Pages

Thứ Ba, 27 tháng 12, 2011

‘’Văn bút quốc tế (PEN International): Bù nhìn’’

Bản Tin Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
‘’Văn bút quốc tế (PEN International): Bù nhìn’’, nỗi ám ảnh của báo Công an cộng sản Việt Nam
Nhắc lại, theo Bản tin LHNQVN ngày 15 tháng 12 năm 2011, một Quyết Nghị về Việt Nam đã được Hội Đồng Đại Biểu họp Đại Hội Thế Giới Văn Bút Quốc Tế ngày 16 tháng 9 năm 2011 tại Belgrade, thủ đô nước Serbie, đồng thanh phê chuẩn. Theo đề nghị của Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh vực Nhà Văn bị Đàn áp và Cầm tù, bản Quyết Nghị do Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại soạn thảo đã nhận được tất cả các Phiếu Thuận. Không một Phiếu Trắng, không một Phiếu Chống (* xem danh sách các Trung tâm Văn Bút Quốc Tế tham dự phiên họp của Hội Đồng Đại Biểu).

Ban biên tập LHNQVN đã nhận định tiếp rằng : Qua bản Quyết Nghị về Việt Nam, Văn Bút Quốc Tế nghiêm khắc tố cáo Cộng Sản Việt Nam đàn áp tàn bạo những người cầm bút đối kháng độc tài và bênh vực Nhân Quyền. Tự do phát biểu và thể hiện quan điểm là một trong những quyền căn bản hàng đầu. Văn Bút Quốc Tế không phải là ‘’bù nhìn’’ như báo Công an cộng sản ở Sài-Gòn-bị-chiếm-đóng đã vu cáo một cách trơ trẽn. Thật vậy, trong số báo Công an ra ngày 29 tháng 3 năm 2011, ký giả Công an cộng sản Hà Trình đã hằn học viết một bài với tựa đề ‘’Văn bút quốc tế (PEN International): Bù nhìn’’. Vào lúc ấy, nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt, Phó chủ tịch Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại và quan sát viên của Văn Bút Quốc Tế tại các Khóa Họp của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (Genève), đang tham dự Hội Nghị lưỡng niên của Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh vực Nhà Văn bị đàn áp và cầm tù tại Bruxelles, thủ đô Vương quốc Bỉ. Qua cuộc điện đàm, nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt nói với chúng tôi rằng’’đối với một bài viết như thế, chúng ta không cần phải mất thì giờ bình phẩm nữa’’.
Đây không phải là lần đầu mà cơ quan truyền thông Công An cộng sản (từ Hà Nội đến Sài-Gòn-bị-chiếm-đóng) cho đăng những bài viết đầy ác ý xuyên tạc và vu khống đối với Văn Bút Quốc Tế và nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt (không phải Nguyễn Hoàng Bảo Việt như Công an cộng sản đã nhiều lần viết sai).
Chín tháng đã trôi qua từ khi chúng tôi nhận được bài báo nói trên của Công an cộng sản do anh em sinh viên ở Hà Nội gởi cho. Sắp hết năm, chúng tôi tính sổ hoạt động, thu dọn cơ sở để chuẩn bị đón năm mới 2012. Vì vậy, chúng tôi có ý định nhờ quý bạn đọc và quý diễn đàn giúp gởi trả lại cho tòa báo Công an cộng sản bài viết của ông Hà Trình.
Trước khi cho đăng toàn văn bài ‘’Văn bút quốc tế (PEN International) : Bù nhìn’ của nhà báo Công an cộng sản, chúng tôi muốn ghi ra mấy điểm cần được minh xác như sau :
- Được giao cho nhiệm vụ viết bài ‘’công kích’’ Văn Bút Quốc Tế sau mỗi kỳ Đại Hội Thế Giới, ông Hà Trình thường dùng những chữ ‘’đội lốt nhà văn, nhà thơ”, ‘’thọc gậy bánh xe’’, ‘’thông tin đơm đặt, xuyên tạc’’, ‘’trắng trợn vu khống’’,‘’lừa gạt’’, ‘’hành vi bỉ ổi’’, ‘’bóp méo sự thật’’,‘’mưu đồ chính trị đen tối’’, v.v. Những chữ đó không hề có trong ngữ vựng Văn Bút Quốc Tế. Nếu có chăng là dưới những chế độ độc tài quen thói đẻo gọt lưỡi gỗ, bẻ cong ngòi bút, áp đặt lên cán bộ cấp thừa hành mệnh lệnh tuyệt đối của đảng cầm quyền, chủ trương thủ tiêu hoặc hạn chế những quyền tự do phát biểu và diễn đạt quan điểm, quyền tự do báo chí, sáng tác và xuất bản. CHXHCNVN là một thí dụ điễn hình nổi bật nhứt.
- Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị Đàn áp và Cầm tù (WIPC/CODEP) chỉ phổ biến những tin tức, tài liệu khi nào được phối kiểm chính xác với ít nhứt hai hoặc ba nguồn tin khác nhau, trong đó có nguồn tin của một tổ chức quốc tế phi chính phủ tranh đấu cho Nhân Quyền hoặc một nguồn tin ngoại giao từ một Nhà Nước Dân Chủ.
- Theo sự hiểu biết của chúng tôi thì nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt là cựu hội viên Trung tâm Âu Châu Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại. Thuyền nhân tị nạn cộng sản, thi hữu là một nhà thơ Việt Nam lưu vong độc lập. Ông chưa bao giờ đại diện cho Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại tham dự các kỳ Đại Hội Thế Giới Văn Bút Quốc Tế dù ông có góp phần vào công cuộc phục hoạt hội này. Không có người cầm đầu một đảng phái chính trị hoặc tổ chức văn hóa hay tôn giáo nào là kẻ chủ mưu đứng đằng sau giật dây nhà thơ lưu vong độc lập. Chúng tôi cũng đồng quan điểm với ông : Chống độc tài cộng sản, bênh vực Nhân Quyền, một nhà văn, một nhà thơ, một nhà báo hay một vị tu sĩ độc lập có đủ tư cách và chính danh để hành động mà không cần mang chứng minh thư của một đảng phái chính trị dù tổ chức đó có đeo nhãn hiệu ‘’chống cộng’’ thật, ‘’tranh đấu cho tự do dân chủ’’ thật. Cũng như đồng bào Việt Nam, chúng ta và cả các văn hữu thế giới kinh tởm khi nghe chuyện Công an cộng sản đào tạo cán bộ trở thành mục sư, linh mục hoặc nhà sư ‘’quốc doanh’’ hành nghề có thẻ đảng. Từ thập niên 80 đến nay, nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt chỉ là hội viên Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại trước khi được bầu vào Ban Chấp hành Trung tâm này. Ông giữ chức vụ Phó chủ tịch chuyên trách Ủy Ban Bênh Vực Nhà Văn bị Đàn áp và Cầm tù. Những hoạt động thuần túy tự nguyện và bất vụ lợi của ông nhằm để ủng hộ các văn thi hữu bất hạnh ở Việt Nam và cả các nước khác nữa. Thi hữu từng là đại biểu của Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại (Centre PEN Suisse Romand) tại nhiều Đại Hội Thế Giới Văn Bút Quốc Tế và Hội Nghị Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị Đàn áp và Cầm tù (WIPC/CODEP). Tại Hội Nghị WIPC/CODEP Katmandou, thủ đô Népal, đầu năm 2000 (được UNESCO bảo trợ), ông là đại biểu duy nhứt đến từ nhóm các Trung tâm Văn Bút Pháp thoại (Pháp, Québec, Bỉ Pháp Thoại, Arménie, Roumanie, Sénégal, Algérie, Thụy Sĩ Pháp thoại, v.v.). Ông là thành viên đồng sáng lập Trung tâm Nhà Văn Việt Nam Lưu Vong (độc lập đối với Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại, một trong 145 Trung tâm Văn Bút Quốc Tế). Ngoài ra, thi hữu còn là hội viên của Hội Nhà Văn Liên Hiệp Quốc Genève.
Chúng tôi tin tưởng rằng dưới chế độ độc tài cộng sản vẫn có những người cầm bút chân chính, còn lương tâm và lòng yêu nước thương đồng bào, dù họ ở ngoài hay ở trong cái gọi là ‘’Hội Nhà Văn Việt Nam’’ hay ‘’Hội Nhà Báo Việt Nam’’ (do ĐCSVN chỉ đạo và nuôi dưỡng). Sớm muộn gì, họ cũng sẽ công khai đối nghịch với bạo lực phi nhân, băng đảng mafia phồn vinh trên những bất công xã hội, suy đồi văn hóa. Họ sẽ tố cáo và lên án những kẻ cầm quyền đồng lõa với ngoại bang xâm lược, để mất một phần máu thịt của đất nước. Những con người liêm sĩ hiếm có đó, bao gồm các nhà văn, nhà thơ, nhà báo, tác giả bút ký điện tử, nhà luật học, các tu sĩ mọi tôn giáo, sẽ không chấp nhận việc cán bộ Công an cộng sản tiếp tục lạm quyền, lên tiếng, viết thay cho họ. Viết và lên tiếng như ông Hà Trình để vu cáo nhục mạ Văn Bút Quốc Tế và một nhà thơ Việt Nam lưu vong độc lập. Nhà thơ đó, dưới ngòi bút của ký giả báo Công an cộng sản là ‘’kẻ đội lốt nhà văn nhà thơ’’, có nhiều thơ đăng trên Tạp chí PEN International Magazine của Hiệp Hội các Nhà Văn Thế Giới, Tạp chí Ex Tempore của Hội Nhà Văn Liên Hiệp Quốc Genève (tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Nga, Á Rập, Trung Hoa và Việt Nam), Tuyển tập Twentieth-Century French Poetry (Critical Anthology) Thi Ca Pháp – Thế Kỷ Hai Mươi (Phê bình văn học) của Nhà Xuất bản Đại học Anh/Cambridge University Press. Hồi tháng 9 mới đây, tại Đại Hội Thế giới Văn Bút Quốc Tế Belgrade (nước Serbie), nhà thơ Việt Nam lưu vong độc lập này đã được mời đọc thơ trong chương trình Lễ Hội Văn Chương Thế Giới ‘’Trả Tự Do cho Ngôn Ngữ’’. Giống như thi hữu đã từng đọc thơ tại các Đại Hội Văn Bút Quốc Tế ở Prague (Tiệp), Varsovie (Ba Lan), Ohrid (Macédoine), Bled (Slovénie), Moscou (Nga), Vienne (Áo), Tokyo (Nhựt) và ở Katmandou (Népal).
Kết thúc Bản tin này, chúng tôi kính chuyển đến quý bạn đọc và quý diễn đàn trong nước và hải ngoại, toàn văn bài báo ‘Văn bút quốc tế (PEN International) : Bù nhìn’ của nhà báo Công an cộng sản Hà Trình.
Genève ngày 25 tháng 12 năm 2011
Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
Ligue Vietnamienne des Droits de l’Homme en Suisse
Vietnamese League or Human Rights in Switzerland.
———————————————————–
Bài của Hà Trình đăng trên báo Công an Sài-Gòn-bị-chiếm-đóng
Văn bút quốc tế (PEN International): Bù nhìn Thứ ba, 29/03/2011 06:38
(CATP) Văn bút quốc tế, hay còn gọi Hội Nhà văn thế giới, tên tiếng Anh: PEN International (viết tắt PEN), là tổ chức phi chính phủ của diễn đàn văn học quốc tế, ra đời đến nay đã tròn 90 năm. Lẽ thường, văn chương là chốn thanh cao, hướng thiện, nơi người ta phải lao lực để sáng tạo. Nhưng gần đây, mỗi khi khai hội văn chương, PEN đã trở thành bù nhìn, để những kẻ đội lốt “nhà văn, nhà thơ” trong “Văn bút Việt Nam hải ngoại” mượn diễn đàn thực hiện những mưu đồ đen tối chống Việt Nam.
NHỮNG “QUYẾT NGHỊ” SAI TRÁI
Từ cuối năm 2010 đến nay, PEN đã tung ra nhiều “quyết nghị”, “thông cáo”, “kháng nghị”… dựng chuyện bịa đặt: “Việt Nam cầm tù nhiều nhà văn” và không ngớt kêu đòi trả tự do cho họ. Theo danh sách “nhà văn Việt Nam bị cầm tù” do PEN công bố, vẫn là can phạm Trần Khải Thanh Thủy, Nguyễn Xuân Nghĩa, Nguyễn Văn Hải (“Điếu cày”), Trương Minh Đức…, vốn được đám phản động ở hải ngoại giật dây, hậu thuẫn chống chế độ đã nhiều năm. Nực cười nhất, bản danh sách của PEN còn có các ông Nguyễn Văn Lý, Thích Quảng Độ – vốn chẳng dính líu gì đến văn chương và chẳng bao giờ là “nhà văn”.
Trước đó, ngày 1-10-2010, Đại hội PEN lần thứ 76 ở thủ đô Tokyo, Nhật Bản, có khoảng 250 nhà văn đến từ hơn 90 quốc gia trên thế giới tham dự. Trong đó có đại diện ba trung tâm văn bút là: Nguyễn Hoàng Bảo Việt (Văn bút Thụy Sỹ Pháp thoại), Vũ Quang Trân (Văn bút San Miguel de Allende), Nguyễn Đăng Tuấn, Yên Sơn, Đào Vĩnh Tuấn (Văn bút Việt Nam hải ngoại) dự đại hội này. Đáng kể là Nguyễn Hoàng Bảo Việt – một kẻ đội lốt “nhà thơ” – chuyên gia “thọc gậy bánh xe” đã đưa nhiều thông tin đơm đặt, xuyên tạc “Việt Nam đàn áp nhà văn” để phá hoại mục tiêu hướng thiện của PEN tại những kỳ đại hội gần đây. Trên diễn đàn đại hội, gã này trắng trợn vu khống: “Những nhà văn – tù nhân ngôn luận và lương tâm ở Việt Nam đã bị đánh đập, tra tấn hoặc phải chịu những cách đối xử độc ác, vô nhân đạo hoặc hạ phẩm giá”. Người ta chú ý quan sát thì thấy, Nguyễn Hoàng Bảo Việt chỉ là tên trực tiếp có hành vi bỉ ổi, còn chủ mưu đứng đằng sau giật dây chính là những kẻ cầm đầu “Văn bút Việt Nam hải ngoại”. Nhưng tiếc thay, những người lãnh đạo của PEN và các nhà văn tham dự đại hội vì thiếu thông tin về tình hình Việt Nam hoặc đã không tìm hiểu về văn học Việt Nam mà tiếp tục bị Nguyễn Hoàng Bảo Việt lừa gạt nên đã thông qua cái gọi “Quyết nghị”, trong đó xuyên tạc Việt Nam “tiếp tục duy trì thảm cảnh tù đày các nhà cầm bút và trí thức độc lập…”. Đây là “Quyết nghị” thứ 10 mà PEN thông qua, vu khống Việt Nam. Như vậy là, PEN lại thêm dễ dàng trở thành bù nhìn cho những kẻ đội lốt “nhà văn, nhà thơ” trong “Văn bút Việt Nam hải ngoại” mượn bàn tay nhằm thực hiện những mưu đồ chính trị đen tối chống Việt Nam suốt thời gian dài. Thật chua xót thay!
TRỞ VỀ VỚI TÔN CHỈ, MỤC TIÊU HƯỚNG THIỆN!
Trải qua chặng đường 90 năm tồn tại và phát triển, PEN thực sự đã tạo dựng được uy tín trên diễn đàn văn học quốc tế. Nhiều nhà văn có uy tín và tên tuổi trên văn đàn thế giới đã vinh dự kế thừa nhau, được bầu đảm nhiệm cương vị chèo lái con thuyền của PEN theo đuổi mục tiêu đầy tính nhân văn mà những người sáng lập PEN đề ra. Vị chủ tịch đầu tiên của PEN, nhà văn John Galsworthy (người Anh) từng được trao giải Nobel về văn chương vào năm 1932. Nhà văn gốc Ấn Độ Salman Rushdie, SN 1947 tại Bombay (Ấn Độ), từng giữ chức Chủ tịch của PEN trong hai, ba nhiệm kỳ, có sự nghiệp văn chương đồ sộ. Hay bà Margarter Atwood (SN 1939) từng là Chủ tịch của PEN, đã được đề cử trao giải thưởng Nobel Văn học năm 2005. Nói một chút về những người từng vinh dự được giữ chức vụ cao nhất của PEN qua các thời kỳ để hiểu những đóng góp của họ trong việc làm nên uy tín của PEN. Thế nhưng, nghịch lý là những nhà lãnh đạo của PEN giỏi giang trong hoạt động văn học bao nhiêu, thì với vai trò là người cầm lái con thuyền PEN lại tỏ ra bất lực bấy nhiêu. Thật buồn là họ đã trở thành bù nhìn cho những kẻ đội lốt nhà văn, nhà thơ của “Văn bút Việt Nam hải ngoại” lợi dụng văn chương như những công cụ tuyên truyền chống lại chính Tổ quốc mình, nơi đã sinh ra họ.
Tệ hại, PEN đã không tỉnh táo nhìn nhận rõ vấn đề, mà lại thường xuyên hậu thuẫn cho những người như Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung… núp dưới chiêu bài “đấu tranh cho tự do ngôn luận” để chống chính quyền ở Việt Nam. Trong nhiều năm qua, PEN đã thảy lên các phương tiện truyền thông phương Tây nhiều “thông cáo”, “quyết nghị” hoặc “kháng thư” cổ xúy cho những phần tử cực đoan này. Đặc biệt, vào những khi số phần tử này bị cơ quan bảo vệ pháp luật bắt giữ, PEN thường bóp méo sự thật, đòi trả tự do cho họ một cách đầy lố bịch.
Thiết nghĩ, đã đến lúc, vì danh dự, uy tín của mình, PEN hãy tìm hiểu kỹ lịch sử đất nước, con người và nền văn học Việt Nam. Một đất nước mấy nghìn năm văn hiến, có truyền thống hào hùng dựng nước và giữ nước; một đất nước biểu tượng của lòng nhân ái, vị tha… thì không thể có chuyện “cầm tù nhà văn”! Xin hãy tỉnh táo đừng để là bù nhìn cho những kẻ đội lốt nhà văn, nhà thơ trong “Văn bút Việt Nam hải ngoại” lợi dụng vu cáo Việt Nam. Ở Việt Nam, không có ai là “nhà văn bị cầm tù”. Đó là thực tế!
Hà Trình
* Đại Biểu những Trung tâm Văn Bút Quốc Tế đã đồng thanh phê chuẫn
Quyết Nghị về Việt Nam tại Đại Hội Thế Giới Văn Bút Quốc Tế Belgrade, Serbie
Centre Algérien, Centre Allemand, http://www.internationalpen.org.uk/index.cfm?objectid=A161C383-E0C4-ED84-061128398C28601C&lang=fr_FRCentre Américain, Centre Anglais, Centre Asie Centrale, Centre Autrichien, Centre Basque, Centre Belge d’expression française, Centre Belge d’expression flamande, Centre Bengalais, Centre Biélorusse, Centre Bosniaque, Centre Brésilien, Centre Bulgare, Centre Canadien, Centre Catalan, Centre Chinois Indépendant, Centre Chinois de Taipei, Centre Chypriote, Centre Coréen, Centre Croate, Centre Danois, Centre Ecossais, Centre des Ecrivains Cubains en Exil, Centre des Ecrivains d’expression allemande à l’Etranger, Centre des Ecrivains Tibétains à l’Etranger, Centre des Ecrivains Vietnamiens à l’Etranger, Centre Egyptien, Centre Espéranto, Centre Estonien, Centre des Etats-Unis, Centre Ethiopien, Centre des Ecrivains d’expression somalienne, Centre Finnois, Centre Français, Centre Galicien, Centre Ghanéen, Centre Grec, Centre Guadalajara, Centre Guinéen, Centre Haïti, Centre Hongrois, Centre Indien, Centre Irlandais, Centre Italien, Centre Japonais, Centre Jordanien, Centre Kenyan, Centre Kosovo, Centre Kurde, Centre Lithuanien, Centre Macédonien, Centre Malawite, Centre Marocain, Centre de Melbourne, Centre Moldave, Centre Monténégrin, Centre Népalais, Centre Néo-Zélandais, Centre Nigérien, Centre Norvégien, Centre Occitan, Centre Ougandais, Centre Ouïghour, Centre Palestinien, Centre des Pays-Bas, Centre Polonais, Centre Portugais, Centre Québécois, Centre Roumain, Centre Russe, Centre de San Miguel d’Allende, Centre Sénégalais, Centre Serbe, Centre de Sierra Léone, Centre Slovaque, Centre Slovène, Centre Sud-Africain, Centre Suédois, Centre Suisse Allemand, Centre Suisse Italien et Rhétoromanche, Centre Suisse Romand, Centre Tartare, Centre Tchèque, Centre de Trieste, Centre Tunisien, Centre Turc, Centre Ukrainien, Centre Zambien.
Algerian Centre, All-India Centre, American Centre, Austrian Centre, Bangladeshi Centre, Basque Centre, Belarusian Centre, Belgian (Dutch Speaking) Centre, Belgian (French Speaking) Centre, Bosnian-Herzegovina Centre, Brazilian Centre, Bulgarian Centre; Canadian Centre, Catalan Centre, Central Asia Centre, Croatian Centre, Cuban Writers in Exile Centre, Cypriot Centre, Czech Centre, Danish Centre, Egyptian Centre, English Centre, Esperanto Centre, Estonian Centre, Ethiopian Centre, Finnish Centre, French Centre, Galician Centre, German Centre, German Speaking Writers Abroad Centre, Ghanaian Centre, Greek Centre, Guadalajaran Centre, Guinean Centre, Haiti Centre, Hungarian Centre, Independent Chinese Centre, Irish Centre, Italian Centre, Japanese Centre, Jordanian Centre, Kenyan Centre, Korean Centre, Kosovan Centre, Kurdish Centre, Lithuanian Centre, Macedonian Centre, Malawian Centre, Melbourne Centre, Moldovan Centre, Montenegrin Centre, Moroccan Centre, Nepalese Centre, Netherlands Centre, New Zealand Centre, Nigerian Centre, Norwegian Centre, Occitan Centre, Palestinian Centre, Polish Centre, Portuguese Centre, Quebecois Centre, Romanian Centre, Russian Centre, San Miguel de Allende Centre, Scottish Centre, Senegal Centre, Serbian Centre, Sierra Leone Centre, Slovak Centre, Slovene Centre, Somali-Speaking Writers Centre, South African Centre, Suisse Romand Centre, Swedish Centre, Swiss German Centre, Swiss Italian and Reto-Romansh Centre, Taipei Chinese Centre, Tatar Centre, Tibetan Writers Abroad Centre, Trieste Centre, Tunisian Centre, Turkish Centre, Ugandan Centre, Ukrainian Centre, USA Centre, Uyghur Centre, Vietnamese Writers Abroad Centre, Zambian Centre.

Không có nhận xét nào: