Thứ Tư, 7 tháng 12, 2011
Cờ Vàng Việt Nam – Chính Nghĩa Quốc Gia
Cờ Vàng là lá cờ đầu tiên của dân tộc Việt Nam (40AD-2008AD)
Dưới lá cờ này Hai Bà Trưng đã chống lại triều đại nhà Hán, đền nợ nước trả thù nhà, sau khi Tô Định một viên quan nhà Hán được cử sang Việt Nam làm thái thú xứ Giao Chỉ( tên gọi của người Việt nam xưa) tên thái thú Tô Định tham lam, tàn bạo, vơ vét bốc lột của cải của dân ta, dân tộc ta phải làm tôi mọi cho các viên quan nhà Hán, khắp nơi người dân oán than, các phong trào nổi dậy chống lại nhà Hán càng nhiều, Thi Sách (chồng Trưng Trắc) lúc đó là huyện lệnh huyện Châu Diễn do quá bất bình với chính sách cai trị của bọn Đông Hán (Trung Quốc) nên đã vận động nhân dân chống lại giặc Hán, Thi Sách đã viết thư cảnh cáo cho Tô Định
Nguyên tác bằng chữ Hán, tạm dịch:
Phương Nam tuy nhỏ nhưng ức vạn sinh linh cũng là con đỏ của triều đình cả; kẻ đi tuyên dương đức hóa, cốt phải lấy việc yên dân trước hết.
Ngươi (chỉ Tô Định) nay làm việc chính trị, bắt tội người nói thẳng, bầy mưu hay, yêu kẻ luồn lọt bợ đỡ, cho hầu gái được nhúng vào chính trị, cho nịnh thần được chuyên quyền. Lúc nào cũng bô bô nói chuyện thương dân, thế mà tấm lòng bóc lột kẻ dưới ngày càng dữ! Rán mỡ dân để thỏa lòng dục, cậy mình sức mạnh thể như gươm Thái A sắc bén, nào biết cơ mình nguy ngập như giọt sương sớm dễ tan!
Nếu không sửa đổi chính sách cho rộng rãi thì nguy vong đến nơi đấy!
Tô Định đem đại quân đến đàn áp, ông bị giết chết năm Kỷ Hợi (39).Để Trấn áp tinh thần người Việt.
(trụ đồng mã viện)
Tháng 2, năm Canh Tý (40) Hai Bà Trưng đã quyết tâm phất lá cờ vàng của dân tộc Việt Nam đánh đuổi giặc Hán đền nợ nước trả thù nhà Tô Định bèn phải trốn chạy về phương Bắc, hai Bà Trưng với khí thế hào hùng đã lấy được 65 thành ở Lĩnh Nam. Trưng Trắc tự lập làm vua, xưng là Trưng Nữ Vương, việc này đã làm cho nhà Hán tức giận và lệnh cho Mã Viện khi đó được phong là Phục Ba Tướng Quân,sang đánh chiếm lại phương Nam.
Năm Quý Mão (43), Hai Bà Trưng chống cự lại với quân nhà Hán, thế cô bị thua, hai bà nhảy xuống sông tuẩn tiết không đầu hàn giặc. Mã viện liền cho dựng 1 trụ đồng cắm vào đất Giao Chỉ có khắc chữ “trụ đồng chiết, dao chỉ diệt” với mục đích trấn iếm long mạch nước ta , ko cho những người phụ nữ nước ta sinh được nhân tài mãi mãi làm nô lệ cho nhà Hán.
Long Tinh Kỳ
Long Tinh Kỳ:
Nhà Nguyễn từ 1802 đến 1863, và tiếp tục được dùng sau này khi Pháp xâm chiếm Việt Nam cho đến năm 1885.
“Long Tinh Kỳ” với “Kỳ” là cờ; “Long” là rồng, biểu tượng cho hoàng đế, có màu vàng với râu tua màu xanh dương, tượng trưng cho Tiên và đại dương là nơi rồng cư ngụ; “Tinh” là ngôi sao trên trời, cũng là màu đỏ, biểu tượng cho phương Nam và cho lòng nhiệt thành, chấm ở giữa. Từ khi Pháp tấn công lãnh thổ Việt Nam, cờ long tinh (nền vàng viền lam chấm đỏ) vẫn được dùng như biểu tượng quyền lực của nhà Nguyễn. Đến năm 1885, người Pháp không chấp thuận cho vua Đồng Khánh dùng Long Tinh Kỳ nữa vì lá cờ này thể hiện sự chống đối Pháp (vua Hàm Nghi dùng lá cờ này khi chống Pháp). Triều đình Đồng Khánh dùng lá cờ mới cũng có nền vàng, nhưng màu đỏ thì gồm hai chữ Hán Đại Nam, quốc hiệu của nước Việt Nam lúc đó, và lá cờ có tên Đại Nam Kỳ. Tuy nhiên, những chữ viết trên lá cờ không thực sự giống với các nét chữ Hán của quốc hiệu Đại Nam.
cờ Đông Dương do Pháp bảo hộ
Trong thời kỳ Pháp thuộc, chính quyền bảo hộ Pháp trên toàn Liên bang Đông Dương sử dụng lá cờ có nền vàng và ở góc trái trên cao là hình quốc kỳ Pháp, từ năm 1923 đến khi bị Nhật lật đổ vào 9 tháng 3 năm 1945
Long Tinh Kỳ 1863 đến 1885
Long Tinh Ky 1863 đến 1885:
Tại từng vùng thuộc địa trên lãnh thổ Việt Nam, Nam kỳ dùng quốc kỳ Pháp (còn gọi là cờ tam sắc), Bắc kỳ và Trung kỳ dùng cờ biểu tượng cho vua nhà Nguyễn. Cờ nhà Nguyễn có 4 cờ theo từng giai đoạn sau.
Đại Nam Kỳ 1885 đến 1890
Đại Nam Kỳ 1885 đến 1890
Co Vang Ba Soc Do
Co Vang Ba Soc Do
—
1890 đến 1920 thời vua Thành Thái. Pháp bắt đầu đánh chiếm cửa Thuận An năm 1883, chiếm miền Nam và gây áp lực cho nhà vua giao chính quyền. Vua Thành Thái kiên quyết chống Pháp. Đến nǎm 1916 ông đày ra đảo Réunion cùng với con trai là vua Duy Tân.
Cờ này tuy giống với cờ của Việt Nam Cộng Hoà nhưng có ý nghĩa hơi khác rằng màu vàng là màu da của người Việt, 3 dòng máu đỏ Bắc Trung Nam một nhà, quyết tâm thống nhất đất nước.
Cờ Long Tinh: 1920 đến 09.03.1945
Cờ Long Tinh: 1920 đến 09.03.1945.
Sau khi Thành Thái và Duy Tân bị Pháp bắt đi đày, Khải Định lên ngôi theo quan điểm thân Pháp đã thay đổi cờ. Ông dùng cờ nền vàng và một sọc đỏ lớn vắt ngang, và cũng gọi cờ này là cờ long tinh.
Trong hình này có thể thấy cờ Long Tinh
được treo tại Thành Huế năm 1924.
Sau khi Nhật đảo chính Pháp, Hoàng đế Bảo Đại tuyên bố độc lập. Ngày 11.03.1945, ông tuyên bố hủy bỏ Hòa ước Quý Mùi 1883 và Hòa ước Giáp Thân 1884. Chính phủ độc lập được thành lập ngày 17.04.1945, đứng đầu là nhà học giả Trần Trọng Kim. Quốc hiệu được đổi thành Đế quốc Việt Nam và, ngày 8 tháng 5 năm 1945, quốc kỳ được chọn gọi là cờ quẻ Ly. Cờ này cũng nền vàng, ở chính giữa có một quẻ Ly màu đỏ. Quẻ Ly là một trong 8 quẻ của bát quái và gồm một vạch liền, một vạch đứt và một vạch liền; bề rộng của các vạch này chỉ bằng một phần bề rộng chung của lá cờ.
Cờ quẻ Ly
Cờ quẻ Ly
Là cờ của cả nước Việt Nam, nhưng trong thực tế Nhật vẫn cai trị Nam kỳ. Sau khi Nhật đầu hàng quân Đồng Minh, Nam kỳ mới được trao trả ngày 14 tháng 8 năm 1945, nhưng 10 ngày sau đó Hoàng đế Bảo Đại thoái vị. Nam Kỳ, thực tế, chưa bao giờ dùng cờ quẻ Ly.
Long Tinh Kỳ sau 1945
Long Tinh Kỳ sau 1945
Long Tinh Kỳ sau 1945
Trong thời kỳ này, Long Tinh Kỳ trở thành lá cờ của hoàng đế, chỉ treo ở Hoàng thành Huế hoặc mang theo những nơi vua tuần du, gọi là Long Tinh Đế Kỳ.
Long Tinh Đế Kỳ có sửa đổi nhỏ so với Long Tinh Kỳ trước đó: nền vàng đậm hơn và sọc đỏ thu hẹp lại bằng 1/3 chiều cao lá cờ, để tương xứng với cờ Quẻ Ly.
Cờ năm sọc:
Cờ năm sọc
Cờ năm sọc:
Ý nghĩa của lá cờ là ba phần Việt, Miên, Lào trong Liên bang Đông Dương sống hòa bình thịnh vượng (màu xanh lam và màu trắng).
Lá cờ này tồn tại được 2 năm cho đến khi chính quyền Nam kỳ quốc giải thể và sát nhập vào Quốc gia Việt Nam của Bảo Đại ngày 02.06.1948.
Quốc Kỳ Việt Nam Cộng Hòa
Quốc Kỳ Việt Nam Cộng Hòa
Quốc Kỳ Việt Nam Cộng Hòa
Có nền vàng với ba sọc đỏ và hai sọc vàng chen nhau nằm vắt ngang ở giữa, tượng trưng cho quẻ Càn trong Bát Quái, giống như cờ của An Nam trong thời gian từ 1890 đến 1920, có thông tin cho rằng ba sọc đỏ trên lá cờ còn tượng trưng cho ba miền của Việt Nam. Bề ngang của mỗi sọc đỏ và vàng này bằng nhau và bề ngang chung của năm sọc bằng một phần ba bề ngang chung của lá cờ.
Ngày 02.06.1948, chính phủ lâm thời Nguyễn Văn Xuân chính thức dùng lá cờ vàng ba sọc đỏ làm quốc kỳ của Quốc gia Việt Nam. Lá quốc kỳ vàng ba sọc đỏ sau này tiếp tục là quốc kỳ chính quyền Quốc gia Việt Nam (1949-1955), và sau đó là quốc kỳ cho suốt thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Việt Nam Cộng hòa (1955-1975).
Hồ Sơ Bán Nước Phạm Văn Đồng
Dưới lá cờ này nhân dân miền nam Việt Nam đã chiến đấu chống lại thảm họa cộng sản trên toàn thế giới, và xây dựng nền cộng hòa cho đất nước Việt Nam, đưa tổ quốc Việt Nam thành một cường quốc châu á về quân sự lẫn kinh tế, những anh hùng vị quốc vong thân như trận hải chiến Hoàng Sa.
(http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BA%A3i_chi%E1%BA%BFn_Ho%C3%A0ng_Sa_1974), hải quân Việt Nam Cộng Hòa 74 liệt sĩ đã chiến đấu bảo vệ quần đảo thiên liên của tổ quốc mà thủ tướng cộng sản Phạm Văn Đồng đã ký công hàm nhượng chủ Quyền cho Trung Cộng 14/9/1974 để đổi lấy vũ khí và quân đội thực hiện cuộc xâm chiếm miền nam . Sau khi quân dân miền nam thất thủ, các vị tướng lãnh VNCH đã tuẫn tiết hy sinh quyết không đầu hàng cộng sản, bạo vệ người dân di tản tránh sự trả thù hèn hạ của cộng sản. Sau năm 1975 cho đến nay, lá cờ Việt Nam Cộng hòa được chính quyền của nhiều thành phố và tiểu bang thuộc Hoa Kỳ công nhận. Người Việt ở nước ngoài vẫn coi lá cờ này là biểu tượng TỰ DO cho cộng đồng và các di sản của Người Việt Hải Ngoại.
Cờ đỏ sao vàng
Cờ đỏ sao vàng
Lá cờ này xuất hiện lần đầu tiên tại Khởi nghĩa Nam Kỳ ngày 23 tháng 11 năm 1940 cũng có thông tin nói nó xuất hiện đầu tiên ở tỉnh Phuc Kiến Trung Quôc, nên có người gọi là cờ “Tàu con”, đây thật ra là lá cờ của đảng cộng sản Việt Nam.
Sau năm 1975 đảng cộng sản Việt Nam đưa lá cờ của đảng cộng sản Việt Nam đàn em của đảng cộng sản quốc tế lên làm lá cờ của tổ quốc Việt Nam, màu đỏ tượng trưng cho lý tưởng cách mạng cộng sản, ngôi sao màu vàng tượng trưng cho năm tầng lớp giai cấp:sĩ , nông , công, thương, binh.
Xét về mặt ý nghĩa lá cờ này không có ý nghĩa gì với dân tộc Việt Nam, vì nó đã mất đi tính truyền thống nền vàng của dân tộc và biểu tượng sao vàng và năm tầng lớp đại diện cho học thuyết thế giới đại đồng của chủ nghĩa cộng sản, ta có thể thấy sự trùng khớp ở các nước cộng sản ở màu cờ đỏ và ngôi sao năm cánh, dưới lá cờ này đất nước Việt Nam bị nô lệ cho ngoại bang về mọi mặt, phụ nữ Việt Nam bị nô lệ tình dục cho các nước tư bản qua hình thức lấy chồng nước ngoài,hợp tác lao động, văn hóa lich sử dân tộc không được chú trọng mà thay vào đó là các văn hóa cách mạng lịch sử kháng chiến của đảng cộng sản Việt Nam với đường lối “ ta thắng địch thua” hay trong văn thơ của nhà thơ cách mạng cộng sản lỗi lạc Tố Hữu
“Stalin! Stalin!
Yêu biết mấy, nghe con tập nói
Tiếng đầu lòng con gọi Stalin!
Chú thích( stalin tổng bí thư cộng sản liên xô,bị nhân dân nước Nga và thế giới xem là tội đồ vì tội ác chống lại nhân loại)
Vì nếu cộng sản VN chú trọng vào các lĩnh vực văn hóa lịch sử của dân tộc Việt Nam qua các thời đại, thì sẽ có sự so sánh của người dân Việt Nam về cái gọi là đỉnh cao xã hội chủ nghĩa, nơi mà họ đang sống còn thua thời của vua Quan Trung, đất đai biển đảo bị mất vào tay ngoại xâm Trung Quốc, như Thác Bản Dốc, Hoàng Sa, Trường Sa, Ải Nam Quan…
Việt Nam từ sau khi 30/4/1975 luôn là nước đội sổ về tình trạng vi phạm nhân quyền,tự do tôn giáo đói nghèo,lạc hậu và tham nhũng nhất thế giới, luôn khiếp nhược trước kẻ thù thông qua công hàm của Phạm Văn Đồng, và những hình ảnh sau cho ta thấy được điều đó, và đây cũng là lý do tại sao cộng sản Việt Nam luôn tìm cách bắt bớ đàn áp những người dân muốn nói lên sự thật.
Nghĩa trang tôn thờ ngoại bang của cs
Đền tôn thờ ngoại bang của cs
csVN nhu nhược dâng hoa cho Ngoại Bang
(nghĩa trang của ngoại bang trên đất nước Việt Nam trong sự kiện 1979 khi Đặng Tiểu Bình muốn “dạy cho Việt Nam 1 bài học”, quân đội Trung Quốc đã đánh chiếm 6 tỉnh phía Bắc và giết hại đồng bào ta nay lại được nhà nước Việt Nam vinh danh )
( Tấm bia tố cáo tội ác của quân xâm Lược Trung Quốc được đồng bào ta dựng lên nay đã bị chính quyền Việt Nam cho đập phá vì yếu tố ngoại giao nhu nhược)
Xuyên tạc lịch sử
Những hình ảnh sau đây cho ta thấy đoàn nghệ thuật Việt Nam được nhà nước VN cử sang Trung Quốc giao lưu văn hóa
Hình ảnh “Phục Ba Miếu Hội” tại Đông Hưng năm 2008 đến năm 2010.
Nhìn ra bên ngoài: Việt-Trung hữu nghị. Đoàn văn công Việt nam kính viếng.
Tượng Phục Ba Tướng Quân. Chắc “ngài” rất hài lòng!
Tướng quân xuất hiện! (Bà đồng Trung Quốc nhập vai Mã Viện).
Gọi hồn Mã Viện thì phải có Hai Bà Trưng! Hai Bà Trưng và Thi Sách của đoản nghệ nhân Việt Nam.
Thuyết minh cho cuộc giao lưu
Văn tế Mã Viện phiên âm ra tiếng Việt. Có chỉnh sửa chính tả cho rõ ràng để người Việt Nam phát âm chuẩn. Không khéo “ngài” giận thì bay đầu!
Hai Bà Trưng, Bà Lê Chân, Thi Sách đọc văn tế Mã Viện.
Vừa đọc vừa dò. Màn này chưa quen với văn công Việt Nam, đây là một nghi lễ của Trung Quốc.
Hai Bà Trưng múa hát ngợi ca công đức Phục Ba Tướng Quân ( Mã Viện ).
Cùng những nữ tướng thuộc quyền của Hai Bà Trưng: Ngọc Phượng Công Chúa, Khâu Ni Công Chúa, Bà Chúa Bầu, Đệ Bát Vị Đông Cung, Ngọc Lâm Công Chúa, Thiều Hoa v.v…Tất cả được chính phủ Việt Nam gửi sang Quảng Tây thăm Mã Viện. Màn chập chén truyền thống Việt Nam!
Đến màn quy thuận Hán tộc, Hai Bà Trưng phục trang Kinh tộc thiểu số theo hầu rượu, dâng kiếm cho Mã Viện.
Lễ nhập đồng. Gọi hồn Mã Viện chứng giám Hai Bà Trưng sang chuộc tội ở Quảng Tây.
Lên đồng!
Đồng nhập! Dâng rượu cho “ngài”
Biểu diễn võ thuật! Những đường quyền chinh phục Giao Chỉ theo nhịp xướng họa của văn công Việt Nam.
Biểu diễn Lân Sư. “Hai Bà” ngồi nhìn.Một bà hớn hở, một bà đăm chiêu. Bà còn nhớ đất Giao Châu hay một chiều bên dòng sông Hát?
Nhận thư pháp lưu niệm của “bạn bè”
Sự Tương Đồng của lá cở cộng sản các nước
Qua những dẫn chứng trên tất cả chúng ta có thể thấy rõ lá cờ của cộng sản Việt Nam là lá cờ nô lệ của cộng sản quốc tế, và không có liên hệ gì với truyền thống yêu nước của nhân dân ta, sau 1975 cộng sản Việt Nam đã đưa lá cờ này lên làm lá cờ của đất nước VN xóa bỏ lá cờ vàng truyền thống của dân tộc, đặt dân tộc và tổ quốc bên dưới chủ nghĩa cộng sản, chính vì vậy ở Việt Nam chỉ có đảng lãnh đạo, đảng làm chủ, đảng quản lý và được lý luận biện hộ “ ý đảng lòng dân” mỗi con người chúng ta xin đừng vô cảm hãy hành động hãy hãy cất tiêng nói của mình để cứu nguy tổ quốc thoát khỏi thảm họa cộng sản, hãy nêu cao tinh thần dân tộc , chính nghĩa quốc gia,hãy nhìn nhận lá cờ vàng tổ quốc mà ông cha ta đã hy sinh xương máu, giành lại từng tấc đất và nền độc lập cho tổ quốc Việt Nam
Nguyễn Quốc Thiện (Tuổi Trẻ Yêu Nước)
Bài viết sử dụng tư liệu của nhiều nguồn
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét