Pages

Thứ Bảy, 12 tháng 10, 2013

Chiêu thức bám ghế (mới) của Tư đại ca!!!


“Phải “tại vị” đến khi giải quyết xong khiếu nại, tố cáo của dân”

Lao Động - Ngày 10.10, Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang và Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) thành phố làm việc với UBND TPHCM về giám sát tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trong 9 tháng đầu năm và tiếp xúc cử tri quận 4. 

Tại buổi làm việc, Chủ tịch Nước yêu cầu lãnh đạo các quận, huyện phải “tại vị” đến khi giải quyết xong các khiếu nại, tố cáo của công dân. Không có chuyện khi ứng cử thì hứa thật nhiều, đến lúc được bầu chọn rồi thì bỏ quên lời hứa.

Ứng cử thì hứa nhiều, được bầu thì quên! 

Chủ tịch Nước và Đoàn ĐBQH đã trực tiếp xem xét 14 vụ việc công dân thường xuyên phản ánh, kiến nghị tại các buổi tiếp xúc cử tri, tiếp công dân của ĐBQH. Trong 14 vụ khiếu nại, tố cáo, có khiếu nại của các hộ dân thuộc dự án chung cư Cô Giang (Q.1), dự án khu tứ giác Bến Thành (Q.1), dự án lô A, B, C (giai đoạn 1, thuộc P.22, Q.Bình Thạnh), khiếu nại của các hộ dân ở Q.3, Q.6, Q.Tân Bình, Bình Tân, Q.Gò Vấp... liên quan đến các vấn đề giải phóng mặt bằng, bồi thường, cấp chứng nhận quyền sử dụng đất, giá bán căn hộ chung cư... 

Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Hữu Tín cho biết, trong thời gian tới sẽ mời báo chí cùng tham gia giám sát các chất vấn của người dân với lãnh đạo thành phố về các bức xúc của các dự án, đất đai. 

Chỉ đạo tại buổi làm việc, Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang yêu cầu các cấp, ngành liên quan cần giải quyết kịp thời những bức xúc của dân. Những gì người dân hiểu nhầm hoặc chưa thấu đáo cần giải thích cặn kẽ. Có nhiều khiếu nại, tố cáo tồn tại qua nhiều khóa đại biểu Quốc hội nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết xong, còn tồn đọng kéo dài. UBND thành phố cần cương quyết giải quyết dứt điểm, nhưng trên tinh thần vận động thuyết phục, có thiện chí, tăng cường đối thoại, lắng nghe dân nói để thu hẹp dần khoảng cách giữa nhân dân và cơ quan chính quyền các cấp. 

“Lãnh đạo các quận, huyện phải “tại vị” đến khi nào giải quyết xong các khiếu nại, tố cáo của công dân. Không có chuyện khi ứng cử thì hứa thật nhiều, nhưng đến lúc được bầu chọn rồi thì bỏ quên những lời đã hứa trước dân. Nếu mình giải quyết không tích cực, thì kết thúc nhiệm kỳ người dân nói nặng-nhẹ nhiều lắm” - Chủ tịch Nước nói. 

Sai phạm ở các DN công ích là bài học cho các địa phương 

Chiều cùng ngày, Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang cùng các ĐBQH đơn vị bầu cử số 1 tiếp xúc cử tri quận 4. Tại buổi tiếp xúc, cử tri đặc biệt tập trung phản ánh về những bất cập trong công tác phòng, chống tham nhũng và thực hiện chương trình nhà ở xã hội. 

Cử tri Phan Ngọc Lâm đặt câu hỏi: “Về chuyện lương “khủng”, trách nhiệm các sở, ngành như thế nào? Chưa thấy nhắc tới?”. Trả lời cử tri, Chủ tịch Nước nói: “Trước hết hoan nghênh TPHCM đã tích cực chỉ đạo, kiên quyết xử lý, không sợ khuyết điểm. Dân không ai kêu ca thành phố, thành phố cũng đâu mất uy tínThành phố không chỉ xử lý những nơi được phát hiện rồi mà còn chủ trương tổng kiểm tra trên địa bàn thành phố. Thủ tướng Chính phủ cũng rút kinh nghiệm, có văn bản chỉ đạo toàn quốc. Cho nên phải tiếp tục làm. 

Luật nói rõ là DN phải công khai minh bạch tài chính kế toán, nhưng chúng ta lại không làm. Các bản quyết toán bỏ trong cặp, trong hộc tủ, công chúng ai biết đâu mà nói. Nếu công khai minh bạch, dân giám sát sẽ phát hiện ra ngay. Ông nào úm úm, giấu giấu thì nơi đó tiêu cực, tham nhũng nhiều nhất”. 

Chủ tịch Nước cũng nói thành phố nên khen thưởng người phát hiện ra sai phạm này để tạo phong trào. “Trung ương không ai rầy thành phố cả mà còn hoan nghênh. Khuyến khích các tỉnh khác làm như TPHCM” - Chủ tịch Nước nhấn mạnh. 

Cử tri Phan Thị Nhan cho rằng, vấn đề chống tham nhũng rõ ràng là cả nước đang rất quan tâm, nhưng chưa thấy giảm mà càng ngày lại càng tăng. Đồng ý kiến, cử tri Vũ Mạnh Hùng nói:“Muốn chống được tham nhũng thì trước hết phải nhận diện được người ta tham nhũng bằng cách gì, tham nhũng như thế nào thì mới có biện pháp hữu hiệu”. 

Ông Hùng đề nghị xem xét trách nhiệm của các ban phòng, chống tham nhũng, vì thử hỏi đã làm được những gì, được mấy mươi phần trăm trước nạn tham nhũng nhiều như thế?”. Cử tri Hùng dẫn chứng: “Giờ vào cơ quan nhà nước phải mất tiền mới xin được việc. DN tư nhân thì cần trình độ, kinh nghiệm, còn cơ quan nhà nước thì không như thế. Mấy đứa cháu tôi giờ không biết xin vào đâu, xin làm điều dưỡng viên cũng phải mất 120 triệu. Có nhà cho thuê trọ mà không “biết điều” thì đêm nào 2 giờ sáng cũng có người đến kiểm tra, không chịu nổi”. 

Trả lời cử tri, Chủ tịch Nước thừa nhận Quốc hội đã tăng cường giám sát, nhưng việc xử lý vi phạm thì không tương xứng. “Chống tham nhũng chưa giảm mà tăng. Đây là ý kiến rất hay. Chống tham nhũng chúng ta hô khẩu hiệu nhiều quá. Văn bản nhiều lắm rồi. Tôi đề nghịcô bác tăng cường giám sát. Ngại nói công khai thì nói riêng với tôi. Chúng tôi rất quan tâm đến vấn đề này, vì đây là vấn đề nhạy cảm, rất hệ trọng của đất nước, của Đảng” - Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang phát biểu. 

Vấn đề nhà ở “đừng chỉ biết dựa vào văn bản chung” 

Trả lời cử tri về chính sách nhà ở xã hội, Chủ tịch Nước nói đây là chủ trương lớn, nhưng sức Nhà nước có hạn. Sức còn yếu nên hiện rất khó có thể đáp ứng được hết nhu cầu nhà ở cho dân số cả nước hơn 86 triệu người. Nhưng cũng phải có cách giải quyết, đặc thù của Việt Nam, chứ không thể lấy cách làm của các nước để so sánh hoặc áp dụng cho mình, vì điều kiện, đặc điểm của họ khác mình. TPHCM là một đô thị đặc thù, có sức để làm nhà ở xã hội, Chủ tịch Nước lưu ý lãnh đạo thành phố phải chủ động giải quyết, kịp thời đề xuất trung ương tháo gỡ những vướng mắc để làm, “chứ đừng chỉ biết dựa vào văn bản chung” và “đừng chờ thông tư, nghị định”.

Không có nhận xét nào: