Pages

Thứ Tư, 7 tháng 12, 2011

VÌ DÂN, TRỪ BẠO

Dân không sợ chết, làm sao lấy chết để dọa đó!
Đạo Đức Kinh
Thế thường, người ta, ai cũng ham sống, ghét chết. Vậy làm sao mà nói dân không sợ chết?! Dân không sợ chết nói đây là dân … lâm vào đường cùng, sống không bằng chết.
Vậy thử hỏi dân Việt ngày nay có sợ chết không? Đáng lẽ đã cùng đường, hết sợ chết rồi, nhưng vì bà con hải ngoại, sót tình ruột thịt, hà hơi tiếp sức chút đỉnh nên vẫn còn ngoắc ngoải nên còn sợ in ít. Nói rằng chút đỉnh nhưng cũng khá nhiều bởi vì số tiền gởi về năm ngoái là 8 TỈ Đô la xanh, bằng y số thu thường niên của Ngân sách nhà nước VC, nghĩa là đủ tiền nuôi cả bộ máy ngụy quyền kể cả bọn công an chuyên đánh giết dân. Dân tộc tính Việt Nam chuộng bề nhân nghĩa “máu chảy ruột mềm” nên biết rằng làm như vậy là có hại mà chẳng đặng đừng vẫn phải làm. Nhưng mà ở đời, “làm phải có hai vai chứng giám”, Trời Đất công bình.
Vì vậy mà ngày nay bọn du côn ăn cướp VC mới lộ rõ bộ mặt vô tài, bất tướng, bán nước, hại dân. Cho nên dân Việt ngay nay, bị ức hiếp quá lâu nên hết nhịn, bắt đầu cưởng chống cường quyền. Chỉ nhìn hình ảnh “tay anh chị trẻ,”phạm luật giao thông, bị công an đè đầu, vặn tay, bẻ cổ giống như chúng vẫn làm thường ngày với người dân chất phác hiền lành. Chẳng ngờ lần nầy đụng tay anh chị, rút ngay dao bầu thái thịt, chém nhâu. Thằng công an đâm đầu chạy chết! Ngoài Bắc,Hà Thành chỉ mới huơ dao dọa. Trong Nam, Saigon là chém thiệt, có rồi. Tay Thiếu tá công an Quận Bình Thạnh đang ngồi nhậu với em út. Một yên hùng xa lộ bước vô. Chẳng nói chẳng rằng, mở túi Honda, rút ra … một cặp dao tu, hai tay vừa huơ chém vừa hô: Tau bị oan! Tau bị oan! May nhờ em út xúm vô binh, tên trùm công an chỉ chảy máu chút chút chớ không mất mạng.
Trên đây là vài chuyện cá nhân lẻ tẻ để mào đầu dẫn tới đại thể nước nhà.
THỰC THI QUYỀN TỤ HỘI, BIỂU TÌNH
Người CS già Nguyễn Trọng Vĩnh thường răn đe lũ đàn em đang cầm quyền: Con giun xéo lắm cũng quằn. Đám cá tra ngồi ngai vua tập thể đã chẳng nghe thì chớ, chúng lại kêu anh già lên Thành ủy nẹt cho một hồi về tội ham hố “Đổi Mới Đảng” theo kiểu Perestroika, Glasnost Nga La Tư như tổ sư Gọc Bù Chốp. Tuy chuyện không thành nhưng quí vị nhân sĩ, trí thức vẫn còn để lại di sản hiếm quí ngoài ý muốn: 11 cuộc biểu tình khởi phát thành tiền lệ.
Trùm VC Phạm Quang Nghị bỏ qua cho quí vị vì dù sao thì cũng là đảng viên kỳ cựu kỳ kèo cố nói cho “lãnh đạo”của quí vị nghe! 11 cuộc biểu tình do quí vị vận động để yểm trợ toan tính “Đổi mới từ trên xuống” như vậy là chấm dứt vai trò.
Bây giờ, từ cuộc biểu tình thứ 12 trở đi là công cuộc vận động “Cách mạng quần chúng từ dưới lên” mà ngụy quyền VC mệnh danh là “cách mạng dường phố.” Dù cho mệnh danh là gì, thực chất vẫn là: Giành lại quyền sống, quyền làm người cho dân tộc.
Tôi nói quyền làm người chớ không phải đơn thuần là quyền công dân hiến định bởi vì quyền tụ hội biểu tình ngày nay trở thành nhân quyền phổ quát do Tuyên ngôn quốc tế Nhân quyền công nhận. Cho nên, dù Ba Dũng có nói thiệt hay nói xạo về dzụ luật biểu tình thì cũng chẳng can hệ gì, bởi vì dù bị bắt bớ, đánh đập cách nào, việc biểu tình cũng đã thực hiện, đang thực hiện và còn tiếp tục nữa, nghĩa là bất chấp bạo quyền tàn ngược lẽ nào, quyền con người của ta, ta thực thi!
Vấn đề còn lại là: Muốn đưa các cuộc biểu tình thành phong trào quần chúng khởi phát cách mạng lật đổ chế độ độc tài toàn trị VC cần phải có những cuộc vận động kết hợp cần thiết.
THỰC THI QUYỀN HỘI HỌP, LẬP HỘI
Có một vị giáo sư đại học vừa mãn án tù 3 năm, ghé lại nhà đứa học trò cũ, nay tuổi cũng đã sồn sồn, tổ chức bửa tiệc nhỏ cùng bạn bè tiếp đãi thầy vừa mãn tù trong, trên đường về quê để tiếp tục tù ngoài, thi hành án phụ 3 năm “quản chế.” Thầy trò mới tay bắt, mặt mừng, làm lai rai ba sợi, lũ đầu trâu, mặt ngựa nhào vô phá đám, lôi xểnh ông thầy già ra xe công an tống tiển về quê thụ hình quản chế liền một khi theo kiểu thiền tông, pháp không chờ đợi.
Sau buổi dạo bờ hồ Gươm với chị Minh Hằng đội nón lá Bài thơ Hoàng Sa-Trường Sa là của VN bị “Bò vàng” VC giựt đạp cho nhẹp đép rồi bắt cóc chị dẫn đi mất tích, các chàng trai hẹn nhau họp mặt buổi tối nơi quán cà phê để bàn luận sự tình. Bọn “kiến vàng” lại xông vô hạnh họe, bắt về đồn một bạn vì “tình nghi uống cà phê mà gõ Laptop?!”
Trên đây là hai trường họp hội họp trái pháp luật xã nghỉa bởi vì dưới chế độ xã nghĩa hiện đại, làm đám ma cũng phải xin phép ủy ban xã đừng nói chi là tụ tập nhậu nhẹt, cà phê cà pháo dù là ở nhà riêng hay nơi quán cà phê cũng là trái luật.
Nói là nói vậy thôi chớ trên thực tế quí vị giáo sư và các bạn trẻ đã thực thi quyền hội họp tự nhiên của mình rồi, dù chỉ là trong giây lát, chẳng cần xin phép ai mà cũng chẳng cần ai cho phép. Đó là đầu mối để tiến tới thực thi quyền hội họp, hội thảo với chủ đề về hiện tình đất nước nghiêm túc với mục đích giải thích, cổ động đám đông sẳn sàng tư thế, đứng lên tranh đấu vì dân sinh, dân chủ.
Tôi cũng có nhìn thấy hình ảnh của ông nghệ sĩ đường phố, thổi kèn bu dích bài “Việt Nam, Quê hương ngạo nghễ” cổ võ đám đông biểu tình. Tôi cũng lại thấy ông thổi kèn trong nhà kho, buổi tối, cho các bạn trẻ vui chơi, khiêu vũ. Tôi mạo muội đề nghị với ông: Xin ông thừa thắng xông lên, lập luôn “Hội kèn Bu Dích”, hội kèn đưa ma kiếm tí tiền còm cũng được, miễn là giảng về chơi kèn in ít mà nói cho hội viện nghe về tham nhũng, bất công, thúi nát của tà quyền VC cho nhiều để hội viên hội kèn sẳn sàng trổi nhạc hùng ca dẫn đầu các cuộc biểu tình tiến lên đánh đổ bạo quyền VC.
Người nghệ sĩ đường phố đã vậy, quí vị Giáo sư Âm nhạc viện QG tính lẽ nào? Sinh viên QGAN của quí ông đông lắm mà. Chẳng lẽ trong giờ phút lịch sử dân tộc, “người nghệ sĩ (chẳng dám) lăn lóc gió sương” sao? Tôi đề nghị quí ông xử dụng luôn quyền tự trị Đại học, mở ra giảng khóa Âm nhạc Đối chiếu (comparative musics) đem quốc ca Tây ta tấu đối chiếu. Xem chừng không có ai, đem luôn ra Bản Quốc ca VNCH trổi lên thử coi có hùng dũng không?! Kẹt, kẹt cử bài “ Ngày bao hùng binh tiến lên … cũng được.”
Còn quí vị giáo sư Đại học Sử khoa nữa chi? Thay vì giảng lịch sử Đảng VC ngán ngẩm, quí vị làm gan giảng Hội Nghị Diên Hồng, Bình Ngô Đại cáo chống Nguyên, Minh Tàu thử coi sinh viên quí vị có hào hứng không?!
Nếu như các hiệp hội, nhất là các Đại học can đảm vận động hội viên, sinh viên can trường tham dự các cuộc biểu dương lực lượng, đẩy số đông biểu tình lên hàng vạn người, tràn ngập Quảng trường Ba Đình thì chắc chắn đám trùm sò VC ở đó cuốn gió chạy dài!
THỰC THI QUYỀN THÔNG TIN, BÁO CHÍ
Trên đây là những dạng vận động thị dân, sinh viên tham dự đấu tranh. Bây giờ thử bàn về việc vận động giới bình dân, đại chúng. Công việc nầy gian nan hơn cũng nguy hiểm hơn. Tuy vậy cũng đã có vài bài học trắc nghiệm.
Hồi tháng 5, khi ở Saigon các cuộc vận động biểu tình chống xâm lăng Tàu bị trấn áp tàn bạo, không tiến hành được, học sinh, sinh viên Cần Thơ tổ chức chạy Honda rải truyền đơn suốt dọc từ Cần Thơ qua tới Long Xuyên, Chợ Mới. Tuy không thành công lắm vì chỉ là hành động bột phát, chớ không phải là chiến dịch có tổ chức, nhưng đây chính là dạng thức vận động quần chúng nổi dậy chủ yếu trong công cuộc phát khởi cách mạng. Thời kháng chiến chống Tây, biết bao sinh viên, học sinh bị bắt vì tội rải truyền đơn.
Vừa rồi, thanh niên Bùi Trung Nhân, con trai nhỏ của Bùi Minh Hằng, nữ tướng biểu tình bị Bò vàng Thành Hồ bắt đi mất tích, làm một hành động vô cùng độc đáo. Cháu nhỏ 19 tuổi có sáng kiến, in truyền đơn tố cáo tội ác công an VC dưới dạng thơ tìm mẹ mất tích rồi ra đứng ở ngả tư đường phân phát, kêu cầu bà con cô bác, ai biết mẹ cháu ở đâu, xin báo dùm cho cháu vì cháu biết nhiều người bị bắt vô đồn CA rồi bị đánh chết nên cháu lo sợ cho mẹ cháu!
Trên đây là 2 dạng thức “phát tán” truyền đơn, coi như thực thi quyền thông tin đại chúng “tự phát”.
Bây giờ là tới chuyện tự phát làm báo hay tự do báo chí thì cũng được bởi vì ta tự do viết và phát tán. Thô sơ là báo tường, CÁ/ VC dốt, đọc không hiểu nội dung, tưởng là quảng cáo càng hay. Cứ viết những bài ngắn tố cáo tội ác ngụy quyền VC và khẩu hiệu kêu gọi đồng bào đứng lên tranh đấu chống bạo quyền VC. Đem rải thì là truyền đơn, dán lên tường thì là báo tường, nhất cử lưỡng tiện.
Đem những dạng truyền đơn khác nhau đóng lại thành một xấp mỏng thì thành báo khổ nhỏ, ra bến xe đò, xe lửa, biếu bà con cô bác đọc khi đi đường có khi cũng thấm ý.
Ngụy quyền cứ việc cấm tư nhân ra báo, ta thực thi quyền tự do báo chí của ta, bất cần ai cho phép, lại càng vô phương kiểm duyệt.
LỜI KẾT
Nhân ngày Quốc Tế Nhân Quyền, kiểm điểm lại thành tích của công cuộc vận động tranh đấu vì Tự do-Dân sinh-Dân chủ trong thời gian khởi phát Phong Trào Biểu Tình từ cuộc Biểu tình Đầu tiên Ngày Chúa Nhật 5 tháng 6 năm 2011 đến nay thử xem đã đạt được những thành tích đáng khích lệ nào?
Như đã kể trên, phong trào tranh đấu đã tự thực thi 3 thứ quyền căn bản: Biểu tình-Hội họp- Thông tin, tuy là chỉ đặt nền tảng như là tiền lệ, chưa được triển khai thành thực tế phổ quát.
Nhưng điều ấy cũng chẳng hề chi! Bởi vì những thắng lợi ấy chỉ là phương tiện vận động quần chúng tiến hành cuộc CÁCH MẠNG TOÀN DIỆN, GIẢI TRỪ BẠO QUYỀNVC. ĐÓ MỚI LÀ MỤC TIÊU TỐI HẬU.
Để cho Đại cuộc Dân tộc sớm thành tựu, mỗi người cần tự khẳng định thái độ, can trường và cương nghị, như Nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn: Tôi không làm gì sai. Tôi không trả tiền phạt. Tôi chấp nhận đi tù.
Nếu được như vậy thì:
Con đường chiến đấu dù còn xa
Cũng rút lại còn trong gang tấc
Không cần cầu mong
Chân cứng đá mềm mà chi
Nguyễn Nhơn
6/12/2011

Không có nhận xét nào: