Pages

Thứ Hai, 28 tháng 1, 2013

DI NGÔN CỦA ĐẶNG TIỂU BÌNH : BÀI HỌC CHO CSVN BÀI HỌC CHO CSVN


   
NGUYỄN CAO QUYỀN
                                                                                                                                         
Đặng Tiểu Bình là tác giả và đồng thời cũng là lãnh tụ áp dụng chính sách “cải cách-mở cửa” cho nền kinh tế Trung Quốc cất cánh bay cao kể từ năm 1978.   Ông vĩnh viễn từ biệt cõi đời (1979) sau khi đã được chứng kiến sự phát triển lẫy lừng của đất nước  liên tục trong 19 năm  dòng dã.  Mặc dầu vậy, lòng ông vẫn chưa yên.  Cho nên trước khi nhắm mắt, ông đã căn dặn thế hệ sau là phải “đánh giá lại Mao Trạch Đông” càng sớm càng tốt.
 Dân tộc Trung Hoa đã ý thức được tầm quan trọng của vấn đề này nên khi nhân loại bước sang thiên niên kỷ thứ ba, họ đã đặt việc thực hiện di ngôn đó lên hàng ưu tiên cao nhất.  Giờ đây, dưới con mắt của mỗi người Trung Hoa,  Mao Trạch Đông vẫn tiếp tục  là một nhà cách mạng vĩ đại nhưng ông đã không còn là một nhà xây dựng thành công.  Nhận định này là cơ sở để Trung Quốc chuẩn bị tiến thêm một bước thứ hai sang lảnh vực chính trị ngõ hầu hoàn tất sự nghiệp hội nhập vào nền văn minh hiện đại. .    
 
            Mao Trạch Đông, một nhà xây dựng thất bại
 
          Mao Trạch Đông có công trong việc khai quốc nhưng đã phạm sai lầm trong việc xây dựng và có trọng tội trong Đại Cách Mạng Văn Hóa.  Đánh giá Mao Trạch Đông và cho rằng sai lầm lớn hơn công lao là dựa trên cảm nhận của quần chúng.  Nhận xét về “cơn sốt Mao Trạch Đông” người dân Trung Hoa cho rằng công lao chỉ có ba phần, bảy phần còn lại là sai lầm.  Bằng phần sai lầm này, Mao đã khiến cho đất nước lạc lối vào chủ nghĩa xã hội không tưởng. 
 
            Cuộc cách mạng dân chủ thắng lợi và nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa ra đời làm cho người Trung Quốc được ngẩng cao đầu trước thế giới, là đỉnh cao huy hoàng của sự nghiệp chính trị của Mao.  Sự nghiệp này đã đựợc toàn thể dân tộc Trung Hoa trân trọng ghi nhận. 
 
            Tuy nhiên, trong quá trình phát triển và dân chủ hóa đất nước, Mao đã đưa Trung Quốc từ xã hội chủ nghĩa không tưởng tới chủ nghĩa xã hội phong kiến, lạc hậu và phản động hơn nhiều.  Trên thực tế, Mao đã dùng chiêu bài “chủ nghĩa xã hội” để thiết lập nền độc tài và thể chế cha truyền con nối, gia đình trị.
 
            Ngày 15/6/1953, trong “thời kỳ quá độ”, Mao xóa bỏ cương lĩnh về một “nhà nước dân chủ mới” được các tầng lớp nhân dân ủng hộ để đi theo con đường xã hội chủ nghĩa không tưởng bạo lực.  Tiếp đó, Mao phát động phong trào Bước Nhảy Vọt và Công Xã Hóa, gây ra thảm kịch lớn nhất lịch sử loài người với 37,55 triệu người chết đói. Muốn tìm hiểu những sai lầm về cuối đời của Mao cần phải nắm vững sự kiện lịch sử quan trọng này.  Bởi đây là chìa khóa để khám phá những bí ẩn về Mao Trạch Đông.
 
            Mỗi hành động của Mao trong những năm cuối đời đều nhằm che đậy các sai lầm không tiền khoáng hậu do Mao gây ra.  Những khẩu hiệu: chống xét lại, ngăn chặn diễn biến hòa bình, ngăn chặn phục hồi chủ nghĩa tư bản… thực ra chỉ là ý muốn chủ động của Mao nhằm đánh đổ các nhà lãnh đạo có đầu óc thực tế, đang theo đuổi các chính sách kinh tế cần thiết để đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng và cứu nhân dân ra khỏi thảm họa chết đói khốc liệt tưởng chừng như không có gì cứu vãn nổi.
 
            Trước thảm họa đó, Mao vẫn ngang ngược phát động cuộc Đại Cách mạng Văn Hóa để quyết một trận sống mái với “kẻ thù chế độ”.  Mọi người đều thấy rõ là nếu không có Bước Nhảy Vọt sai lầm thì đã không có Cách Mạng Văn Hóa.  Đề giúp Giang Thanh lên cầm quyền thuận lợi, Mao đã triệt hạ hầu hết các công thần danh tướng thông qua chiến dịch tàn khốc này. 
 
            Lưu Thiếu Kỳ bị Mao bức hại chết để đưa Lâm Bưu lên, rồi lại ép Lâm Bưu phải bỏ đi để dùng Đặng Tiểu Bình, rồi lại đánh đổ Đặng Tiểu Bình để chọn Hoa Quốc Phonglà người kém cỏi nhất.  Tât cả chỉ vì muốn sắp xếp cho Giang Thanh lên nối ngội sau khi Mao nhắm mắt. 
 
            Âm mưu gia đình trị của Mao đã phá nát nền chính trị Trung Hoa. Với cái giá bi thảm nặng nề mà âm mưu này gây ra, người Trung Quốc đã chứng minh là “chủ nghĩacộng sản” hoàn toàn không ổn.  Cuộc thực nghiệm này quả là một cống hiến lớn lao cho nền văn minh nhân loại.  Đây là một tọa độ lịch sử ghi nhận chủ nghĩa xã hội khôngtưởng đã hoàn toàn thất bại ở Trung Quốc và trong lịch sử văn minh của loài người.
 
            Sự lầm lẫn của Marx và Engels hồi tuổi trẻ
 
          Trên thực tế chẳng có “mục tiêu cao đẹp của chủ nghĩa cộng sản” nào hết.  Chỉ có một sự lầm lẫn mà Marx và Engels đã nêu ra hồi tuổi trẻ và đã từ bỏ vào lúc cuối đời.  Engels lúc 76 tuổi đã phủ định mô hình xã hội chủ nghĩa tương lai do mình phác họa vào lúc 24 tuổi.  Ông nói: “Chúng tôi không có mục tiêu cuối cùng; chúng tôi là những người theo thuyết không ngừng phát triển và không tính chuyện áp đặt cho loài người quy luật cuối cùng nào cả…”
 
            Ông cũng thú nhận vào tháng 9/1890: “Theo quan điểm duy vật, nhân tố mang tính quyết định trong quá trình lịch sử là sản xuất và tái sản xuất trong đời sống hiện thực. Marx và tôi đều chưa khẳng định được điều gì hơn thế”.
 
            Chế độ tư bản đã tạo ra năng xuất lao động cao hơn chế độ phong kiến nên đã hoàn toàn chiến thắng.  Chế độ “chủ nghĩa xã hội bạo lực” của Lenin, giai đoạn đầu của thể chế cộng sản chủ nghĩa, sau hơn 70 năm nỗ lực để đuổi kịp các nước tư bản đã thất bại.  Chỉ riêng Liên Xô và Trung Quốc  đã phải trả giá với 50 triệu người chết đói.  Với một năng xuất lao động kém cỏi như thế, giai đoạn cao hơn của chủ nghĩa cộng sản tất nhiên phải bị tiêu vong. 
 
            Xu thế tiến hóa tự nhiên của lịch sử loài người không phải là thể chế tư bản mà cũng phông phải là chủ nghĩa cộng sản.  Chủ nghĩa tư bản do tiếp thu chính sách của chủ nghĩa xã hội đã tự điều chỉnh để đi tới nền kinh tế hỗn hợp về chế độ sở hữu.  Chủ nghỉa xã hội thông qua cải cách và tiếp thu những các chính sách của chủ nghĩa tư bảncũng chuyển từ chế độ công hữu tuyệt đối sang nền kinh tế hỗn hợp.  Mô hình kinh tế hỗn hợp này gọi là “chủ nghĩa xã hội dân chủ”.  Kinh tế hỗn hợp lấy thị trường làm trung tâm đã tỏ ra là một chế độ mang tính ưu việt. 
 
          Kinh tế hỗn hợp là sản phẩm lịch sử, là diễn hóa lẫn nhau giữa chế độ tư bản chủ nghĩa và chế độ xã hội chủ nghĩa.  Con đường này đã trở thành con đường được cả loài người chấp nhận.  Nó là bước tiến lớn mới của nhân loại kể từ khi nền văn minh hiện đại của Phương Tây xuất hiện. 
 
                                                                        *
 
            Để chấm dứt nạn chết đói đe dọa tiêu diệt dân tộc, năm 1978 Đặng Tiểu Bình ban hành chính sách “cải cách-mở cửa”.  Chính sách này hoàn toàn phủ định chủ nghĩa xãhội không tưởng của Mao.  Thành tựu lớn lao của cải cách-mở cửa đã đặt cơ sở hợp pháp cho Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cầm quyền.  Thách thức vị trí cầm quyền của ĐCSTQ lúc bấy giờ không phải là các thế lực Phương Tây mà là “phái tả” trong Đảng vẫn còn muốn vùng vẫy ngọn cờ sai lầm của Mao Trạch Đông.
 
            Để phát triển kinh tế nhiều thành phần, thời kỳ đầu của cách mạng “mở cửa” đã phải đưa vị trí chủ đạo của nền kinh tế quốc doanh vào hiến pháp nhằm làm yên lòng tả phái.  Tả phái ra sức tìm cách giữ vững vị trí chủ đạo của kinh tế quốc doanh vì đây là trận địa cuối cùng của chủ nghĩa xã hội không tưởng.
 
            Tuy nhiên các xí nghiệp quốc doanh, thể hiện tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội không tưởng lại làm ăn chẳng ra gì và tiếp tục thua lỗ.   Nhà nước nuôi không nổi phải đẩy cho ngân hàng.  Nhưng rồi ngân hàng cũng chịu thua vì xí nghiệp quốc doanh chỉ vay mà không trả.  Nhà nước lại phải mượn tay của thị trưởng chứng khóan nhưng khó khăn vẫn không giải quyết được. Hậu quả cuối cùng là nhà nước đã phải quyết định giảm bớt con số của các xí nghiệp ăn hại này.
 
            Năm 1996 Trung Quốc có 114.000 xí nghiệp quốc doanh.  Năm 2005 con số này đã giảm xuống chỉ còn 27.000, mặc dầu chính sách đem ra áp dụng đã đụng chạm đến tận gốc rễ của chủ nghĩa xã hội không tưởng.  Tổng số xí nghiệp ít đi nhưng tổng sản phẩm quốc nội lại từ  362,4 tỷ nhân dân tệ tăng lên 18.230 tỷ vào năm 2005.  Đây là một việc làm hợp lý cần duy trì và tiếp tục. 
 
            Chủ nghĩa xã hội mang mầu sắc Trung Quốc là sản phẩm kết hợp tư tưởng xã hội chủ nghĩa dân chủ của Marx và Engels những năm cuối đời và thực tiễn cụ thể của cách mạng “mở cửa” của Trung Quốc.  ĐCSTQ chuyển sang chủ nghĩa xã hội dân chủ là thuận theo lời dậy của Marx và Engels trong những năm cuối đời, triệt để thoát khỏi mẫu hình Liên Xô và trở lại với mô hình Mác Xít đích thực để tiến cùng thời đại. 
 
            Nhu cầu cải cách chính trị và bài học Lưu Thiếu Kỳ
 
            Thực hiện kinh tế thị trường mà không đồng bộ với dân chủ hóa chính trị tất sẽ nảy sinh ra hiện tượng quan chức cấu kết với doanh nhân, muốn định giá xí nghiệp quốc doanh thế nào cũng được, muốn đem tài sản quốc doanh cho ai thì cho, muốn đẩy công nhân ra đường bao nhiêu thì đẩy.  Đấy là chỗ tệ hại của nạn tư bản quan liêu và hiện tượng này được gọi là “tư hữu hóa đặc quyền”. 
 
            Chỉ có cải cách chính trị mới giải quyết ổn thỏa được vấn đề này.  Nếu nhà nước thật sự muốn trao cho công nhân quyền dân chủ quy định trong hiến pháp, cho phép công nhân xí nghiệp quốc doanh quyền giám sát công cuộc cải cách thể chế để bảo vệ  quyền lợi của họ thì vấn đề sẽ được giải quyết dễ dàng.  Phải để cho công nhân thành lập công đoàn độc lập và cho tự do báo chí thì mọi việc sẽ được giải quyết tốt đẹp. 
 
            Do cải cách chính trị không theo kịp cải cách kinh tế nên tình trạng  mất ổn định mới xảy ra.  Tại Trung Quốc, từ 1979 đến 1982  đã có 20.000 vụ kiện cáo lên cấp trên. Con số này ngày nay là 30.000.000 vụ, nghĩa là tăng gấp 1500 lần. 
 
            Phải tiến hành cải cách chính trị một cách thành thật, bao gồm cả cải cách ý thức hệ và cải cách thể chế thì mới có thể tránh được đại họa.  Không thực hiện chế độdân chủ lập hiến pháp trị thì sớm muộn gì cũng sẽ bùng nổ một cuộc Đại Cách Mạng Văn Hóa thứ hai.  Lịch sử đã cho biết là không dễ gì nắm bắt được thời cơ cải cách chính trị.  Chỉ cần nhắc lại trường hợp của Lưu Thiếu Kỳ để ai cũng  thấy rõ.
 
Năm 1961 là thời cơ của Lưu Thiếu Kỳ.  Khi ấy, Bước Nhảy Vọt của Mao Trạch Đông thất bại thảm hại khiến hơn 37 triệu người chết đói.  Lòng dân mất hết tin tưởng vào lãnh đạo.  Trong 7.000 người tham dự Đại Hội, lực lượng kêu gọi Mao từ chức chiếm đa số. 
 
Giờ phút đó, nếu Lưu Hiếu Kỳ sáng suốt triệu tập Đại Hội 9, tổng kết bài học đau đớn mấy chục triệu ngời chết đói, xóa bỏ đướng lội xã hội chủ nghĩa không tưởng, sắp xếp cho Mao một chức vụ danh dự để dưỡng lão và thực hiện chế độ lập hiến chính trị thì chính sách cải cách-mở cửa đã có thể thi hành sớm hơn 20 năm và bản  thân Lưu Thiếu Kỳ đã không bị lôi ra đấu tố ở Trung Nam Hải để rồi chết gục trong tù.
 
                                                            *
 Thảm kịch Lưu Thiếu Kỳ khiến nhân dân Trung Quốc đi đến quyết định là phải “đánh giá lại Mao Trạch Đông”.  Trừ cánh tả ngoan cố ai cũng cho rằng chính sách “bật tín hiệu rẽ trái, bẻ tay lái sang phải”  không thể kéo dài lâu và sớm muộn gì cũng sẽ làm cho xe bị lật.  Lấy cái sai của Mao làm tiêu chuẩn là tự vác đá ghè chân mình.  Cần phải xác lập vị trí chính thống của đương lối “cải cách-mở cửa” trong lãnh vực ý thức hệ.  Sự xác lập này đòi hỏi phải cho dân chúng quyền phát ngôn.   
Quyền phát ngôn ở Trung Quốc hiện nay là quyền giải thích chủ nghĩa Marx.  Chỉ có chính sách kinh tế cải cách cách-mở cửa mà không có ý thức hệ bảo vệ chính sách đó thì không thể vĩnh viễn thành công.  Lưu Thiếu Kỳ đã mắc sai lầm ở chỗ này.  Phe cực tả vẫn đang tiếp tục nhắm mắt đánh phá sự thành công của “cải cách-mở cửa”.
 
Việc cấp bách là phải khôi phục tính chân thực của lịch sử.  Phải nói rõ với quần chúng, nhất là thế hệ trẻ, nguồn gốc sai lầm của chủ nghĩa không tưởng Mao Trạch Đông.  Phải giành lại quyền phát ngôn để làm cho tư tưởng Mao về điểm này bị vô hiệu hóa hoàn toàn ở Trung Quốc.  Đặng Tiểu Bình trước khi chết đã căn dặn thế hệ sau phải đánh giá lại Mao Trạch Đông và đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần như vậy.
 
Phải nhắc nhở cho đời sau biết là: không thể đi vào và cũng không thể đi đến tận cùng con đường chủ nghĩa xã hội không tưởng; thiên đường cộng sản không có giai cấp, không có bóc lột, không có áp bức chỉ có trong tưởng tượng.  Còn trên thực tế nó chính  là địa ngục trần gian đã làm chết đói 37,55 triệu người trên mảnh đất Trung Hoa.  
 
Phải thực hiện được điều này thì mới có thể thoát khỏi trạng thái cải lương “bật tín hiệu rẽ trái, bẻ tay lái sang phải” để đứng vững trên đôi chân lịch sử.  Đánh giá lạiMao Trạch Đông phải là một đề tài lớn trong thế kỷ 21.

                                                            *
 
Đối với những người Cộng Sản Việt Nam, di ngôn của Đặng Tiểu Bình là một lời nhắn nhủ qúy báu cho số phận và tương lai của chính họ.  Đánh giá lại Hồ Chí Minhcũng phải được coi như một đề tài lớn trong thế kỷ 21 và phải được tiến hành không chậm trễ khi mà ý đồ xâm lăng của Phương Bắc đang được thi hành đối với tổ quốc bằng cả hai sức mạnh cứng và sức mạnh mềm./.

Không có nhận xét nào: