Pages

Thứ Tư, 7 tháng 12, 2011

Việt Nam có rủi ro ổn định nếu nới lỏng chính sách, IMF, theo Ngân hàng Thế giới

http://phamdinhtan.files.wordpress.com/2011/12/downturn.jpg?w=150&h=200Phạm Anh Tuấn TTHN phỏng dịch
Nguồn: businessweek.com
-Bloomberg – 06 tháng 12 – Việt Nam có thể làm suy yếu chuyện tiến tới ổn định kinh tế nếu nới lỏng chính sách tiền tệ hiện nay, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới cho biết, trong khi Việt Nam đang đấu tranh với mức lạm phát cao nhất ở châu Á.
“Nhà nước cần phải làm việc nhanh chóng và dứt khoát để đảm bảo tính lành mạnh của khu vực tài chính trong khi tái lập ổn định nền kinh tế vĩ mô”, Sanjay Kalra, đại diện thường trú của IMF tại Việt Nam, cho biết trong khi chuẩn bị cho một hội nghị ở Hà Nội ngày hôm nay. “Nếu không làm như vậy, hoặc thậm chí nới lỏng chính sách ngay từ bây giờ, sẽ gây nguy hiểm cho lợi ích đã được.”
Việt Nam đang đối mặt với một tỷ lệ lạm phát gần 20%, thâm thụt thương mại, tăng trưởng kinh tế chậm lại và rủi ro trong ngành ngân hàng tăng. Chính phủ cho biết tổng sản phẩm quốc nội có thể tăng khoảng 6% trong năm nay, (6,8% trong năm 2010), và Kalra nói rằng một khuôn khổ tái cấp vốn minh bạch và hợp nhất trong lĩnh vực tài chính là “cần thiết.”
Các quan chức nên xem xét việc tăng lãi suất một lần nữa để hỗ trợ đồng tiền của quốc gia nếu cần thiết, và trong khi dự trữ ngoại hối của Việt Nam tăng trong mùa hè, “một lần nữa họ đã thua trong nỗ lực áp chế các áp lực mới về tỷ giá hối đoái”, Kalra.

Tiền đồng dê dịch chút ít ở 21.011/đồng đô la lúc 4:15 giờ chiều (địa phương) và đã giảm khoảng 7,2% trong năm nay, theo số liệu của Bloomberg. Chỉ số cổ phiếu VN giảm 0.3% trong ngày, và giảm 19% trong năm nay.
Cổ phiếu châu Á, Tiền tệ
Trong năm 2011 cổ phiếu và tiền tệ châu Á đã giảm và các nhà hoạch định chính sách của khu vực đã chuyển trọng tâm của mình vào việc che chở tăng trưởng, vì cuộc khủng hoảng nợ của châu Âu và nền kinh tế Mỹ đang gặp khó khăn, làm tăng nguy cơ một cuộc suy thoái toàn cầu.
Tiền đồng xuống giá liên hệ tới chỉ số tin tưởng trong nước yếu và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) can thiệp vào thị trường ngoại hối vào tháng 10, Ngân hàng Thế giới cho biết trong một báo cáo. Dự trữ ngoại hối chỉ đủ cung cấp cho hai tháng nhập khẩu vào tháng Bảy, IMF cho biết.
Ổn định kinh tế của Việt Nam rất “mong manh và việc sớm nới lỏng chính sách sẽ có nguy cơ lặp lại chu kỳ bất ổn”.
Báo cáo của IMF và Ngân hàng Thế giới đã được phát hành cho các cuộc họp hàng năm (từ 1993) của Nhóm tư vấn về Việt Nam, để giúp Việt Nam chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Nhóm này cam kết chi 7,39 tỷ USD (trợ cấp và vay lãi suất thấp) cho Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết, so với 7,9 tỷ cam kết tại cuộc họp năm ngoái.
Lạm phát
NHNN tăng lãi suất tái cấp vốn từ 14% đến 15% trong tháng 10. Ngân hàng trung ương giảm lãi xuất mua lại từ 15% đến 14% vào tháng 7.
Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam giữ ở mức 19,83% trong ba tháng liên tiếp tới tháng 11. Đây là mức lạm phát cao nhất trong 17 nền kinh tế châu Á-Thái Bình Dương, theo dõi bởi Bloomberg.
Lạm phát dự kiến ​​sẽ giảm xuống 9% vào năm 2012 và chính phủ sẽ kiểm sóat được, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói với Nhóm tư vấn. Chính phủ sẽ tiếp tục thực hiện chiến lược của Nghị quyết 11, ông nói. Nghị quyết 11, đã được phê duyệt vào tháng 2, nhằm thắt chặt chính sách tài khóa và tiền tệ.
Ông Dũng cho biết chỉ tiêu tăng trưởng GDP của Việt Nam cho năm 2012 là 6%. Tháng 11, Quốc hội Việt Nam đã đề ra chỉ tiêu tăng trưởng GDP là 6% đến 6,5%.
Ngày 1 tháng 12, ông Vũ Đức Đam, Chủ tịch Văn phòng Chính phủ, cho biết rằng chính phủ đã yêu cầu NHNN xem xét việc giảm lãi suất.
‘Nghi ngờ’
IMF cho biết “việc lặp đi lặp lại các kêu gọi đối giảm lãi suất cho vay đưa đến việc nghi ngờ về quyết tâm duy trì chặt chẽ các chính sách của chính phủ”.
Ngành ngân hàng đang có dấu hiệu căng thẳng và chất lượng tài sản (của các ngân hàng) vẫn còn là một “quan tâm” khi tăng trưởng tín dụng lại “cao bất thường” trong những năm gần đây, Ngân hàng Thế giới cho biết. Các chủ nợ báo cáo tình trạng thiếu thanh khoản.
Tăng trưởng tín dụng nhanh chóng “ảnh hưởng đến chất lượng cho vay”, Deepak Mishra, nhà kinh tế chính của Ngân hàng Thế giới về Việt Nam, nói với các phóng viên ngày hôm nay tại Hà Nội sau hội nghị. “Hợp nhất ngành ngân hàng là một phần của giải pháp.”
Ngân hàng cổ phần Thương mại, ngân hàng Tín Nghĩa và ngân hàng Sài Gòn Thương mại cổ phần sẽ sáp nhập, ngân hàng trung ương cho biết trong một tuyên bố đăng trên trang web của mình ngày hôm nay. Tháng trước, ngân hàng trung ương công bố kế hoạch lập nên một ngành công nghiệp tài chính có ba-tầng được thống trị bởi 15 nhà cho vay như là một phần của những nỗ lực xoa dịu những lo ngại về hệ thống ngân hàng.
“Rõ ràng là Việt Nam cần hiện đại hóa và tăng cường hệ thống ngân hàng và tài chính của mình, và vì vậy, họ cần đưa nó đến với thế giới,” Jean-Jacques Bouflet cho biết, người đứng đầu của các đoàn đại biểu Liên minh châu Âu về thương mại và kinh tế về Việt Nam.
Thâm thụt thương mại của Việt Nam có thể là $ 10 tỷ vào năm 2011, chính phủ cho biết trong báo cáo của mình trong hội nghị ngày hôm nay.
Nền kinh tế của Việt Nam, một trung tâm sản xuất cho các công ty từ Intel Corp tới Honda Motor Co, có thể tăng trưởng khỏang 5% hoặc ít hơn trong năm tới, theo ước tính của Capital Economics Ltd. Và đây là tốc độ thấp nhất từ năm 1999.

Không có nhận xét nào: