Pages

Thứ Ba, 13 tháng 12, 2011

So sánh hệ thống chính trị của Úc Đại Lợi, Anh và Mỹ

http://quechoablog.files.wordpress.com/2011/11/cau-hoi-thiet-ke-website6.jpg?w=300&h=182John Milcullen

(Đại học Macquarie, Sydney, Úc)
Phạm Anh Tuấn TTHN dịch

Hệ thống chính trị Úc một mắt giống như Anh, mặt khác giống như Mỹ.
1. Mỹ và Úc theo hệ thống liên bang. Cả hai có ba cấp chính quyền, liên bang, tiểu bang, và địa phương. Chính quyền liên bang và tiểu bang không có quyền thay đổi quyền hạn của nhau và không có quyền lập luật trong các lĩnh vực của bên kia. Thí dụ, ở Úc chính quyền tiểu bang không được quyền thu thuế cá nhân (và dĩ nhiên không được quyền làm luật để thu thuế cá nhân), nhưng có quyền thu thuế đất (và chính quyền liên bang dĩ nhiên là không được quyền thu thuế đất). Hệ thống Anh giản đơn hơn: Quốc hội Anh có quyền lập luật trên mọi vấn đề, chính quyền địa phương có những quyền hạn được chính phủ quốc gia giao cho.

2. Anh và Úc có chế độ chính phủ chịu trách nhiệm. Chính phủ (Thủ tướng và nội các) chịu trách nhiệm trước quốc hội. Điều này có nghĩa là Quốc hội có quyền giải tán chính phủ bất cứ lúc nào bằng cách bỏ phiếu bất tín nhiệm và buộc bầu cử lại. Ở Mỹ, Quốc hội không có quyền bải nhiệm Tổng thống, người đứng đầu Chính phủ, ngoại trừ trường hợp luận tội (qua một phiên xử).
3. Ở Anh và Úc, tổng tuyển cử có thể được tổ chức bất cứ lúc nào. Ở Úc viên Tòan quyền, theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, là người bãi nhiệm Quốc hội và ra lệnh bầu cử lại. Điều này làm cho Quốc hội chịu trách nhiệm trước cử tri – ví dụ, nếu chính sách của Chính phủ bị chặn bởi phe đối lập hoặc các đảng nhỏ, Chính phủ có thể bãi nhiệm Quốc hội và tổ chức tổng tuyển cử với hy vọng cử tri sẽ ủng hộ mình. Ở Mỹ, nhiệm kỳ của Hạ viện, Thượng viện, và Tổng thống đều cố định, do đó tổ chức một cuộc bầu cử sớm không thể xảy ra. Nếu Tổng thống chết hoặc từ chức, PhóTổng thống phục vụ phần còn lại của nhiệm kỳ của Tổng thống. Tổng thống Mỹ không thể giải tán Quốc hội và gọi một cuộc bầu cử sớm.
4. Theo Hiến pháp Mỹ các thành viên trong Chính phủ không có ghế trong Quốc hội hoặc tham gia các phiên họp của Quốc hội, và vì vậy họ không thể bị bãi nhiệm bởi Quốc hội và họ không thể giải tán Quốc hội. Tư pháp, tách biệt với Chính phủ và Quốc hội. Các thẩm phán, qua đề cử của Tổng thống, được bổ nhiệm bởi Thượng viện , và trong trường hợp ngoại lệ có thể bị bãi nhiệm. Ở Anh và Úc, tư pháp hòan tòan độc lập, nhưng chính phủ và quốc hội dính với nhau. Bộ trưởng phải là thành viên của Quốc hội, Chính phủ có thể bị bãi nhiệm bởi Quốc hội, và Thủ tướng có thể giải tán quốc hội.
5. Mỹ và Úc có hiến pháp bằng văn bản, trong khi Hiến pháp Anh là bất thành văn. Trên thực tế điều này không hòan tòan đúng. Một số bộ phận trong Hiến pháp Anh là bằng văn bản, lồng trong các đạo luật, ví dụ như, Luật Quốc hội năm 1911. Một số bộ phận trong Hiến pháp Úc và Mỹ bao gồm các quy ước (một số trong đó được viết xuống). Các bộ phận theo quy định của hiến pháp được thực thi bởi các tòa án, nhưng quy ước thì không. Các quy ước được thực thi bởi lương tâm và công luận. Các quy định của Úc và các đạo luật hiến pháp của Mỹ không thể được thay đổi bởi quá trình lập pháp thông thường (qua Quốc hội). Ở Úc sửa đổi hiến pháp phải qua một cuộc trưng cầu dân ý. Ở Anh, hiến pháp có thể được sửa đổi, bổ sung qua quốc hội.
Điều quan trọng nhất của những khác biệt này là điều thứ ba. Thủ tướng có thể buộc đối thủ của mình hỗ trợ cho mình về một vấn đề hoặc phải đối mặt với một cuộc bầu cử mà trong đó vấn đề đó được xem là theo ý dân. Ở Mỹ, vì nhiệm kỳ Quốc hội là cố định, Quốc hội (và đặc biệt là Thượng viện) có thể chặn các chính sách được lòng dân (ví dụ như chăm sóc y tế, kiểm soát súng, tài trợ ứng viên) mà không sợ bị mất ghế thông qua một cuộc bầu cử mới.
Các thiếu sót
Các hệ thống chính trị của Úc, Anh, và Mỹ đều có thiếu sót. Trong tương lai gần, các nước này sẽ cần phải đối phó với các vấn đề đòi hỏi thay đổi sâu rộng về lối sống và tổ chức xã hội, các vấn đề như khí thải, khủng bố, xung đột tôn giáo, cạn năng lượng, chiến tranh. Các hệ thống “dân chủ” này không tập trung giải quyết các vấn nạn lớn và đề xuất các giải pháp cho người dân đề có thể huy động đủ sự ủng hộ của công chúng về việc thực hiện các giải pháp đó.
Đặc biệt là hệ thống chính trị Mỹ không đạt yêu cầu. Đây là một lo lắng, kể từ khi Mỹ là nước xả khí thải nhiều nhất, có mô hình phá hủy sinh thái lớn nhất, có sức mạnh thương mại lớn nhất, có những vũ khí mạnh nhất, và gần như là nước duy nhất có tiếng nói lớn nhất trong việc giải quyết những vấn đề nghiêm trọng nhất đối với loài người. Cái khuyết tật lớn nhất của hệ thống chính trị Mỹ là Quốc hội và Tổng thống co nhiệm kỳ cố định, vì vậy chính phủ và Quốc hội thường quy trách nhiệm cho bên kia, và không nhận lỗi của mình. Chính phủ không thể giải tán Quốc hội khi Quốc hội không thông qua ngân sách. Quốc hội không thể bải nhiệm chính phủ khi chính phủ làm hỏng ngân sách quốc gia. Tức là Mỹ Hoa Kỳ không có một “chính phủ chịu trách nhiệm”. Kết quả là, các cuộc bầu cử Mỹ không cho cử tri cơ hội để lựa chọn một đảng có một chính sách hòan chỉnh đủ quyền lực để thực hiện. Hiến pháp Mỹ rất khó sửa và có vẻ như không có thể sửa những khiếm khuyết này.
Anh và Mỹ nên thông qua bỏ phiếu bắt buộc và bỏ phiếu ưu tiên như Úc. Cách bỏ phiếu tự nguyện (của Anh và Mỹ) và cách chọn một ứng cử viên bắt cử tri dự đóan các cử tri khác bầu như thế nào để bỏ phiếu cho một ứng cử viên, và vì vậy đôi khi cử tri bỏ phiếu cho ứng viên mà họ không có ý định bầu (với ý muốn ứng viên mình bầu sẽ không đắc cử). Một cử tri cần một hệ thống bầu cử giúp họ thẳng thắn bày tỏ quan điểm của họ. Ưu tiên biểu quyết giúp các đảng nhỏ có một cơ hội tốt hơn để cạnh tranh với các đảng lớn, từ đó có nhiều cơ hội nhìn thẳng và đối phó với những vấn đề đang nổi lên.
Ở Úc, Anh và Mỹ đều có hệ thống một dân biểu trên một vùng cử tri. Hệ thống này không phản ánh đúng công luận, vì một ứng viên có thể đắc cử với số phiếu ít hơn 50%. Hệ thống này cũng đưa đến việc phân biệt giữa ghế “an toàn” và “không an tòan”, dẫn đến việc các đảng phái tập trung chiến dịch của họ trên các cử tri chưa quyết định bầu cho ai, và việc các dân biểu ở các ghế an toàn không đáp ứng với nguyện vọng ​​công chúng và nhất là việc bè phái trong các đảng tăng lên. Hệ thống ít nhất hai dân biểu trên một vùng cử tri sẽ khắc phục tất cả những điều trên vì bắt buộc tất cả dân biểu cạnh tranh với nhau (dù cùng một đảng) và không dám kết bè phái (vì bị truyền thông giám sát).

Không có nhận xét nào: