Pages

Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2011

Credit Suisse ‘sẽ nắm cổ phần Sacombank’

Ông Trần Xuân Huy (phải) của Sacombank và đại diện
Credit Suisse (tại một buổi ký thỏa thuận hợp tác)
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín có thể bán khoảng 15% cổ phần cho Credit Suisse, hãng tin tài chính Bloomberg đưa tin ngày 21/12/2011.
Bloomberg dẫn ông Trần Xuân Huy, Tổng giám đốc Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín - Sacombank nói "Chúng tôi muốn bán cổ phần cho Credit Suisse nhiều ở mức luật hiện hành cho phép, tức là 15%".

Ông Huy cho biết thêm việc bán cổ phần "có thể được tiến hành dần dần cho đến khi cổ phần được bán ra tới tối đa mà cả hai bên đồng ý."
Bloomberg cho hay giá cổ phiếu của Sacombank tăng ở mức cao nhất (1,4%), đạt ngưỡng 15000 VND, là ngưỡng cao nhất kể từ 23/11/2011.
Việc Sacombank bán cổ phần được lên kế hoạc theo sau thỏa thuận theo đó Vietcombank bán 15% cổ phần cho Mizuho Financial Group Inc.

Vai trò chủ nợ
Credit Suisse từng được chọn để tư vấn cho giao dịch Vietcombank bán cổ phần này.
"Chúng tôi muốn bán cổ phần cho Credit Suisse nhiều ở mức luật hiện hành cho phép, tức là 15%"
Trần Xuân Huy, Tổng giám đốc Sacombank
Các ngân hàng quốc tế mua cổ phần ngân hàng tại Việt Nam gồm HSBC, có cổ phần ở Techcombank; Standard Chartered nắm cổ phần tại Asia Commercial Bank; và ANZ cũng có cổ phần tại Sacombank.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình đang khuyến khích các vụ sáp nhập và mua cổ phần để giúp các ngân hàng yếu tại Việt Nam.
Credit Suisse và Sacombank đã ký kết một biên bản ghi nhớ vào hôm 20/12 để giúp ngân hàng "tăng cường khả năng cạnh tranh của họ," theo một tuyên bố gửi qua e-mail từ Sacombank.
Ông Adam Harper, người phát ngôn cho Credit Suisse tại Hong Kong từ chối bình luận khi Bloomberg liên lạc vào ngày hôm 21/12.
Credit Suisse AG là ngân hàng đại diện cho các chủ nợ, giàn xếp cho hợp đồng cho Vinashin vay 600 triệu USD qua trái phiếu hồi năm 2007.
Giới quan sát nhận định dường như có sự bất đồng giữa các chủ nợ nước ngoài khi một trong các chủ nợ đơn phương khởi kiện Vinashin và 21 công ty liên đới tại Việt Nam ra tòa ở London.
Vào mùa thu năm 2010, các chủ nợ nước ngoài, ban đầu gồm Credit Suisse, Depfa Bank, Elliott Advisors, Maybank, và Standard Chartered lập ban xử lý khoản nợ khó đòi nhưng sau đó Standard Chartered bỏ hồi tháng Tư.
Kế đến là Elliott Advisors cũng rút khỏi ban này và đã lựa chọn giải pháp đâm đơn lên Bấm tòa án Thương mại thuộc tòa Thượng Thẩm ở London sau khi Vinashin không trả được nợ đáo hạn và lãi đi vay.

Không có nhận xét nào: