Trong khi Việt Nam, quốc gia đang phát triển nhanh, được xem là ưu tiên cho giới đầu tư cách đây 5 năm, giới doanh nghiệp đang tìm kiếm các lựa chọn ngày càng hấp dẫn ở những nơi khác, như Indonesia, là một thị trường lớn hơn với môi trường kinh doanh gần đây đã được cải thiện.
"Chúng tôi tin rằng Việt Nam đang trong tình trạng gặp vô cùng nhiều khó khăn," ông Cany nói.
Việt Nam có một số tiến bộ, ông nói thêm, nhưng cảnh báo rằng số những thách thức mới đã và đang xuất hiện.
"EuroCham quan ngại rằng Việt Nam vẫn tiếp tục thực hiện các biện pháp hạn chế mậu dịch," cơ quan này cho biết trong báo cáo của mình.
Phòng Thương mại Âu châu dẫn chiếu tới một quy định có hiệu lực vào tháng Sáu hạn chế nhập khẩu các đồ uống có cồn, mỹ phẩm và điện thoại di động tại ba cảng biển.
Một nghị định mới về cấp giấy phép lao động cho người lao động ở nước ngoài tới Việt Nam cũng gây quan ngại trong các doanh nghiệp nước ngoài rằng.
Nhắc nhở lãnh đạo
Kể từ tháng Hai, chính phủ Việt Nam cố bình ổn nền kinh tế vốn đang đối diện một loạt các thách thức bao gồm cả thực trạng dự trữ ngoại hối bị suy giảm, nhập siêu kinh niên, tiền đồng mất giá và mức lạm phát cao nhất của châu Á.
Trong số một loạt các biện pháp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã nâng lãi suất cơ bản lên nhiều lần.
Chủ tịch EuroCham cho biết đáng ra Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải can thiệp từ một năm trước hoặc thập chí sớm hơn.
Ông nói thêm rằng chính phủ nhiều khả năng không muốn đưa ra các quyết định quan trọng trước Đại hội Đảng hồi tháng Một năm nay.
Giới chức lãnh đạo cũng có thể không nhận ra mức độ nghiêm trọng của vấn đề bởi trên bề mặt Việt Nam vẫn dường như không hề hấn gì với tăng trưởng kinh tế vào khoảng 6%.
"Có lẽ cũng cần phải có thời gian để giới nhà lãnh đạo nhận ra rằng tình hình ... không phải êm thấm như trên bề mặt," ông Cany nói.
Trong số các khuyến nghị của mình, EuroCham cũng kêu gọi chính phủ Việt Nam bảo vệ tốt hơn quyền sở hữu trí tuệ, và củng cố hành động chống tham nhũng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét