Pages

Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2011

Hoàng Sa – đối phương và đa phương. Không song phương.

ĐOÀN NAM SINH / Quechoablog
Chữ song đã cho thấy cả hai cùng hướng về một phía. Mỹ viện trợ cho VNCH cũng đa phương, nhiều cánh, dù tiền là tiền của Mỹ, nhằm tránh tiêu lòn, thế mà chẳng được vì bộ máy VNCH quá tham nhũng. Thực chất, các nước đồng minh với Mỹ trong chiến cuộc Việt Nam tham gia vào chuỗi viện trợ ấy đã vớ bở. VNCH cứ đòi viện trợ song phương, học giả họ hỏi lại song là song thế nào ? Cùng viện trợ cho ai thì bảo song, chứ thằng cho thằng nhận mà bảo song (!).
Nay Trung quốc đòi ta và các quốc gia có quyền lợi ở biển Đông đàm phán song phương, cùng khai thác, cùng thắng,…nhưng chủ quyền lâu dài vẫn là của Trung quốc. Nhà “ngoại giao” ta hào hứng khi nói về Trường sa đàm phán đa phương còn Hoàng Sa thì song phương, song là song thế nào chứ.


Toán học vectơ cho thấy có hai vectơ đồng phương, thì có thể cùng chiều hoặc trái chiều. Trái chiều nhau là đối đầu, là đối phương, khẳng định thế. Không có chuyện kẻ cướp dùng vũ lực cướp biển đảo của cha ông ta lại bảo kẻ bị cướp ngồi vào cùng đàm phán song phương, có mà bị mua chuộc từ nóc.
Ấy thế mới có lắm nhà nọ nhà kia hỗng về lịch sử nước nhà, như tên Chiến đo đo ở ban Biên giới, ví dụ, nhìn thì chưa khắp bàn cờ mà dám đăng đàn nói vung về đường lối chiến lược ngoại…rao.
Sử học cho thấy tổ tiên ta đã khai thác và làm chủ biển Đông từ xa xưa. Đến thế kỷ 17, nhà Nguyễn tổ chức ra Đội Hoàng sa kiêm quản Trường sa. Để làm gì ? Thu các sản vật, chủ yếu là của các tàu thuyền đi qua vùng biển này mà chưa thông thạo thủy lộ nên bị đắm, trong số ấy hàng từ Trung quốc đi và đến Trung quốc là chủ yếu. Mấy trăm năm qua chưa ai thấy có tài liệu nào chứng tỏ ngư dân Trung quốc và nhất là nhà cầm quyền phương Bắc biết đến nguồn lợi này.
Lý do duy nhất là ngư dân ta thông thạo thủy lộ, ra về đều lợi dụng được sức gió Đông gió Tây đẩy thuyền đi. Còn mấy lần viễn du của Trịnh Hòa chẳng thể nào xuyên biển Đông chỉ vì lẽ ấy- không thuận gió. Chứng tỏ rõ ràng là Trung quốc mơ hồ về các quần đảo ở biển Đông do thiếu thông tin, mà ngăn trở duy nhất chính là từ Hải nam đến Hoàng sa là vực biển sâu, hải lưu cuồn cuộn, lại không thuận hướng căng buồm.
Liên quan đến việc phát hiện và đặt tên quốc tế cho các quần đảo này, phải kể đầu tiên là Giáo hội ở La Mã. Nhờ các giáo đoàn tiến về phương Đông, đầy tà đạo, với khẩu hiệu “Họng súng, hồ tiêu và truyền giáo” mà ta còn thấy các sử liệu do các nhà tu như Pignau, Tabert ghi chép về các Hải đội, sản vật và các vương triều.
Ấn Độ cũng dẫn chuyện các thương thuyền lớn xuyên đại dương đến biển Đông đều có các thầy tu cao tay ấn đi cùng, thực ra họ cũng là những học sĩ, kiến văn sâu rộng. Họ đã qua lại đấy ít ra từ thế kỷ thứ 2, cũng theo dòng truyền giáo, nên ta còn thấy những cột kinh Phật ở Hoa lư hay chuyện đại sư Tì-ny-đa-lu-chi, Khương tăng Hội ở Kinh bắc. Với Phạn ngữ trong kinh kệ phật giáo ngày nay vẫn phổ biến ở nước ta.
Kế tiếp là thực dân Pháp chiếm lĩnh thông qua các hiệp ước “bảo hộ” và các văn bản phân định Pháp-Thanh. Họ đã bám lấy các nguồn lợi này, như khai thác phosphate Hoàng sa, (chỉ có một đoạn rơi vào tay quân phiệt Nhật) cho đến khi thất trận hoàn toàn ở Đông dương.
Lúc bấy giờ, Mỹ hà hơi cho Pháp nhưng vì đã hụt hơi sau cuộc chiến Triều Tiên, nên Pháp phải buông tay trong luyến tiếc. Trung quốc đã chiếm một số đảo Đông Hoàng sa (1956) và Đài loan, người đồng minh và đồng đạo Tin lành cũng được bật đèn xanh chiếm đảo Ba Bình ở Trường sa.
Sau cuộc ngoại giao bóng bàn 1972, Mỹ tiếp tục thỏa thuận ngầm cho Trung quốc chiếm nốt Hoàng Sa của ta, lúc này cuộc rút quân của Mỹ khỏi nam Việt Nam vừa hoàn thành, chỉ còn chút ít cố vấn ở lại.
Khi Mỹ và Trung quốc không thể tiếp tục giúp Khmer đỏ chống phá Tây Nam Việt Nam, UNTAC hình thành và kế hoạch rút quân Việt nam ra khỏi Kampuchea còn chưa ráo mực, Trung quốc lại xuất quân chiếm một số đảo đá ngầm ở Trường sa, 1988.
Như vậy, Pháp và Mỹ là những nước chịu trách nhiệm trước lịch sử văn minh loài người về chế độ thực dân và các âm mưu sắp xếp gây thiệt hại cho nước ta. Nay Pháp lại ngã sang “liên doanh điều nghiên biển Hoa nam” với Trung quốc, khốn nạn chưa !
Trung quốc và Đài loan là những kẻ cướp, dựa vào ngoại lực, vây ta để cướp phần lớn biển đảo của ta.
Do vậy, dù Trung quốc có tham gia ký kết COC, thì Đài loan vẫn ngoài cuộc. Công bằng và chân lý trong đấu tranh ngoại giao về vấn đề biển Đông ắt phải có mặt của ít nhất là Mỹ, Pháp, Đài loan và Trung quốc. Có thể cả Nhật bản.
Còn bề sâu, đằng sau là các tôn giáo- Thiên chúa giáo, Tin lành và Phật giáo (với đại diện Ấn độ)- đều có sử liệu, có quyền lợi, và hiển nhiên là trách nhiệm lâu dài.
Đòi hỏi quyền chủ quyền nước nhà với Hoàng sa- Trường sa- biển Đông như một số phận, nhất thiết không thể bỏ qua những yếu tố lịch sử và trách nhiệm lịch sử, nên phải đa phương và đối đầu, không thể song phương gì cả.
Tác giả gửi cho Quê choa
http://quechoa.info/2011/12/02/hoang-sa-d%E1%BB%91i-ph%C6%B0%C6%A1ng-va-da-ph%C6%B0%C6%A1ng-khong-song-ph%C6%B0%C6%A1ng/

Không có nhận xét nào: