Nhà hoạt động Nguyễn Tiến Trung |
Một nhà hoạt động trẻ vừa được trả tự do trước thời hạn hối tiếc vì hành vi ‘nhận tội’, ‘xin khoan hồng’ của mình trong bản án 7 năm tù về tội danh ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.’
Nguyễn Tiến Trung, sáng lập viên của Tập hợp Thanh niên Dân chủ, bị tuyên án cùng với các nhà hoạt động Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, và Lê Thăng Long trong cùng phiên xử hồi năm 2010 gây chú ý công luận quốc tế.
Trước khi ra tòa, Trung đã ‘nhận tội’ và ‘xin khoan hồng’ trước ống kính của truyền thông nhà nước và sự thất vọng của nhiều người ủng hộ cả trong lẫn ngoài nước.
Sau 3 lần được giảm án xuống còn 5 năm rưỡi, Nguyễn Tiến Trung được trả tự do sớm 8 tháng hôm 12/4/14 trong đợt phóng thích tù nhân lương tâm hiếm hoi của Việt Nam giữa những áp lực của quốc tế và các cuộc thương lượng đầy điều kiện của Hiệp định Tự do Thương mại Xuyên Thái Bình Dương TPP mà Hà Nội đang tham gia.
Ngày ra tù, Tiến Trung đã chia sẻ với Tạp chí Thanh Niên VOA những suy tư về việc đóng góp cho quá trình dân chủ hóa đất nước, những gì khiến anh hài lòng và hối tiếc trên con đường dấn thân vì dân chủ, và bài học rút ra từ bản án sau các hoạt động ôn hòa kêu gọi đa đảng tại Việt Nam.
∇ Nghe Bài Này
|
Nguyễn Tiến Trung sinh năm 1983 bắt đầu được mọi người biết đến từ các cuộc vận động cho dân chủ Việt Nam trong thời gian anh du học tại Pháp từ năm 2002 đến 2007 trong đó có việc thành lập Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ quy tụ sự tham gia của nhiều người trẻ trong và ngoài nước; tổ chức chương trình "Marathon Nối Vòng Tay Lớn" thu thập chữ ký kêu gọi quốc tế thúc đẩy Việt Nam cải thiện nhân quyền; gặp gỡ lãnh đạo cao cấp của các nước như Tổng thống Mỹ, Thủ tướng Canada, và Chủ tịch Hội đồng Châu Âu kêu gọi hỗ trợ dân chủ hóa Việt Nam.
Tháng 8/2007, Tiến Trung về nước sau khi tốt nghiệp thạc sĩ công nghệ thông tin ở Pháp. Bảy tháng sau, Trung có lệnh gọi vào quân đội nhưng bị loại ngũ sau hơn 1 năm với cáo buộc vi phạm nội quy bao gồm không chịu tuyên thệ Mười lời thề danh dự của quân đội nhân dân. Ngay sau khi bị loại ngũ, Trung bị bắt và bị khởi tố về điều 79 Bộ Luật Hình sự.
Việt Nam nói các hoạt động của Trung là “kích động chống phá nhà nước”,“phản động” và “xuyên tạc.”
-Trung được trả tự do trước thời hạn, những điều kiện đổi lấy vụ phóng thích sớm đối với Trung là gì?
-Trung đã cam kết những điều gì trước khi rời trại giam?
-Gia đình Trung cho biết từng được giới hữu trách hứa hẹn đặc xá cho Trung nhiều lần (nhất là mỗi dịp 30/4), nhưng đã bị thất vọng rất nhiều lần. Theo Trung, vì sao lần này lại có bước đột phá đặc biệt vậy?
-Những nhà hoạt động cùng bị bắt với Trung năm 2009 trong vụ án gây chú ý công luận về tội danh ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền’ lần lượt được giảm án và phóng thích trước thời hạn (từ Lê Thăng Long, Lê Công Định, tới Trung), ngoại trừ doanh nhân THDT vẫn phải thi hành nguyên mức án 16 năm tù. Vì sao có sự khác biệt này, là người trong cuộc, Trung hiểu thế nào?
-Sau khi Trung bị bắt, truyền thông trong nước đăng tải hình ảnh Trung nhận tội và xin khoan hồng. Phải chăng Trung thừa nhận các hoạt động cổ xúy dân chủ Trung theo đuổi là ‘sai trái’ là ‘tội phạm’? Hành vi ‘nhận tội’ xin khoan hồng của những nhà hoạt động dân chủ khi bị bắt, có người thông cảm nhưng có người chê trách là thiếu bản lĩnh. Trung nghĩ sao?
-Bố Trung cho biết Trung chấp hành án kỷ luật tốt trong trại giam, nhưng vì sao Trung lại bị cách ly tuyệt đối với các bạn tù khác?
-Trung trải qua những ngày tháng trong tù như thế nào?
Tiếp tục cổ xúy cho dân chủ?
Mong muốn?
-Ngoài Trung, đợt này còn có một số tù nhân chính trị được trả tự do như ông Vi Đức Hồi, Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Hữu Cầu. Theo Trung đây là một tín hiệu ‘thay đổi’ hay có nguyên nhân sâu xa nào khác?
-Các vụ phóng thích trước thời hạn cho tù nhân lương tâm tại Việt Nam trước này thường liên quan đến các thời điểm hoặc sự kiện ngoại giao quan trọng. Nếu việc phóng thích trước thời hạn cho Trung nằm trong gói ‘mặc cả’ của phía Việt Nam để đạt được mục đích nào đó hoặc để đổi lấy sự nhượng bộ nào đó từ quốc tế. Trung nghĩ thế nào?
-Ủy ban Bảo vệ Ký giả CPJ yêu cầu Việt Nam ngưng dùng tù nhân chính trị làm con tin để đổi chác với thế giới. Ý kiến một tù nhân chính trị như Trung thế nào về lời kêu gọi này?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét