Phạm Anh Tuấn TTHN dịch
Từ khi chết hôm thứ bảy, tài ngoại giao của Kim Jong Il đã được viết rất nhiều. Nhà độc tài Bắc Triều Tiên, sau khi thừa kế quyền lực từ cha mình vào năm 1994, đóng kịch quyền lực nhung rất tài tình. Ông cỗ vũ chương trình vũ khí hạt nhân phi pháp của mình để làm những quyền lực lớn hơn yên vị. Ông là, như Phụ Tá Wendy Sherman nói với tờ New York Times, “thông minh, hiểu biết, tự tin, đạo diễn bậc thầy của tất cả những gì ông nguyên cứu.”
Trên thực tế, thành tựu duy nhất của ông Kim – sự sống còn quyền lực của mình – là qua các tính toán đòi hỏi tự quan tâm của các cường quốc xung quanh hơn là so với sự khôn ngoan của hắn. Hàn Quốc, một nền dân chủ thịnh vượng, tư bản chủ nghĩa, sợ gánh nặng tài chính từ một cuộc sáp nhập bất ngờ với nửa phía bắc nghèo khổ. Trung Quốc, với ảnh hưởng lớn nhất lên chế độ Bắc Triều Tiên, lo ngại một quyền lực mạnh, thân phương Tây, (có thể) có vũ khí hạt nhân Hàn Quốc chảy dài đến sông Áp Lục. Hoa Kỳ, trong việc đối phó với Trung Quốc, luôn luôn đưa các ưu tiên khác cao hơn so với lợi ích của nhân dân Bắc Triều Tiên.
Vì vậy, không ai muốn chế độ sụp đổ, mặc dù đây là quan tâm của nhân dân Bắc Triều Tiên. Đối với số phần trăm dân số đã bị bỏ đói hoặc đày tới các Gulag, hoặc cả hai, dưới sự chỉ huy của mình, ông Kim được xếp ngang hàng với Hitler, Mao, Stalin và Pol Pot.
Vì Bắc Triều Tiên bế quan, không thể biết có bao nhiêu người đã chết trong nạn đói những năm 1990. Một số ước tính là 2 triệu với dân số khoảng 20 triệu người. Stephan Haggard và Marcus Noland, qua một công trình, cho là từ 600 ngàn người đến 1 triệu, hoặc 3 đến 5% dân số. Và nạn đói, họ nói, đưa đến “tình trạng thiếu thực phẩm kinh niên” trong đó “nhân dân Bắc Triều Tiên tiếp tục bị suy dinh dưỡng tàn phá.”
Mặc dù ông Kim đã không chủ ý gây ra nạn đói, tội của ông rành rành ở đó. “Thủ phạm thực sự là sự nhẫn tâm, tàn ác”, Amartya Sen đã viết trong lời mở đầu của mình trong nghiên cứu Haggard-Noland, “kết hợp với một quyết tâm… không cho phép bất kỳ thay đổi chính trị nào”. Quyết tâm đó giải thích lý do tại sao các nhà cai trị của Bắc Triều Tiên duy trì một mạng lưới các trại tập trung giữ 200 ngàn (hoặc nhiều hơn) người để tra tấn, khủng bố và tử hình thường xuyên. Và mặc dù Liên Hiệp Quốc đã chính thức thừa nhận một “trách nhiệm bảo vệ” dân thường bị ngược đãi bởi chính chế độ của họ, Gulag thế kỷ 21, nổi tiếng và đủ chứng cớ, hầu như không được đề cập đến khi Hoa Kỳ và các quan chức nước khác đàm phán với chế độ.
Liệu mô hình này có tiếp tục không khi một người 27 tuổi không tiếng tăm, không bị kiểm tra, không đủ tiêu chuẩn – con trai của nhà độc tài – cố kế thừa một quốc gia? Tất nhiên sẽ có mối quan tâm giữa các quốc gia khác về sự ổn định của Bắc Triều Tiên. Quân đội đã thể hiện sự sẵn sàng để đả kích, và thường dân tại Hàn Quốc và Nhật Bản ở trong tầm bắn của vũ khí Bắc Triều Tiên. Các nước khác sẽ tìm cách trấn an các lãnh đạo mới là họ không đối mặt với một cuộc tấn công và cảnh báo là họ không đưa ra các hành vi khiêu khích.
Chúng ta sẽ yêu cầu khi những tín hiệu trên được đưa tới các lãnh đạo Bắc Triều Tiên, và chính sách trong tương lai được đưa ra, một trong những yếu tố mới cần được thêm vào: số phận của người nô lệ Bắc Triều Tiên.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét