Pages

Thứ Năm, 1 tháng 12, 2011

Clinton thử thách đổi mới dân chủ qua chuyến du hành lịch sử tới Miến Điện


Naypyidaw, Myanmar (AP)Châu Xuân Nguyễn lược dịch - Chuyến đi ngoại giao đầy rủi ro tới một quốc gia Đông Nam Á từng bị cô lập dài hạn (Myanmar), Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Hillary Rodham Clinton cho biết bà muốn nhìn thấy tận mắt rằng các nhà lãnh đạo dân sự mới thực sự có sẵn sàng vứt đi 50 năm độc tài quân sự – một thử thách bao gồm cuộc đối mặt hiếm hoi với các thành viên cũ của chính quyền cai trị tàn bạo của một nhà nước hành xử khác biệt với thông lệ quốc tế nhưng giàu tài nguyên nhất của khu vực.

Trong chuyến thăm của mình, bà Clinton cũng sẽ khuyến khích Myanmar, cũng được gọi là Miến Điện, cắt đứt quan hệ quân sự và hạt nhân với Bắc Triều Tiên.

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Rodham Clinton, trái, được chào đón bởi Phó TT Myanmar

Hôm nay, bà Clinton đến thủ đô Naypyidaw, chuyến đi đầu tiên của một Ngoại trưởng Mỹ thăm Myanmar trong hơn 50 năm. Bà sẽ gặp các quan chức cao cấp Myanmar vào thứ năm trước khi thăm thủ đô thương mại Yangon, nơi bà sẽ hội kiến nhà lãnh đạo phe đối lập và cũng là người đoạt giải Nobel hòa bình Aung San Suu Kyi, người đang hoạt động chính trị trở lại sau nhiều năm bị giam giữ và sách nhiễu.
“Rõ ràng là tôi đang tìm chứng cớ để xác định cho bản thân mình và cho chính phủ của chúng tôi (qua những ý định của chính phủ hiện nay) rằng họ có tiếp tục cải cách chính trị và kinh tế hay không,” bà Clinton nói với các phóng viên trước khi đến đây.
Bà đã từ chối thảo luận về các biện pháp cụ thể mà bà ấy sẽ đề nghị hoặc đáp trả của chính phủ Mỹ nếu không có tiến triển về mặt chính trị và kinh tế.
“Chúng tôi và nhiều quốc gia khác đang đặt nhiều hy vọng rằng những thấp thoáng của sự tiến bộ … sẽ được đốt cháy thành một phong trào cho sự thay đổi để mang lại lợi ích cho người dân của đất nước này”, bà nói, tương tự như lời của Tổng thống Barack Obama khi ông tuyên bố ông phái bà tới Myanmar.
Clinton được chào đón tại sân bay nhỏ của Naypyidaw bởi một Thứ Trưởng ngoại giao, cùng một số quan chức khác và một đội ngũ lớn của báo chí quốc tế đã được cấp thị thực (hiếm khi có) chỉ để tường trình về chuyến thăm của bà. Nhưng sự hiện diện của bà ở đây xem như thứ cấp so với chuyến thăm ngày thứ năm của Thủ tướng Belarus và vợ ông, hai bảng chào đón lớn chào mừng Thủ Tướng được dựng lên tại sân bay và đường vào thành phố. Belarus bị chỉ trích vi phạm quyền con người và đang bị Hoa Kỳ trừng phạt tương tự như Myanmar.

Không có bảng hiệu chào đón Clinton khi đoàn xe của bà đi từ sân bay đến thành phố trên một con đường gập ghềnh xi măng phần lớn không có xe, cảnh sát giao thông đã ngăn chặn các nhóm nhỏ xe hơi, xe tải và xe máy tại các nút giao thông.
Chính quyền Obama đang đặt cược rằng chuyến thăm sẽ đem lại lợi ích, tức là sẽ thúc đẩy quyền con người, hạn chế (đang nghi ngờ) sự hợp tác với Bắc Triều Tiên về tên lửa đạn đạo và các hoạt động hạt nhân và nới lỏng ảnh hưởng của Trung Quốc trong một khu vực mà Mỹ và các đồng minh đang cảnh giác cao độ với sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Các giới chức nói rằng bà Clinton sẽ trông đợi sự đảm bảo của các nhà lãnh đạo Myanmar rằng họ sẽ ký một thỏa thuận với các cơ quan giám sát hạt nhân Liên Hợp Quốc sẽ cho phép cơ quan này tự do đi lại và giám sát các khu vực bị nghi ngờ đang chế tạo hạt nhân. Hoa Kỳ và các quốc gia phương Tây khác nghi ngờ Myanmar đã tìm kiếm và nhận được tư vấn hạt nhân cùng với công nghệ tên lửa đạn đạo của Bắc Triều Tiên, vi phạm lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc. Một quan chức Mỹ cho biết tên lửa và công nghệ tên lửa là mối quan tâm chính nhưng dấu hiệu của hoạt động hạt nhân “non trẻ” cũng đáng lo ngại.

Clinton cũng sẽ lưu ý các bước nhỏ bé của chính phủ đối với cải cách sau 50 năm cai trị quân sự qua các vụ đàn áp tàn bạo các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ như Suu Kyi và các thành viên của Liên đoàn Quốc gia cho đảng Dân chủ của bà.
Clinton ăn tối riêng (với Suu Kyi) ngày thứ năm và cuộc họp chính thức với Suu Kyi vào thứ Sáu có thể sẽ là những điểm nổi bật của chuyến thăm. Suu Kyi, người đã có ý định để ứng cử quốc hội trong cuộc bầu cử sắp tới, đã hoan nghênh chuyến đi của bà Clinton và nói với Obama trong một cuộc điện đàm hồi đầu tháng này rằng đối thoại với chính phủ sẽ là điều tích cực. Clinton đã gọi Suu Kyi là một biểu tượng đáng kính.
Suu Kyi nói rằng cô vẫn hỗ trợ sự trừng phạt của Mỹ với chính phủ nước mình, nhưng sẽ có khái niệm rõ hơn về cơ hội cho cải cách sau khi gặp bà Clinton.
Chuyến đi là sự phát triển lớn đầu tiên trong quan hệ Mỹ-Myanmar trong nhiều thập kỷ, sau khi chính quyền Obama đã phát động một nỗ lực mới để thúc đẩy cải cách trong năm 2009 với một gói ưu đãi cà rốt và cây gậy.
Một quan chức cấp cao đi kèm với Clinton về chuyến đi được mô tả nỗ lực ban đầu của chính quyền Hoa Kỳ là “thất bại tệ hại” nhưng cho biết tình hình đã được cải thiện đáng kể trong những tháng gần đây. Quan chức này giấu tên khi nói về suy nghĩ bên trong của chính quyền Hoa Kỳ.

Mối quan hệ hữu nghị được đẩy nhanh tiến độ khi Myanmar tổ chức cuộc bầu cử năm ngoái và sau đó đã có một chính phủ mới cam kết cởi mở hơn. Đặc phái viên của chính quyền HK đã thực hiện ba chuyến đi đến đất nước này trong ba tháng qua, và nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ về nhân quyền đã thực hiện một chuyến đi.
Những quan chức đó thúc đẩy Clinton thực hiện chuyến đi, như là một thử nghiệm có giá trị của cải cách bất chấp những rủi ro có thể thất bại.
Tổng thống Thein Sein, một cựu sĩ quan quân đội, đã đẩy mạnh cải cách sau khi Myanmar trải qua nhiều thập kỷ đàn áp của những chế độ quân sự tiếp nối nhau và đã hủy bỏ cuộc bầu cử năm 1990 mà Liên đoàn Quốc gia cho đảng Dân chủ của Suu Kyi đã giành thắng lợi.

Tuần trước, Quốc hội Myanmar đã thông qua một đạo luật bảo đảm quyền biểu tình, vốn đã không tồn tại trước đó, và cải tiến đã được thực hiện trong các lĩnh vực như phương tiện truyền thông và truy cập Internet và sự tham gia chính trị. NLD, đã tẩy chay những cuộc bầu cử khiếm khuyết trước đây, bây giờ đã đăng ký như một đảng phái.
Nhưng chính phủ nhậm chức tháng ba vẫn còn thống trị bởi một đảng chính trị mà thật sự là quân sự trá hình, và sự cam kết dân chủ cùng sự sẵn sàng hạn chế các mối quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc là không chắc chắn sẽ được thực thi.
Tham nhũng tràn lan, hàng trăm tù nhân chính trị vẫn còn bị bỏ tù và xung đột bạo lực dân tộc thiểu số tiếp tục ở phía bắc và phía đông của đất nước. Những nhà hoạt động nhân quyền cho biết chuyến thăm của bà Clinton sẽ được đánh giá dựa trên những cải tiến trong những điều kiện.
Quân đội Myanmar tiếp tục tra tấn và giết dân thường trong các chiến dịch để dập tắt một số quân nổi dậy trong một cuộc chiến lâu dài nhất thế giới, theo các nhóm nhân quyền. Họ nói rằng tội ác đang diễn ra chống lại các dân tộc thiểu số như là một lời nhắc nhở rằng những cải cách gần đây đã được tuyên bố bởi chính phủ quân sự và sau đó nhận được sự hậu thuẫn của các quốc gia trên toàn thế giới không hẵn là có lợi cho tất cả mọi người.
Những tổ chức cứu trợ đã báo cáo tội ác đã xảy ra gần nhất là tháng trước: Một trưởng thôn bị giết, cáo buộc các binh sĩ đã thực hiện, khi ông ấy giúp đỡ một nhóm nổi dậy, đôi mắt của ông ấy bị khoét và con trai 9 tuổi của ông ấy được chôn cất bên cạnh ông trong một ngôi mộ nông cạn. Lưỡi của cậu bé đã bị cắt mất.
Với dân tộc thiểu số chiếm khoảng 40% của 56 triệu người Myanmar và định cư tại một số vùng ở các khu vực biên giới giàu tài nguyên, giải quyết những cuộc xung đột tàn bạo này được xem bởi tất cả các bên là rất quan trọng. Cuộc chiến đã bứng gốc hơn 1 triệu người, bây giờ người tị nạn hoặc là ở trong nước hoặc là ở nước láng giềng Thái Lan và Bangladesh.
Và, mặc dù chính phủ đình chỉ một dự án đập gây tranh cãi của Trung Quốc hồi đầu năm nay, Trung Quốc đưa ra một dấu hiệu trước chuyến đi của bà Clinton bằng một cuộc gặp gở giữa Phó chủ tịch TQ với người đứng đầu lực lượng vũ trang của Myanmar vào ngày thứ hai.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết trong một tuyên bố rằng Phó chủ tịch Tập Cận Bình cam kết sẽ duy trì mối quan hệ chặt chẽ với Myanmar và khuyến khích tướng Min Aung Hlaing thúc đẩy những giải pháp cho những thách thức trong quan hệ hai bên.
Myanmar cũng vẫn bị xử phạt cứng rắn, ngăn cấm người Mỹ và các công ty Mỹ thực hiện các giao dịch thương mại trong nước.
Các quan chức Mỹ nói rằng chuyến đi của bà Clinton là một chuyến thăm tìm hiểu thực tế và sẽ không kết quả trong một nới lỏng của lệnh trừng phạt. Tuy nhiên, các quan chức cũng nói rằng sự nới lõng lệnh trừng phạt có thể được thực hiện nếu Myanmar chứng tỏ mình nghiêm túc về cải cách. Các bước khác được dự tính bao gồm nâng cấp quan hệ ngoại giao hai nước tới mức độ trao đổi đại sứ.
Mặc dù hy vọng cao, các quan chức Mỹ vẫn thận trọng về kết quả chuyến thăm của Clinton. Thận trọng đó đã được lặp lại bởi một số thành viên của Quốc hội, những người đã bày tỏ lo ngại rằng chuyến đi là một phần thưởng không xứng đáng cho chế độ.
“Tôi lo ngại rằng chuyến thăm của bộ trưởng ngoại giao gửi tín hiệu sai cho bọn côn đồ quân sự Miến Điện rằng hành động màu mè … là đủ cho Mỹ quan tâm đến chế độ,” Dân biểu Ileana Ros-Lehtinen, R-Fla. , Chủ tịch Ủy ban giao của Hạ Viện. “Chuyến thăm của Ngoại trưởng Clinton được xem như một hành động hoành tráng đối với một chế độ ngoài vòng pháp luật mà cơ bản DNA vẫn là tàn bạo.”
Thượng nghị sĩ Richard Lugar, R-Ind, thành viên cao cấp của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, và Dân Biểu Ed Royce, D-Calif, kêu gọi Clinton đặt vấn đề giao dịch của Myanmar với Bắc Triều Tiên là một ưu tiên hàng đầu của chuyến đi của mình.
Châu Xuân Nguyễn lược dịch

*
Clinton tests reforms on historic visit to Myanmar
By MATTHEW LEE | AP
NAYPYIDAW, Myanmar (AP) — Making a diplomatically risky trip to the long-isolated Southeast Asian nation of Myanmar, U.S. Secretary of State Hillary Rodham Clinton said she wanted to see for herself whether new civilian leaders are truly ready to throw off 50 years of military dictatorship — a test that includes rare face-to-face meetings with former members of the junta whose brutal rule made a poor pariah state of one of the region’s most resource-rich nations.
During her visit, Clinton will also encourage Myanmar, also known as Burma, to sever military and nuclear ties with North Korea.
Clinton arrived Wednesday in the capital of Naypyidaw on the first trip by a U.S. secretary of state to Myanmar in more than 50 years. She is to meet senior Myanmar officials Thursday before heading to the commercial capital of Yangon, where she will see opposition leader and Nobel peace laureate Aung San Suu Kyi, who is returning to the political scene after years of detention and harassment.
“I am obviously looking to determine for myself and on behalf of our government what is the intention of the current government with respect to continuing reforms both political and economic,” Clinton told reporters before her arrival here.
She declined to discuss the specific measures she would suggest or how the U.S. might reciprocate.
“We and many other nations are quite hopeful that these flickers of progress … will be ignited into a movement for change that will benefit the people of the country,” she said, echoing President Barack Obama when he announced he was sending her to Myanmar.
Clinton was greeted at Naypyidaw’s small airfield by a deputy foreign minister, several other officials and a large contingent of international press who were granted rare visas to cover her visit. But her presence here appeared to take second stage to the expected arrival Thursday of the prime minister of Belarus and his wife, to whom two large welcoming signs were erected at the airport and the road into the city. Belarus is often criticized for its poor human rights record and is subject to U.S. sanctions similar to those Myanmar is under.
No signs welcoming Clinton were visible as her motorcade bounced from the airport to the city on a bumpy cement road that was largely devoid of vehicles, with traffic police stopping small and scattered groups of cars, trucks and motorbikes at intersections.
The Obama administration is betting the visit will pay dividends, promoting human rights, limiting suspected cooperation with North Korea on ballistic missiles and nuclear activity and loosening Chinese influence in a region where America and its allies are wary of China’s rise.
Officials say Clinton will be seeking assurances from Myanmar’s leaders that they will sign an agreement with the U.N. nuclear watchdog that will permit unfettered access to suspected nuclear sites. The U.S. and other Western nations suspect Myanmar has sought and received nuclear advice along with ballistic missile technology from North Korea in violation of U.N. sanctions. A U.S. official said missiles and missile technology are of primary concern but signs of “nascent” nuclear activity are also worrying.
Clinton also will note the government’s baby steps toward reform after 50 years of military rule that saw brutal crackdowns on pro-democracy activists like Suu Kyi and members of her National League for Democracy party.
Clinton’s private dinner on Thursday and formal meeting with Suu Kyi on Friday probably will be the highlights of the visit. Suu Kyi, who intends to run for parliament in upcoming elections, has welcomed Clinton’s trip and told Obama in a phone call earlier this month that engagement with the government would be positive. Clinton has called Suu Kyi a personal inspiration.
Suu Kyi said Wednesday that she still supports U.S. sanctions against her country’s government, but will have a better idea of the chances for reform after she meets with Clinton.
The trip is the first major development in U.S.-Myanmar relations in decades and comes after the Obama administration launched a new effort to prod reforms in 2009 with a package of carrot-and-stick incentives.
One senior official accompanying Clinton on the trip described the administration’s early efforts as “abysmal failures” but said the situation had improved notably in recent months. The official spoke on condition of anonymity in order to discuss the administration’s internal thinking.
The rapprochement sped up when Myanmar held elections last year that gave power to a new government that pledged greater openness. The administration’s special envoy to Myanmar has made three trips to the country in the past three months, and the top U.S. diplomat for human rights has made one.
Those officials pushed for Clinton to make the trip, deeming a test of the reforms as worthwhile despite the risks of backsliding.
President Thein Sein, a former army officer, has pushed reforms forward after Myanmar experienced decades of repression under successive military regimes that canceled 1990 elections that Suu Kyi’s National League for Democracy party won.

Last week, Myanmar’s parliament approved a law guaranteeing the right to protest, which had not previously existed, and improvements have been made in areas such as media and Internet access and political participation. The NLD, which had boycotted previous flawed elections, is now registered as a party.
But the government that took office in March is still dominated by a military-proxy political party, and Myanmar’s commitment to democratization and its willingness to limit its close ties with China are uncertain.
Corruption runs rampant, hundreds of political prisoners are still jailed and violent ethnic conflicts continue in the country’s north and east. Human rights activists have said Clinton’s visit should be judged on improvements in those conditions.

Myanmar’s army continues to torture and kill civilians in campaigns to stamp out some of the world’s longest-running insurgencies, according to rights groups. They say ongoing atrocities against ethnic minorities serve as a reminder that reforms recently unveiled by the country’s military-backed government to worldwide applause are not benefitting everyone.
Aid groups have reported atrocities that occurred as recently as last month: A village leader was killed, allegedly by soldiers, for helping a rebel group, his eyes gouged out and his 9-year-old son buried beside him in a shallow grave. The boy’s tongue was cut out.
With minorities making up some 40 percent of Myanmar’s 56 million people and settled in some of its most resource-rich border regions, resolution of these brutal conflicts is regarded by all sides as crucial. The fighting has uprooted more than 1 million people, now refugees within their country or in neighboring Thailand and Bangladesh.
And, although the government suspended a controversial Chinese dam project earlier this year, China laid down a marker ahead of Clinton’s trip by having its vice president meet the head of Myanmar’s armed forces on Monday.
China’s Foreign Ministry said in a statement that Vice President Xi Jinping pledged to maintain strong ties with Myanmar and encouraged Gen. Min Aung Hlaing to push for solutions to unspecified challenges in relations.
Myanmar also remains subject to tough sanctions that prohibit Americans and U.S. companies from most commercial transactions in the country.
U.S. officials say Clinton’s trip is a fact-finding visit and will not result in an easing of sanctions. But officials also say that such steps could be taken if Myanmar proves itself to be serious about reform. Other steps being contemplated include upgrading diplomatic relations that would see the two countries exchange ambassadors.
Despite high hopes, U.S. officials remain decidedly cautious about prospects for Clinton’s visit. That caution has been echoed by some members of Congress, who have expressed concern that the trip is an undeserved reward for the regime.
“I am concerned that the visit of the secretary of state sends the wrong signal to the Burmese military thugs that cosmetic actions … are sufficient for the U.S. to engage the regime,” said Rep. Ileana Ros-Lehtinen, R-Fla., chairwoman of the House Foreign Affairs Committee. “Secretary Clinton’s visit represents a monumental overture to an outlaw regime whose DNA remains fundamentally brutal.”
Sen. Richard Lugar, R-Ind., the ranking member of the Senate Foreign Relations Committee, and Rep. Ed Royce, D-Calif., urged Clinton to make Myanmar’s dealings with North Korea a top priority of her trip.

Không có nhận xét nào: