2011-12-08
Trong thời gian qua, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản và Hàn Quốc vào Việt Nam không ngừng tăng lên.Đầu tư nhiều lĩnh vực
Giới chuyên gia nhận thấy một sự dịch chuyển dòng vốn của 2 quốc gia lớn này ở Châu Á vào Việt Nam thay vì đầu tư vào Trung Quốc.Cùng với hoạt động thương mại xuất nhập khẩu tăng lên đều đặn qua các năm, hoạt động đầu tư của hai quốc gia Châu Á là Nhật Bản và Hàn Quốc vào Việt Nam cũng có những bước nhảy vọt trong vòng 3-5 năm nay.
Theo thống kê, hiện Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam với hơn 3,000 dự án và tổng số vốn vượt trên 23 tỷ đô la. Giới đầu tư Hàn Quốc cho rằng do có những nét văn hoá tương đồng và một thị trường nội địa tiêu thụ đầy tiềm năng nên Việt Nam là điểm đến đầu tư của họ. Nếu trước đây, các doanh nghiệp Hàn Quốc chủ yếu đầu tư vào ngành sản xuất và công nghiệp nhẹ như giầy da, may mặc thì hiện có sự chuyển dịch sang các ngành công nghiệp nặng, như gang thép với số vốn đầu tư nhiều hơn và ít sử dụng lao động chân tay hơn.
Bên cạnh đó, các lĩnh vực khác như ngân hàng và dịch vụ cũng được Hàn Quốc chú trọng đầu tư. Với hơn 2,500 doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam, năm ngoái, Hàn Quốc là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam.
Cũng tương tự, theo số liệu từ bộ Kế hoạch – Đầu tư, tính cho đến hết tháng 10 năm nay, Nhật Bản hiện là quốc gia đứng thứ 4 về vốn đăng ký đầu tư hơn 23 tỷ đô la, nhưng đứng đầu về vốn thực hiện. Tính cho đến thời điểm này, Nhật Bản có hơn 1,600 dự án đầu tư trực tiếp vào Việt Nam.
Trong cuộc hội thảo hồi tháng 8 về “Kịch bản phục hồi và tái thiết Nhật Bản và xu hướng đầu tư ra nước ngoài”, G.S T.S Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch Viện Khoa học Xã hội VN cho biết hiện Việt Nam là một mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị và mạng sản xuất tại Châu Á của các công ty Nhật Bản. Có mặt tại Việt Nam, Nhật Bản hỗ trợ tích cực sự phát triển của các ngành công nghiệp phụ trợ và công nghệ cao. Việt Nam cũng đang trở thành nơi cung cấp các sản phẩm quay trở lại Nhật Bản một cách quan trọng và hiệu quả.
Với chiều hướng gia tăng đầu tư của Nhật Bản và Hàn Quốc vào Việt Nam, nhiều nhà phân tích kinh tế cho rằng, ngoài những yếu tố thuận lợi vốn có như giá nhân công rẻ, năng động, nguồn nguyên liệu sẵn có, thị trường tiêu thụ lớn, thì còn do sự chuyển dịch của dòng vốn đầu tư từ 2 quốc gia này từ Trung Quốc sang Việt Nam.
Đối trọng lại Trung Quốc
T.S Vũ Ngọc Xuân, giảng viên chính Khoa Kinh tế, trường Đại học Kinh tế Quốc dân nói một vài nét liên quan đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản và Hàn Quốc vào Việt Nam:Video: Những con số trong tuần 06-12-2011Tình hình bây giờ tôi cho rằng việc Nhật Bản và Hàn Quốc tăng đầu tư vào Việt Nam là do đối trọng với Trung Quốc vì nền kinh tế ngày càng lớn mạnh trên thế giới. Các nhà đầu tư Nhật Bản và Hàn Quốc có sự hợp tác mang tính chất chiến lược và lâu dài. Có một dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI của các công ty công nghệ cao của Nhật Bản và Hàn Quốc đầu tư rất mạnh vào Việt Nam trong việc sản xuất, có một sự dịch chuyển rất lớn từ Trung Quốc sang Việt Nam. Quan hệ Việt Nam, Nhật Bản và Hàn Quốc đang ở một lĩnh vực tầm cao mới, mang tính chất đối tác chiến lược.
Nếu nhìn vào vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản và Hàn Quốc thì trước họ đầu tư rất nhiều vào Trung Quốc với lợi thế nhân công giá rẻ, chưa kể là nền kinh tế Trung Quốc rất phát triển những ngành công nghiệp phụ trợ. Việt Nam có nhược điểm là ngành công nghiệp phụ trợ không phát triển như Trung Quốc. Nhưng do sự lớn mạnh của Trung Quốc, nên Nhật Bản, Hàn Quốc cũng có sự lo ngại, mặc dù là ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam còn yếu nhưng họ cũng tăng đầu tư rất mạnh vào Việt Nam. Tôi cho rằng trong một tương lai gần, trong một vài năm tới thì xu hướng này vẫn tiếp tục.
Vũ Hoàng: Ngoài yếu tố chính là kinh tế để đối trọng lại với Trung Quốc, ông còn thấy yếu tố nào khác nữa?
T.S Vũ Ngọc Xuân: Một trong những nguyên nhân Việt Nam tận dụng được đầu tư Nhật Bản – Hàn Quốc là nguyên nhân về kinh tế thì chắc chắn là khả năng cạnh tranh của Việt nam với Trung Quốc là không bằng.
Hiện nay ở Trung Quốc có rất nhiều tập đoàn về công nghệ rất là lớn mạnh, họ lo ngại chuyện đánh cắp công nghệ, chưa kể là chính trị, sự mạnh bạo của Trung Quốc trên vấn đề biên giới, hải đảo. Đấy cũng là nguyên nhân làm cho Nhật Bản, Hàn Quốc e ngại. Tôi cho rằng nguyên nhân ngoài chuyện về chính trị và kinh tế đi kèm với nhau chứ không chỉ nguyên nhân về kinh tế. Vì nếu chỉ là nguyên nhân về kinh tế thì Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ vẫn lựa chọn đối tác là Trung Quốc hơn là Việt Nam.
Vũ Hoàng: Trong thượng đỉnh APEC vừa rồi, mọi người có nhắc đến sự chuẩn bị gia nhập Hiệp định xuyên Thái Bình Dương TPP của Việt Nam, còn Trung Quốc thì không. Ông đánh giá vì sao Trung Quốc không tham gia vào Hiệp định này để tận dụng thêm sự đầu tư trực tiếp nước ngoài?
Một trong những nguyên nhân Việt Nam tận dụng được đầu tư Nhật Bản – Hàn Quốc là nguyên nhân về kinh tế thì chắc chắn là khảnăng cạnh tranh của Việt nam với Trung Quốc là không bằng.T.S Vũ Ngọc Xuân: Việt Nam cũng thấy rõ những ưu điểm của mình, Việt Nam đã thành công trong việc tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Việt Nam có lợi thế là nhân công giá rẻ và trong bối cảnh là đối tác Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ quan tâm đến Việt Nam dưới góc độ là tham gia vào Hiệp ước đó.
T.S Vũ Ngọc Xuân
Trung Quốc họ không tham gia bởi vì Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới, khi sản xuất một sản phẩm, Trung Quốc có một qui mô rất lớn, bản thân sản phẩm của Trung Quốc là cạnh tranh toàn thế giới, ngay cả khi Việt Nam tham gia vào Hiệp định Xuyên Thái Bình Dương ấy thì những sản phẩm Việt Nam vào chuỗi cung ứng ấy rất nhỏ nhưng cũng góp phần cho kinh tế Việt Nam tốt hơn, nhưng tôi cho rằng sức mạnh Trung Quốc ngày càng thể hiện hơn.
Bởi Trung Quốc trong một mô hình khép kín, thì chuỗi cung ứng chỉ bản thân họ tạo ra được những sản phẩm đủ sức cạnh tranh. Trung Quốc bản thân họ không cần phải tham gia vào Hiệp ước Xuyên Thái Bình Dương bởi vì chỉ một mình Trung Quốc họ cũng ra được chuỗi cung ứng cho riêng họ hơn hẳn là so với ASEAN + 3 hay + 4
Vũ Hoàng: Xin cám ơn T.S Xuân rất nhiều.
Ngoài những yếu tố kinh tế và chính trị như T.S Vũ Ngọc Xuân vừa trình bày, thì những tình trạng như đánh cắp công nghệ bản quyền, làm hàng giả tràn lan cộng với sự bất ổn chính trị tại chính Hoa Lục cũng làm nhiều nhà đầu tư e ngại.
Thời gian gần đây, đã xảy ra nhiều vụ đình công lớn tại những công ty nước ngoài kinh doanh tại Trung Quốc, trong đó có các hãng xưởng nước ngọt như Pepsi của Mỹ, Hi-P của Singapore và đồng hồ danh tiếng Citizen của Nhật Bản. Ngoài những yếu tố khách quan mà các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá thị trường Trung Quốc, thì chính những nhân tố chủ quan của quốc gia này cũng đang là rào cản đối với dòng vốn chảy vào quốc gia đông dân nhất thế giới này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét