Pages

Thứ Tư, 21 tháng 12, 2011

Thiên Đường Hỏa Ngục Đánh Lận Con Đen!

Những người không thích chủ nghĩa tư bản sao không thử chọn Bắc Triều Tiên?

Christina Patterson – PBD dịch
T
Tôi không chắc có ai có thể dám nói là ‘chủ nghĩa xã hội’ tại Bắc Triều Tiên đang trên đường tiến đến ‘thắng lợi’ hoàn toàn hay không
Quý vị chưa bao giờ nhìn thấy được cảnh khóc lóc tiếc thương như thế này. Quý vị chưa bao giờ nhìn thấy người ta té lên té xuống, lăn lộn, và dụi mắt như thể khi dụi như vậy là họ có thể gạt đi được nỗi đau đớn đang bùng lên trong lòng, và họ nghĩ rằng nỗi đau đớn đó sẽ không bao giờ dứt. Quý vị chưa bao giờ nhìn thấy cảnh toàn thể khán giả trong một rạp chiếu phim gào thét trong tuyệt vọng, hoặc những người đàn ông trong các buổi họp òa khóc như em bé. Quý vị chưa bao giờ nhìn thấy cảnh một xướng ngôn viên tin tức nghẹn ngào trong nỗi buồn vô tận khiến bà ta hầu như không nói ra lời, hay nghe một bản tường thuật của cơ quan thông tấn nói rằng người ta cảm thấy như thể “trời đang sập”.

Quý vị chưa bao giờ nhìn thấy được cảnh khóc lóc tiếc thương như thế này. Quý vị chưa bao giờ nhìn thấy người ta té lên té xuống, lăn lộn, và dụi mắt như thể khi dụi như vậy là họ có thể gạt đi được nỗi đau đớn đang bùng lên trong lòng, và họ nghĩ rằng nỗi đau đớn đó sẽ không bao giờ dứt. Quý vị chưa bao giờ nhìn thấy cảnh toàn thể khán giả trong một rạp chiếu phim gào thét trong tuyệt vọng, hoặc những người đàn ông trong các buổi họp òa khóc như em bé. Quý vị chưa bao giờ nhìn thấy cảnh một xướng ngôn viên tin tức nghẹn ngào trong nỗi buồn vô tận khiến bà ta hầu như không nói ra lời, hay nghe một bản tường thuật của cơ quan thông tấn nói rằng người ta cảm thấy như thể “trời đang sập”.



Nhưng sở dĩ quý vị chưa bao giờ chứng kiến được những cảnh đó là vì có lẽ quý vị chưa bao giờ đến Bắc Triều Tiên. Chẳng hạn như quý vị có lẽ chưa bao giờ đến đó vào ngày sinh nhật của người mà họ gọi là Lãnh Tụ Vĩ Đại, đã chết vào năm 1994, nhưng họ vẫn cứ cử hành ngày sinh nhật của ông ta hàng năm với đủ sắc hoa hòe rực rỡ, nghi lễ và hát hò. Quý vị có lẽ chưa nghe một người đàn bà đã lớn tuổi nói với một phụ nữ đã đến Bắc Triều Tiên để thực hiện một chương trình về nước này hồi năm ngoái và đoạt giả rằng người mà họ đang cử hành lễ mừng sinh nhật đó là người “bất tử”. Hoặc nghe được một người đàn ông, mà hoàn toàn tình cờ vào lúc đó có đeo huy chương đầy ngực trước ống kính của các máy thu hình TV, nói rằng “nhờ lòng tử tế của lãnh tụ vĩ đại” mà người dân Bắc Triều Tiên được sống trong “những căn nhà văn minh”.
Ngay cả dù quý vị đã đến Bắc Triều Tiên rồi đi nữa, quý vị có lẽ ắt cũng không nhìn thấy được cảnh hầu hết người dân Bắc Triều Tiên thật ra không sống trong “những căn nhà văn minh” đó, cũng như quý vị phải, giống như người phụ nữ thực hiện chương trình, lái xe hàng mấy tiếng đồng hồ, trên những con đường vắng tanh, vì không có xe của tư nhân, để nhìn thấy một căn nhà như vậy, tại một “nông trại cơ khí hóa kiểu mẫu” (nhưng lại không có dấu hiệu về bất cứ dụng cụ cơ khí nào cả) mà máy thu hình được phép quay. Quý vị ắt đã không nhìn thấy được các trại tù lao động khổ sai, nơi tù nhân bị thiêu, hoặc chôn sống. Hoặc được nghe về chuyện bao nhiêu triệu người đói đến nỗi họ phải ăn cả cỏ, hoặc chuyện có hai triệu người đã chết vì đói.
Thay vào đó thì quý vị ắt đã được nhìn thấy các bức tượng, và những tấm áp phích hay bích chương, và các lăng tẩm, tung hô lãnh tụ đã chết mà lại không chết, và con trai của lãnh tụ, vốn lúc đó chưa chết nhưng nay đã chết, tuy chưa rõ là liệu ông con có cũng bất tử luôn hay không, và quý vị ắt đã được kể cho nghe về các cầu vòng hiện ra khi ông con sinh ra đời, và ông này cũng viết đến 1.500 quyển sách khi đang học đại học, và về con người ông ta như thế nào, cho đến khi ông ta chết hôm Thứ Bảy, mang theo danh tiếng là “lãnh tụ được kính trọng nhất trên thế giới”. Và quý vị có thể, như người phụ nữ thực hiện chương trình, được cho nhìn thấy một vài người dân được phép dùng máy điện toán (mà hầu hết mọi người trong nước đều không được dùng) và những người được dùng máy này thì không phải vào internet (vì không ai được phép có phương tiện vào internet) mà là vào một mạng nội bộ đặc biệt đã có sẵn tất cả tin tức họ cần.
Và có thể quý vị cũng được đến một ngôi chợ tư, cũng như người phụ nữ trong chương trình, dù quý vị không được phép đem theo máy thu hình hoặc chụp ảnh, mà có thì cũng không được phép quay phim bất cứ ai đang cầm theo bất cứ món thực phẩm nào mà họ có thể đã mua tại chợ đó. Tại ngôi chợ tư này, không như hầu hết bất cứ nơi nào khác tại Bắc Triều Tiên, trừ bàn ăn của lãnh tụ mà trên đó có các loại thức ăn đặc biệt chở đến bằng máy bay từ khắp nơi trên thế giới, quý vị có thể trông thấy khá nhiều thực phẩm. Tại ngôi chợ tư này, quý vị có thể tìm ra cách để đỡ đói trong vài tiếng, dù rằng có lẽ quý vị vẫn chỉ được ăn thịt hai lần trong một năm. Nhưng không ai được đi chợ tư mà họ phải tự xoay sở trong phạm vi khẩu phần do nhà cầm quyền cho phép. “Trong tương lai,” một viên chức chính quyền nói với người phụ nữ thực hiện chương trình, “khi chủ nghĩa xã hội đi đến thắng lợi hoàn toàn, các ngôi chợ này sẽ biến mất”.
Tôi không chắc quý vị có thể nói được là “chủ nghĩa xã hội” tại Bắc Triều Tiên đang trên đường tiến đến “thắng lợi hoàn toàn” hay không. Nếu “chủ nghĩa xã hội” đang tiến đến “thắng lợi” có nghĩa là nhiều người dân được ăn những thứ không phải là cỏ, và có chiều cao thân thể xấp xỉ với người dân tại Nam Triều Tiên hàng xóm của họ, chứ không phải thấp hơn gần 8 centimetre, thì tôi nghĩ hẳn là rất khó để nói là chủ nghĩa đó đang thắng lợi. Nhưng nếu “chủ nghĩa xã hội” đang tiến đến “thắng lợi” có nghĩa là quý vị hát những bài hát tự nhận mình là người hạnh phúc nhất trên thế giới, và rồi mỉm cười như thể quý vị thực sự tin như vậy, và rồi quý vị khóc, gào thét, và dụi mắt khi lãnh tụ của mình qua đời, ngay cả khi không có máy thu hình ở đó, thì có lẽ chủ nghĩa đó đang tiến đến thắng lợi thật.
Thực ra, quý vị có thể nói rằng “chủ nghĩa xã hội” tại Bắc Triều Tiên đã tiến gần đến “thắng lợi” hơn “chủ nghĩa xã hội” tại các nước đồng minh hiện thời và trước đây của họ. Quý vị có lẽ không thể nói được là chủ nghĩa đó đã “thắng lợi” hơn trong việc đem lại thức ăn cho bao tử người dân, thế nhưng xét cho công bằng thì hầu hết các nước “xã hội chủ nghĩa” đều không khá gì hơn trong việc đem lại thực phẩm cho bao tử người dân. Tại hầu hết các nước “xã hội chủ nghĩa”, quý vị phải xếp hàng mấy tiếng đồng hồ để có được vài phần thức ăn cỏn con mà cũng chẳng ngon lành gì. Nhưng có lẽ quý vị có thể nói rằng chủ nghĩa này ở đây đã “thắng lợi” hơn các nước “xã hội chủ nghĩa” khác về việc kiểm soát không những về những gì người dân được phép nói, và viết, mà còn về cả những gì người dân được phép nghĩ vì tại những nước xã hội chủ nghĩa khác thì quý vị thường không được nói ra những điều chỉ trích chính quyền, trừ phi quý vị muốn bị tống đi tù lao động khổ sai.
Nếu quý vị sống trong một nước mà hầu hết mọi người đều đói, và quý vị bị tống đi tù lao động khổ sai vì nói ra điều gì mà những người có quyền hành không thích, thì có lẽ nên nghĩ trường hợp này đây lại là tốt, và quý vị thích lãnh tụ của mình, hơn là xấu, và quý vị không thích lãnh tụ. Thí dụ, nếu quý vị sống tại một nước có xảy ra những trường hợp như vậy, nhưng quý vị không nghĩ đó là tốt thì quý vị có thể, cũng như Vaclav Havel đã theo giòng lịch sử mà thay đổi hệ thống tại nước của ông ta, cảm thấy tình trạng đó làm cho mình cảm thấy “không yên ổn trong lòng về mặt đạo lý” khi mà quý vị đã “quen nói một đàng nhưng nghĩ một nẻo”. Và khi cảm thấy “không yên ổn trong lòng về mặt đạo lý” thì không có gì là vui vẻ cả. Nhất là khi quý vị đã đau ốm thể xác rồi vì bị đói.
Trên thế giới, những người cầm bảng, trương biểu ngữ, tại Luân Đôn, và Nữu Ước, Ý, và Tây Ban Nha, nói rằng chủ nghĩa tư bản đã thất bại, có thể nên nhớ rằng chủ nghĩa thay thế chủ nghĩa tư bản được con con người nghĩ ra tính đến giờ thì cũng không tốt đẹp gì. Không tốt cho bao tử người dân, và cũng không tốt (nhưng chuyện này còn tùy theo quan điểm của quý vị) cho tinh thần của họ. Và chắc chắn là đã không tốt đẹp gì cho những người muốn dựng lều trên bất động sản của người khác.
Chủ nghĩa tư bản chắc chắn đang bị khủng hoảng. Chủ nghĩa này cần được điều chỉnh để bảo đảm cho các mức chênh lệch giữa giàu và nghèo tại Tây Phương không tiếp tục chênh nhau nhiều hơn nữa. Người ta cần phải suy nghĩ lại về các dịch vụ tài chánh, lãnh vực chế tạo chuyên môn, và cả vấn đề thuế khóa. Nhưng các nền kinh tế tư bản, dù có tất cả những thiếu sót của chủ nghĩa này, vẫn đem lại cho công dân của họ một mức sống mà hầu hết mọi người trên thế giới chỉ có thể có được trong mơ.
Dĩ nhiên đã có một cuộc cách mạng đưa đến thí nghiệm “xã hội chủ nghĩa” tại Nga, và rồi đến cuộc cách mạng tại Cuba, rồi lại đến Trung Hoa(*), trước khi họ cũng lại phải quay sang nền kinh tế thị trường. Có lẽ tất cả những người nào muốn xóa sạch để bắt đầu lại từ đầu cũng nên thận trọng hơn về những điều họ ước muốn.
Source: http://www.independent.co.uk/opinion/commentators/christina-patterson/christina-patterson-if-you-dont-like-capitalism-why-not-try-north-korea-6279781.html
_________________
Chú thích của người dịch:
(*) tác giả quên liệt kê một chư hầu ngày nay của Trung Cộng ở phía nam

Không có nhận xét nào: