Từ 01/01/2012, châu Âu đánh thuế CO2 đối với các hãng hàng không |
Sau khi Tòa án châu Âu ra phán quyết bác bỏ khiếu nại của các hãng hàng không Mỹ về quyết định của Liên Hiệp Châu Âu đánh thuế CO2 đối với các chuyến bay qua châu lục này, vào ngày hôm qua 21/12/2011, Mỹ và Trung Quốc đã lên tiếng phản đối.
Quyết định kể trên của Liên Hiệp Châu Âu, được chuẩn bị từ năm 2008, sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2012, theo đó, các hãng hàng không có máy bay quá cảnh qua châu Âu phải bỏ tiền mua 15% lượng khí thải CO2. Ước tính các công ty hàng không sẽ phải trả 380 triệu euro cho loại thuế này trong năm 2012. Số tiền này sẽ được đầu tư cho công cuộc chống biến đổi khí hậu. Châu Âu dự kiến sẽ trừng phạt các công ty nào không tuân thủ, với số tiền là 100 €/tấn CO2 và cấm bay trên bầu trời châu Âu.
Ngày hôm qua 21/12, bộ trưởng Giao thông Hoa Kỳ tuyên bố: « Mỹ phản đối quyết định kể trên của châu Âu cả trên phương diện pháp lý lẫn chính trị », và coi đây là việc châu Âu « áp đặt đường lối chính trị riêng của mình đối với các nước khác ».
Còn ngày hôm nay, người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định, Bắc Kinh không chấp nhận quyết định đơn phương của Liên Hiệp Châu Âu. Trung Quốc cũng bày tỏ « hy vọng rằng Liên Hiệp Châu Âu sẽ hành động thận trọng và có một lập trường thực tế, nhờ việc tham khảo ý kiến Trung Quốc và các đối tác khác ».
Xin nhắc lại là, trước đó, ngày 16/12, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đã gửi thư đến bà Connie Hedgaard, ủy viên Châu Âu về khí hậu - người phụ trách hồ sơ này, khuyến cáo Châu Âu nên từ bỏ biện pháp kể trên, hoặc ít nhất cũng trì hoãn việc áp dụng, « nếu không sẽ bị trả đũa ». Theo AFP, một nhà công nghiệp hàng không Mỹ ẩn danh cho biết, phán quyết của Tòa án Châu Âu « có nguy cơ gây ra một cuộc chiến thương mại giữa châu Âu và Hoa Kỳ ».
Tuy nhiên, thái độ của châu Âu về vấn đề này là rất cương quyết. Ngày hôm qua, ủy viên phụ trách hồ sơ khí hậu châu Âu Connie Hedgaard đã thông báo trên trang tweeter của bà, theo đó, Liên Hiệp Châu Âu muốn « các công ty hàng không Mỹ tuân thủ luật pháp châu Âu, cũng như Liên Hiệp Châu Âu tuân thủ luật pháp Mỹ », và thời điểm áp dụng biện pháp này vẫn sẽ được giữ nguyên.
Thậm chí, bà ủy viên châu Âu về khí hậu còn khuyên các hãng hàng không nào gặp khó khăn, nên đưa số thuế này vào giá vé. Bà cho rằng việc các công ty hàng không đưa số tiền thuế đánh vào toàn bộ lượng khí thải vào giá vé của hành khách là điều chính đáng. Tổng giá trị của nguồn thu này có thể lên tới 20 tỷ euro, bao gồm cả số tiền từ 85% lượng khí thải được miễn thuế.
Ngày hôm qua 21/12, bộ trưởng Giao thông Hoa Kỳ tuyên bố: « Mỹ phản đối quyết định kể trên của châu Âu cả trên phương diện pháp lý lẫn chính trị », và coi đây là việc châu Âu « áp đặt đường lối chính trị riêng của mình đối với các nước khác ».
Còn ngày hôm nay, người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định, Bắc Kinh không chấp nhận quyết định đơn phương của Liên Hiệp Châu Âu. Trung Quốc cũng bày tỏ « hy vọng rằng Liên Hiệp Châu Âu sẽ hành động thận trọng và có một lập trường thực tế, nhờ việc tham khảo ý kiến Trung Quốc và các đối tác khác ».
Xin nhắc lại là, trước đó, ngày 16/12, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đã gửi thư đến bà Connie Hedgaard, ủy viên Châu Âu về khí hậu - người phụ trách hồ sơ này, khuyến cáo Châu Âu nên từ bỏ biện pháp kể trên, hoặc ít nhất cũng trì hoãn việc áp dụng, « nếu không sẽ bị trả đũa ». Theo AFP, một nhà công nghiệp hàng không Mỹ ẩn danh cho biết, phán quyết của Tòa án Châu Âu « có nguy cơ gây ra một cuộc chiến thương mại giữa châu Âu và Hoa Kỳ ».
Tuy nhiên, thái độ của châu Âu về vấn đề này là rất cương quyết. Ngày hôm qua, ủy viên phụ trách hồ sơ khí hậu châu Âu Connie Hedgaard đã thông báo trên trang tweeter của bà, theo đó, Liên Hiệp Châu Âu muốn « các công ty hàng không Mỹ tuân thủ luật pháp châu Âu, cũng như Liên Hiệp Châu Âu tuân thủ luật pháp Mỹ », và thời điểm áp dụng biện pháp này vẫn sẽ được giữ nguyên.
Thậm chí, bà ủy viên châu Âu về khí hậu còn khuyên các hãng hàng không nào gặp khó khăn, nên đưa số thuế này vào giá vé. Bà cho rằng việc các công ty hàng không đưa số tiền thuế đánh vào toàn bộ lượng khí thải vào giá vé của hành khách là điều chính đáng. Tổng giá trị của nguồn thu này có thể lên tới 20 tỷ euro, bao gồm cả số tiền từ 85% lượng khí thải được miễn thuế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét