Pages

Thứ Ba, 13 tháng 12, 2011

Tự do Internet đối đầu với đối lập ‘mạnh mẽ’

Ông Ronald DeibertMatthew Littletheepochtimes.
Phạm Anh Tuấn TTHN dịch

“… Hiện nay chế độ đang dựng nên một hệ thống đăng ký mà những người trực tuyến không được giấu tên và dập tắt thế giới blog đang phát triển ở Trung Quốc ở đó bloggers muốn viết lên suy nghĩ của mình về các vấn đề từ tham nhũng đến các vấn đề quốc tế…”
Cuốn sách trình bày cuộc chiến Internet ở châu Á
TORONTO-Trong tương lai, con người có thể nhìn lại thời đại của chúng ta là những ngày tốt khi Internet được mở và miễn phí ít nhất ở một số nơi trên thế giới.
Đó là mối quan tâm của ông Ronald Deibert, một đồng sáng lập của OpenNet Initiative (ONI), một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới về tình trạng của Internet và những nỗ lực của các đối thủ, một bên muốn giữ cho nó mở, bên kia muốn đóng nó lại.
“Chúng ta đang thực sự ở một ngưỡng cữa,” ông cho biết sau khi một sự kiện tại trường “Munk về vấn đề toàn cầu” tại Toronto vào thứ Sáu. Đêm đó, Deibert với sự tham gia của các đồng nghiệp kỷ niệm ấn phẩm cuốn sách mới nhất của ONI, “Tranh chấp truy cập: An ninh, Cá tính, và cuộc kháng chiến trong không gian ảo ở châu Á.”

Trong khi các nhóm như ONI và một số đối thủ lớn, bao gồm Google và Bộ Ngoại giao Mỹ, đang cố gắng để không gian mạng ở thế mở, có nhiều lực lượng cố gắng để đóng nó lại, ông Deibert cho biết, và ông ta bi quan về vai trò anh cả (big-brother) của Trung Quốc về Internet có thể trở thành phổ biến hơn.
“Có rất nhiều lực lượng đối kháng mà nếu bạn hỏi tôi như một người cá cược, tôi thấy việc đóng cửa sắp xảy đến”.
Cuốn “Tranh chấp truy cập” mô tả nỗ lực của những người cố duy trì một Internet miễn phí bị thách thức bởi “một cam kết mạnh mẽ hơn bởi nhiều chính phủ” để thúc đẩy cho một cái gì đó phù hợp hơn cho lợi ích của chế độ áp bức, trái ngược với tự do ngôn luận.
Cuốn sách mới nhất của ONI trông giống như một dấu hỏi hiện ra lờ mờ sau khi hai cuốn sách trước đó vạch ra các bóng ma của những gì có thể đến nếu không ai làm gì cả.
Cuốn sách đầu tiên, “Từ chối truy cập,” trình bày chi tiết về những nỗ lực của một số chính phủ để ngăn chặn Internet – những nỗ lực đã xảy ra khi ONI phát hành cuốn “kiểm soát truy cập, trình bày chi tiết về sự tiến hóa từ các bức tường lửa thô kệch tới những nỗ lực ngăn chặn tức thời và theo dõi Internet.
Những nỗ lực này tiếp tục không suy giảm, thường là với sự giúp đỡ của các công ty phương Tây, và nay là giấc mơ thần bí, rằng Internet sẽ là một công cụ để tự do hóa ở các góc kẹt tối tăm nhất của thế giới, đã bị chứng minh là sai.
Cuốn “Tranh dành Truy cập” tập trung vào cuộc chiến hàng ngày cho quyền và tự do ở châu Á, và trong khi cuốn sách không để ý kỹ về nước Nga, đó là Nga và Trung Quốc tạo thành một liên minh muốn có một tầm nhìn mới về Internet khác với gốc của nó từ bờ biển California.
“Trung Quốc duy trì một chế độ tinh vi nhất trên thế giới qua đó Internet bị lọc và kiểm soát,” cuốn sách giới thiệu.
Nếu chế độ cộng sản Trung Quốc là những người cung cấp triết lý Internet, World Wide Web sẽ được hiểu như là một không gian để bày tỏ sự hỗ trợ không nao núng cho chế độ cầm quyền, nơi mà người bất đồng bị nguy hiểm nếu nói lên tiếng nói của họ.
Hiện nay chế độ đang dựng nên một hệ thống đăng ký mà những người trực tuyến không được giấu tên và dập tắt thế giới blog đang phát triển ở Trung Quốc ở đó bloggers muốn viết lên suy nghĩ của mình về các vấn đề từ tham nhũng đến các vấn đề quốc tế.
Tuy nhiên, khi những câu chuyện trong cuốn “Tranh dành truy cập” dường như báo hiệu về những tối tăm về trực tuyến Internet, câu chuyện của chính cuốn sách cung cấp hy vọng cho sự khéo léo và dũng cảm cần thiết để tạo ra nó. Deibert nói với khán giả tại buổi ra mắt cuốn sách về nghiên cứu về các chế độ độc tài phạm tội mưu phản.
ONI tuyển dụng các học giả và các nhà nghiên cứu từ bên trong nước mà ở đó bản chất và cơ chế kiểm soát Internet có thể đem lại các cáo buộc làm gián điệp. Kết quả là một cuốn sách cho đầy đủ các ví dụ và những hiểu biết cần thiết cho các chiến sĩ tự do những hiểu biết và cái nhìn sâu sắc để đối mặt với những chiến trường quan trọng cấp bách cần thiết.
Tuy nhiên, mặc dù những người tìm cách kiểm soát chặt chẻ Internet vẫn có những người tìm cách tạo ra các vết nứt trong Internet để luồn tránh.
“Nếu không có họ, chúng tôi thực sự không hiểu nhiều về các dữ liệu kỹ thuật chúng tôi thu thập”, Deibert ghi chú.
ONI là một dự án chung giữa những nhân viên tại các trường Đại học Toronto, Đại học Harvard, Cambridge và Oxford. Dự án xem xét các giao lộ giữa bạo chúa và sự bùng nổ tiến hóa công nghệ.

Không có nhận xét nào: