Pages

Thứ Tư, 30 tháng 1, 2013

Trung Quốc sẽ gặp khó khăn qua vụ kiện của Philippines


Mới mở đầu năm 2013, tình hình biển Đông vẫn tiếp tục căng thẳng, nhất là sau vụ Philippines quyết định đưa tranh chấp biển Đông ra tòa án quốc tế theo quy định của Công ước Liên hiệp quốc về luật biển năm 1982.
Source UNCLOS
Bản đồ cho thấy vùng biển Trung Quốc muốn làm chủ (theo vạch màu đỏ)
Các học giả Philippines cho rằng bằng việc làm này, Philippines đã đặt Trung Quốc vào một tình thế khó khi phải giải thích về lập trường của mình trong tranh chấp này trước một Tổ chức đa quốc gia. Việt Hà có bài tổng hợp và tường trình.

Philippines quyết định đưa TQ ra toà án quốc tế
Hôm 22 tháng giêng, chính phủ Philippines chính thức thông báo nước này quyết định kiện Trung Quốc lên tòa án quốc tế theo Công ước Liên hiệp quốc về luật biển năm 1982 nhằm tìm giải pháp hòa bình cho vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển Đông giữa hai nước. Đây là một bước đi đã được nhiều chuyên gia dự đoán từ trước nhưng chỉ chưa biết vào lúc nào. Thời điểm mà Philippines đưa ra quyết định này có những nguyên nhân và ý nghĩa nhất định.
Phát biểu bên lề Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos hôm 26 tháng giêng, Tổng thống Philippines Benigno Aquino nói tàu Trung Quốc gần đây đã ngăn tàu cá của Philippines vào tránh bão tại khu vực bãi cạn Scarborough Shoal đang tranh chấp giữa hai nước. Trong một vụ việc gần đây, ông cho biết cá tàu Trung Quốc đỗ cách 2 tàu cá của Philippines 10 mét, sử dụng loa, còi để đuổi các tàu của Philippines đi chỗ khác. Tổng thống Philippines nói những vụ việc gần đây trên biển Đông đã khiến chính phủ Philippines phải chính thức thông báo với Bắc Kinh hồi tuần trước đó rằng Philippines sẽ đưa vụ tranh chấp ra tòa quốc tế theo Công ước Liên hiệp quốc về luật biển năm 1982.
Tổng thống Aquino nói rằng Philippines đã cố gắng làm giảm nhẹ tình hình , cố gắng làm theo các đề nghị của Trung Quốc… giúp họ trong quá trình chuyển giao. Nhưng thay vì giảm nhẹ thì căng thẳng vẫn leo thang.
Giáo sư Carl Thayer
Giáo sư Carl Thayer nói chuyện tại đài RFA năm 2011
Trong bài viết của mình đăng trên blog cá nhân gần đây, Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc nhận định:
Theo tôi đây không chỉ là một hành động mang tính tượng trưng mà còn đưa Trung Quốc vào thế khó, bởi vì Trung Quốc cũng thách thức cả Nhật Bản, sử dụng công ước liên hiệp quốc về luật biển đối với quần đảo Senkaku.
Giáo sư Renato Cruz
Philippines hiện đang phải đối mặt với ít nhất hai khó khăn nếu không có hành động. Thứ nhất, Trung Quốc đã gần như sát nhập khu vực bãi cạn Scarborough shoal và các bãi đá khác ở biển Đông nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Philippines. Trung Quốc cũng đã tuyên bố là nước này sẽ duy trì tàu hải giám của mình mãi mãi tại Scarborough Shoal. Trung Quốc đã đặt barrier ở lối vào bãi, ngăn chặn các ngư dân Philippines vào đây. Trung Quốc thường xuyên đuổi các tàu của Philippines khỏi khu vực xung quanh các bãi mà Trung Quốc đang chiếm bao gồm Mischief Reef, McKennan Reef, Gaven Reef, và Subi Reef.
Nếu Philippines không hành động có nghĩa là sự hiện diện của Trung Quốc là cố định. Trung Quốc sẽ được tự do chiếm đóng và xây dựng trên các bãi đá trong khu vực. Thứ hai là bởi vì tiến trình đi đến một bộ quy tắc về ứng xử trên biển Đông của ASEAN đang bế tắc, sẽ không có một kiềm chế nào đối với Trung Quốc. Nếu Philippines tiếp tục đàm phán song phương với Trung Quốc, thì Trung Quốc sẽ tiếp tục hành động một cách tồi tệ.
Từ năm 1995, Philippines cũng đã đưa vấn đề tranh chấp này ra với Trung Quốc nhưng không thành công. Đến bây giờ Philippines đã sử dụng hết các biện pháp ngoại giao và chính trị cần thiết để có thể giải quyết vấn đề tranh chấp một cách hòa bình với Trung Quốc.
Trong khi đó, giáo sư Renato Cruz de Castro thuộc trường đại học De la Salle của Philippines cho rằng, hành động này của Philippines đã đặt Trung Quốc vào một tình huống khó.
Theo tôi đây không chỉ là một hành động mang tính tượng trưng mà còn đưa Trung Quốc vào thế khó, bởi vì Trung Quốc cũng thách thức cả Nhật Bản, sử dụng công ước liên hiệp quốc về luật biển đối với quần đảo
Các tàu tuần dương Philippines tập trận trên biển Đông
Các tàu tuần dương Philippines tập trận trên biển Đông. Courtesy usnvyseal
Senkaku. …. Họ muốn giải quyết vấn đề về Senkaku qua công ước luật biển quốc tế mà lại không muốn áp dụng công ước đó với biển Đông.
Vụ kiện tạo hy vọng cho các nước có tranh chấp với TQ
Trước đó vào tháng 9 năm ngoái, Trung Quốc đã nộp đơn lên Ủy ban giới hạn thềm lục địa thuộc Liên Hiệp Quốc tuyên bố thềm lục địa trên biển Hoa Đông là phần kéo dài tự nhiên từ lãnh thổ Trung Quốc bao gồm quần đảo tranh chấp với Nhật Bản là Senkaku, mà Trung quốc gọi là Điếu Ngư. Mới đây hãng tin Reuteurs cho biết Ủy ban này của Liên Hiệp Quốc sẽ xem xét tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trong cuộc họp của cơ quan này tại New York từ ngày 15 tháng 7 đến 30 tháng 8 tới. Nhật Bản cũng đã lên tiếng khẳng định Senkaku là một phần lãnh thổ của Nhật Bản dựa trên các bằng chứng lịch sử và luật pháp quốc tế.
Bất cứ quyết định nào của Tòa làm yếu đòi hỏi của Trung Quốc với đường đứt khúc 9 đoạn đều có lợi cho Việt Nam. Nếu quyết định của tòa có lợi cho Philippines thì cũng có lợi cho Việt Nam.
Giáo sư Carl Thayer
Theo phân tích của các chuyên gia quốc tế, vụ kiện này giữa Philippines và Trung Quốc sẽ được thụ lý bởi Tòa Trọng tài theo quy định của Công ước về luật biển 1982. Trung Quốc và Philippines phải chọn 5 thành viên trọng tài cho tòa. Sau khi thủ tục này được hoàn tất, Trung Quốc phải có nghĩa vụ trả lời những gì mà Philippines đã nêu trong đơn kiện. Tuy nhiên, với tuyên bố năm 2006 của Trung Quốc, Tòa trọng tài sẽ không có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp có liên quan đến việc phân định biển hay liên quan đến vùng nước lịch sử và danh nghĩa lịch sử.
Với tuyên bố năm 2006, Trung Quốc cũng có thể từ chối tham gia vào các thủ tục tòa trọng tài.  Theo nhận xét của Giáo sư Carl Thayer, dù Trung Quốc có quyết định tham gia hay không thì tòa trọng tài cũng có thể thụ lý vụ kiện và nếu phán quyết của tòa có lợi cho Philippines thì điều này sẽ có tác động lên cơ sở pháp lý về cái gọi là chủ quyền không tranh cãi của Trung Quốc trên hầu hết toàn bộ biển Đông. Điều này sẽ có sức nặng quan trọng về mặt quy tắc và tinh thần trong cộng đồng quốc tế, và cung cấp cơ sở pháp lý cho bất cứ hành động pháp lý nào mà Philippines có thể sẽ phải thực hiện sau này để bảo vệ chủ quyền của mình.
Thủ tục xem xét vụ kiện của tòa trọng tài có thể kéo dài từ 3 đến 4 năm trước khi có quyết định cuối cùng. Khó có thể đoán trước được quyết định của tòa sẽ là như thế nào nhưng theo giáo sư Renato Cruz de Castro, vụ kiện này cũng khiến các nước đặt câu hỏi về hành động của Trung Quốc.
Nó sẽ mất khoảng 4 năm trước khi có quyết định từ tòa. Nhưng mọi người đã bắt đầu đặt câu hỏi về lập trường của Trung Quốc về vai trò của một tổ chức đa quốc gia và sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc.
Vụ kiện này cũng đặt ra những hy vọng cho các nước khác có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc trên biển Đông như Việt Nam, Malaysia, và Brunei. Theo đánh giá của Giáo sư Carl Thayer, bất cứ quyết định nào của Tòa làm yếu đòi hỏi của Trung Quốc với đường đứt khúc 9 đoạn đều có lợi cho Việt Nam. Nếu quyết định của tòa có lợi cho Philippines thì cũng có lợi cho Việt Nam.

Không có nhận xét nào: