Pages

Thứ Ba, 6 tháng 12, 2011

Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam thăm Cam Bốt

Một góc khu vực đền Angkor - Cam Bốt
Một góc khu vực đền Angkor - Cam Bốt
Duc Tam/RFI

Thanh Phương

Hôm nay, lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng bắt đầu chuyến viếng thăm Cam Bốt trong ba ngày. Đây là chuyến công du ngoại quốc lần thứ hai kể từ khi ông Trọng lên nắm chức Tổng bí thư Đảng, sau chuyến đi đầu tiên thăm Lào.

Lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam đến Cam Bốt lần này theo lời mời của Quốc Vương Sihamoni. Từ Phom Penh, thông tín viên Phạm Phạm gởi về bài tường trình :

'' Thời điểm ông Nguyễn Phú Trọng đến Phnom Penh lúc này có một số sự kiện tương đối đặc biệt được ghi nhận có liên quan đến Việt Nam . Đầu tiên là Phiên Tòa Quốc Tế Xử Tội Ác Khmer Đỏ đã diễn ra hơn hai tuần, và đầu tuần này Tòa cho tiến hành hỏi cung nhân vật số 2 của Đảng Cộng Sản Cam Bốt là lý thuyết gia Nuon Chea.
Có một điều gây rất nhiều ngạc nhiên cho người theo dõi phiên xử là lời khai của bị cáo Nuon Chea. Nuon Chea đã không có một lời gì đụng đến vai trò của Bắc Kinh trong giai đoạn Khmer Đỏ cầm quyền từ năm 1975 đến 1979, cũng như không hề nói tới mối quan hệ Bắc Kinh - Khmer Đỏ trong thời gian chưa chiếm được quyền lực. Trái lại, Nuon Chea đã thẳng thừng vạch ra sự kiện Đảng Cộng Sản Việt Nam muốn nắm quyền kiểm soát Đảng Cộng Sản Cam Bốt, cũng như kiểm soát hết Cam Bốt. Và chấn động hơn hết, Nuon Chea nói rằng chính Đảng Cộng Sản Việt Nam chỉ đạo cho tội ác diệt chủng người Khmer.
Sự kiện đặc biệt thứ hai là vấn đề Biển Đông. Trong khi Việt Nam và Trung Quốc đã có không ít căng thẳng về tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, thì chính quyền Cam Bốt đã nhiều lần công khai tuyên bố rằng vùng Biển Hoa Nam thuộc chủ quyền không tranh cãi của Trung Quốc.
Cho đến nay phía chính quyền Việt Nam chưa có phản ứng gì đối với tuyên bố không bình thường của chính quyền Cam Bốt. Một sự thật lịch sử mà nhiều người biết đến, đó là thủ tướng Hun Sen được chính quyền Việt Nam giúp đưa lên nắm quyền, sau khi họ đánh bại Khmer Đỏ, do Pol Pot cầm đầu, được Bắc Kinh hậu thuẫn .
Các sự kiện đã dẫn trên đây liệu có phải là tiền đề thúc đẩy mối quan hệ song phương Hà Nội – Phnom Penh vào tình thế mới hay không ? ''

Không có nhận xét nào: