết luận rằng ngôi sao nhỏ thứ 5 tượng trưng cho Việt Nam là hơi hồ đồ nhưng đối với Trung Quốc, Việt Nam có gặp vấn đề về Biển Đông, về lãnh thổ. Và, Trung Quốc từ xưa đã có ý muốn coi Việt Nam là một tỉnh của họ cho nên những người nhạy cảm về chính trị khi nhìn thấy thêm một ngôi sao, sẽ nghĩ ngay đó là Việt Nam”.
Trung Quốc từ xưa đã có ý muốn coi Việt Nam là một tỉnh của họ cho nên những người nhạy cảm về chính trị khi nhìn thấy thêm một ngôi sao, sẽnghĩ ngay đó là Việt Nam.Còn quá ít thông tin để có thể phán đoán rằng đây là một sơ xuất của VTV, của những người làm công tác ngoại giao Việt Nam hay là chủ trương của chính phủ. Nhưng dù thế nào thì việc quốc kỳ không chính thức của Trung Quốc xuất hiện trong những tình huống như vừa nêu không thể là một điều lợi cho Việt Nam. Anh V.B. cho biết:
Blogger Bảo Lê
“Việc thêm một ngôi sao như thế đối với Việt Nam chẳng có việc gì tốt cả. Xấu hay không thì mình cũng chưa khẳng định chắc chắn ngôi sao đó có phải ám chỉ Việt Nam hay không. Tôi cũng đang chờ phản ứng của chính phủ và người dân Việt Nam như thế nào”.
Hiện tại, hình ảnh của những lá cờ 6 ngôi sao của Trung Quốc có thể được tìm thấy trên mạng một cách dễ dàng. Nếu đây là chỉ là một lỗi trong ngoại giao Việt Nam thì có lẽ nó là một bài học đáng giá cho cung cách ứng xử trong quan hệ quốc tế. Nhưng nếu nó là một sự cố tình hay là một chủ trương thì có lẽ việc cần thiết đầu tiên là minh bạch hóa những chính sách ấy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét