Pages

Thứ Năm, 24 tháng 1, 2013

Nguy cơ chiến tranh ở Biển Đông


Một học sinh chuyên môn lịch sử có thể nghĩ rằng cuộc đối đầu giữa Nhật Bản và Trung Quốc về chủ quyền đối với một vài hòn đảo nhỏ ở Biển Đông có sự tương đồng rất gần với cảnh quan quốc tế ngay trước khi cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất bắt đầu cách đây 99 năm.

Trong tuần qua, Nhật Bản và Trung Quốc đang chơi trò mèo quân sự, đôi bên cùng hy vọng sẽ dập tắt ánh lửa của đối phương trước khi nó bùng phát thành những đám cháy lớn. Tình thế hiện nay vượt xa sự kiện lịch sử tháng 8 năm 1914, khi cả hai nước đang xây dựng nhiều chốt quân sự, đe dọa và cả áp lực – chủ yếu do nhu cầu chính trị nội địa chứ không phải các chiến thuật hay những lợi thế chiến lược nghiêm trọng – và ngay cả những tính toán sai lầm hoặc cơ hội chính trị hoặc sự kiện quân sự (giống như vụ ám sát tại Sarajevo) đi ngược lại những nguy cơ này có thể dẫn đến sự xung đột không có ai dự định, dự kiến ​​trước hoặc thực sự mong muốn.

Tranh chấp Đảo Điếu Ngư/Senkaku giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Ảnh: Geiopolitical Information Services
Tranh chấp Đảo Điếu Ngư/Senkaku giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Ảnh: Geiopolitical Information Service
Việc này cũng sẽ là ngòi nổ cho các cuộc xung đột khác, cho dù là do phía Trung Quốc hay Nhật Bản bắt đầu, thì cũng sẽ kéo theo cả một dàn domino rộng lớn trong khu vực. Điều này chắc chắn sẽ gây ra cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, và không thể tránh khỏi việc lôi kéo các nước phía Bắc Thái Bình Dương vào cuộc bao gồm cả Nga, Việt Nam, hai miền Triều Tiên, Philippines và Úc, và có thể cả Ấn Độ. Mức thiệt hại vẫn còn là một ẩn số và không ai có thể tính toán làm thế nào một cuộc xung đột như vậy sẽ diễn ra, nhưng nó sẽ là thảm họa đối với hàng triệu người. Những người sống sót sẽ tự hỏi lý do tại sao việc này có thể leo thang một cách nhanh chóng và trở thành sự kiện đột ngột như vậy. Đối với hai nước [Hoa Kỳ và Trung Quốc] thì liệu vấn đề quan trọng như vậy có đáng giá hay không.

Không ai có thể nói một cách khẳng định rằng nước nào “có” chủ quyền trên quần đảo Điếu Ngư/Senkaku. Các hòn đảo này có rất ít giá trị về mặt kinh tế, khác với việc nước có “chủ quyền riêng biệt” thì họ có quyền khai thác các nguồn tài nguyên hoặc dầu khí ở những vùng biển lân cận. Quyền sở hữu các hòn đảo này phụ thuộc vào một trong hai nước nào bắt đầu đặt ra vấn đề trước, và cả hai Trung Quốc lẫn Nhật Bản đều có nhiều cơ hội tốt tương đương nhau, đó chính là lý do tại sao Nhật Bản phải thương lượng. Trung Quốc có quyền sở hữu và quyền kiểm soát các đảo này cho đến cuối thế kỷ 19 sau khi Nhật Bản bành trướng lấn chiếm giữa lúc Trung Quốc bị suy yếu bởi cuộc đối đầu và thỏa hiệp với các cường quốc phương Tây và Nhật Bản. Trung Quốc tuyên bố rằng họ đã phản đối mạnh mẽ vào thời điểm đó, và cũng nói rằng chắc chắn họ sẽ trở lại sau khi Đệ nhị Thế chiến chấm dứt. Ở một giai đoạn nào đó thì cả hai nước đã nhất trí tạm ngưng các tranh chấp, nhưng cả hai đều không rút lại các tuyên bố chủ quyền.

Hoa Kỳ đã ngầm công nhận tuyên bố của Nhật Bản, và điều điên rồ là họ sẽ sẵn sàng đi đến chiến tranh để bảo vệ nó [Nhật Bản]. Tuy nhiên, những lý do của phía Hoa Kỳ không giải quyết được các vấn đề liên quan đến mối quan hệ đồng minh giữa hai nước [Hoa Kỳ và Nhật Bản], và tình trạng này có lẽ hoàn toàn sai khi Hoa Kỳ thừa nhận các tuyên bố chủ quyền của Nga đối với các khu vực lãnh thổ trước đây thuộc quyền kiểm soát của Nhật Bản tại Sakhalin và quần đảo Kuril, bao gồm cả khu vực mà người Nhật nói rằng họ chưa bao giờ nhân nhượng.

Giống như các tranh chấp của Trung Quốc đối với các đảo khác với Việt Nam, Nga, Philippines, Brunei, Indonesia, Malaysia, thì việc tranh cãi vẫn được tiếp tục bởi số lượng dầu khí tại các khu vực này. Hơn nữa, việc tranh chấp lãnh hải được thúc đẩy mạnh mẽ bởi chủ nghĩa dân tộc ở cả Trung Quốc lẫn Nhật Bản. Tình trạng giao tranh của Trung Quốc đang ngày càng trầm trọng hơn do sự giận dữ chưa được giải quyết liên quan đến quân xâm lược Nhật Bản đối với Trung Quốc trong thập niên 1930 và 1940, và nỗi sợ hãi trong một phần chiến lược “bao vây” Trung Quốc của Hoa Kỳ.

Tương tự như vậy, một số chính trị gia ở Nhật Bản cho rằng họ đã quá mệt mỏi đối với việc xin lỗi Trung Quốc vì những gì đã xảy ra 70 năm trước đây – và thậm chí còn hối tiếc rằng họ đã lên tiếng xin lỗi. Một số người mong muốn Nhật Bản đóng vai trò mạnh mẽ hơn trong cộng đồng thế giới cũng như các vấn đề trong khu vực, bao gồm cả mối đe dọa tiềm tàng đối với nền hòa bình từ phía Trung Quốc và Việt Nam. Nhưng hiện nay Nhật Bản đang cố gắng – một lần nữa – kích thích nền kinh tế trong giai đoạn suy thoái bằng cách gia tăng chi tiêu quân sự, và điều này đã không giúp nhiều giữa lúc căng thẳng đang diễn ra.

Tuy nhiên, bản thân phía Trung Quốc cũng có nhiều sự nóng vội bằng cách sử dụng các tranh chấp như biểu tượng của những tranh luận về quyền và nghĩa vụ của họ, trong lúc đó thì họ cũng không muốn bị áp lực từ phía Hoa Kỳ. Hơn nữa, Trung Quốc đang ngày càng nhấn mạnh về vai trò mới của họ trên thế giới.

Người ta có thể không nghĩ rằng, từ những lời lẽ của đối phương, rằng Nhật Bản và Trung Quốc không phải là hai nước láng giềng gần nhau cũng như không phải là các đối tác thương mại lớn nhất. Cả hai đều là các nhà sản xuất, kinh doanh, và họ không quan tâm nhiều đến nền hòa bình bền vững trên thế giới. Ngược lại, nước Úc – như một người bạn, đồng minh, người bán hàng, người mua hàng, hoặc thậm chí chỉ là người hàng xóm có lợi ích quan trọng trong việc thúc đẩy hòa bình và đàm phán –không nên cho hai nước này sử dụng Úc như một con tốt trên cả hai mặt nguyên tắc lẫn chiến lược. Nỗ lực ngoại giao của chúng ta cần phải tập trung tốt hơn về điều này – nơi mà chúng ta có khả năng duy trì mức ảnh hưởng trung lập – còn hơn là cố gắng giả vờ qua các sự kiện ở Mali và Algeria, nơi mà chúng ta không có một chút ảnh hưởng nào đối với Hội đồng Bảo an.

The Canberra Times

Đặng Khương chuyển ngữ, CTV Phía Trước

© Bản tiếng Việt TCPT

Không có nhận xét nào: