Pages

Thứ Hai, 7 tháng 1, 2013

Hợp tác Nhật – Phi trên biển



Tân Ngoại trưởng Nhật Bản sẽ công du Philippines trong tuần này để thảo luận vấn đề hợp tác trên biển. Hoạt động này được nói nằm trong nổ lực của chính phủ hai nước nhằm lên tiếng cho vấn đề tranh chấp lãnh hải trong khu vực đang diễn ra phức tạp.
AFP
Tàu tuần duyên Nhật Bản chặn bắt một tàu ca Trung Quốc vi phạm vùng lãnh hải Nhật Bản hồi tháng 7, 2012
Ông Fumio Kishida chọn Manila làm điểm đến đầu tiên với cương vị tân Ngoại trưởng Nhật Bản. Điều này diễn ra trong bối cảnh tân thủ tướng Shinzo Abe cho thấy có sẽ có thái độ cứng rắn đối với Trung Quốc. Vấn đề hợp tác đẩy mạnh an ninh biển được cho là mục đích chính của chuyến đi.

Hợp tác an ninh biển Nhật –Phi là cần thiết
Từ khi cuộc khủng bố 911 vào năm 2001 xảy ra, mối quan hệ giữa lực lượng tuần tra biển Nhật – Phi trở nên chặt chẽ và hiệu quả. Những năm gần đây, Tokyo cũng ra sức hỗ trợ Manila nâng cấp khả năng phát triển an ninh biển. Theo GS Rommel Banlaoi, Giám đốc Viện Hòa bình Bạo động và Khủng bố Phi, việc tiếp tục phát huy sự hợp tác này rất quan trọng đặc biệt trong lúc tình hình tranh chấp lãnh hải ở khu vực Đông Nam A´ và Đông A´ đang diễn ra phức tạp:
“Việc tiếp tục mối quan hệ chặt chẽ này rất quan trọng, đặc biệt trong vấn đề hợp tác trên biển”.
Chuyến đi của Ngoại trưởng Nhật Bản được nói sẽ bắt đầu vào ngày 9 tháng 1, trong đó ông sẽ thảo luận với người đồng cấp hai vấn đề quan trọng liên quan đến an ninh biển.
Việc tiếp tục mối quan hệ chặt chẽ này rất quan trọng, đặc biệt trong vấn đề hợp tác trên biển
GS Rommel Banlaoi
Vấn đề thứ nhất là an ninh hàng hải trên Biển Đông, trong đó bao gồm việc Nhật sẽ cung cấp các tàu cảnh sát biển cho Philippines. Đây là hợp đồng đã được thảo luận từ trước và Manila cho biết có thể nhận 10 tàu cảnh sát biển mới từ Nhật từ năm 2014 đến năm 2017.
Một loại tàu tuần dương hạm của Philippines hoạt động trên Biển Đông. Source navy-mil.phi/organisation
Một loại tàu tuần dương hạm của Philippines hoạt động trên Biển Đông. Source navy-mil.phi/organisation
Chưa thể khẳng định liệu sự hợp tác trên biển giữa Manila và Tokyo sẽ đi xa đến mức nào nhưng GS Banlaoi khẳng định “Sự hợp tác an ninh biển giữa Nhật Bản và Philippines luôn mang đến hiệu quả tốt”.
Philippines là một trong số ít các quốc gia trong vùng Đông Nam A´ có tiếng nói mạnh mẽ trong vấn đề Biển Đông. Nhật Bản cũng là một đối thủ đáng gờm của Bắc Kinh trong khu vực. Đây được đánh giá như điểm chung khiến Nhật và Philippines thắt chặt hơn mối quan hệ hợp tác trên biển. Theo GS Banlaoi, còn một lý do khác khiến Ngoại trưởng Nhật Bản chọn Philippines làm điểm đến đầu tiên trong vai trò mới của mình. Theo đó, Philippines là quốc gia luôn kêu gọi tôn trọng luật pháp quốc tế để giải quyết tranh chấp trong lúc Nhật cũng xem nguyên tắc quốc tế là cơ sở để giải quyết mâu thuẩn quốc tế, đặc biệt là tranh chấp trên biển phức tạp như hiện nay:
“Philippines luôn kêu gọi tuân thủ luật pháp quốc tế trong các tranh chấp quốc tế, đặc biệt là tranh chấp trên biển. Cả Philippines và Nhật đều có tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc nên đây là dịp để hai bên trao đổi làm thế nào để giải quyết tranh chấp trong Châu A´”.
Nội dung quan trọng thứ hai được cho sẽ được thảo luận trong chuyến công du Manila của Ngoại trưởng Nhật Bản là việc tăng cường một mạng lưới các nước trong khu vực kêu gọi tuân thủ luật pháp quốc tế trên Biển Đông. Theo đó vấn đề tự do hàng hải phải được tôn trọng trong bối cảnh chính phủ
Hải quân , không quân Trung Quốc thường xuyên tổ chức tập trận ở Biển Đông trong thời gian vừa qua
Hải quân , không quân Trung Quốc thường xuyên tổ chức tập trận ở Biển Đông trong thời gian vừa qua. Screen cap/CCTV
Trung Quốc còn chưa rõ ràng trong việc xác định yêu sách của mình tại Biển Đông.
Nhật và Phillipines cần gởi một thông điệp ra rằng sự hợp tác này không nhắm vào Trung Quốc mà chỉ nhằm phát huy các biện pháp nhằm giải quyết tranh chấp trong vùng biển Đông và Hoa Đông
GS Banlaoi
Hợp tác Nhật – Phi không nhắm vào TQ
Với một mối quan hệ đang được phát triển và cơ sở hợp tác của lực lượng tuần tra biển của Manila và Tokyo, nhiều người tỏ ra lạc quan về sự hợp tác này của hai chính phủ. Nhưng việc này có thể làm phát sinh quan ngại từ phía Trung Quốc khi cho rằng sự hợp tác Nhật – Phi nhắm vào Bắc Kinh. Chính vì thế, GS Banlaoi khuyến cáo nên làm cho Trung Quốc thấy rằng sự hợp tác trên biển giữa Nhật – Phi chỉ nhằm tìm giải pháp giải quyết tranh chấp mà không nhắm vào quốc gia nào:
“Nhật và Phillipines cần gởi một thông điệp ra rằng sự hợp tác này không nhắm vào Trung Quốc mà chỉ nhằm phát huy các biện pháp nhằm giải quyết tranh chấp trong vùng biển Đông và Hoa Đông”.
Với thái độ cứng rắn, Nhật và Philippines được đánh giá là hai quốc gia có thể “ăn miếng trả miếng” với Trung Quốc trong tranh chấp ở Hoa Đông và Biển Đông. Bộ Quốc phòng Nhật Bản tuần trước đề nghị tăng ngân sách quốc phòng 2% bắt đầu từ tháng 4 năm 2013. Đây là lần đầu tiên trong 11 năm qua, Nhật Bản tăng ngân sách quốc phòng. Khoản tăng mới được nói nhằm tăng quân số bộ binh và tăng cường các thiết bị cho hải quân, không quân, lục quân. Trong khi đó, Philippines cũng trang bị tàu tấn công đa năng có nhiệm vụ ngăn chặn tàu nước ngoài xâm nhập vùng lãnh hải mà Manila tuyên bố chủ quyền. Các loại tàu chiến có khả năng đổ bộ, tàu tuần tra, trực thăng hải quân… cũng đang được tăng cường nhằm củng cố sức mạnh quân sự của Philippines.

Không có nhận xét nào: