Pages

Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2013

Nổ ở Phú Thọ: 'Quốc phòng phải điều tra'

Vụ nổ ở Phú Thọ
Vụ nổ nhà máy pháo hoa ở Phú Thọ làm 23 người chết, 71 người bị thương
Các nạn nhân và gia đình nạn nhân bị ảnh hưởng trong vụ nổ gây chết người ở nhà máy sản xuất pháo hoa ở tỉnh Phú Thọ có quyền kiện nhà máy Z121 và những người có trách nhiệm, trong khi Ủy ban Quốc phòng của Quốc hội phải lập một Ủy ban điều tra, theo ý kiến của chuyên gia pháp lý ở Việt Nam.

Nếu vụ nổ hôm 12/10 có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự do tác trách, phá hoại, hoặc cố tình vi phạm chế độ quản lý an toàn sản xuất, những người dân bị ảnh hưởng hoàn toàn có thể yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền và chính quyền truy tố những người có trách nhiệm, theo ý kiến của luật sự Trần Vũ Hải, từ văn phòng luật sư cùng tên tại Hà Nội.

"Ủy ban Quốc phòng phải lập một ủy ban độc lập điều tra, Bộ quốc phòng phải mời các chuyên gia dân sự vào để kiểm tra xem một là nguyên nhân từ đâu, có từ bất cẩn của con người không, hai là có thể cho phép tiếp tục tồn tại việc sản xuất pháo này không và ba, trong trường hợp cho phép sản xuất, thì phải theo quy trình như thế nào."
Mặt khác, trao đổi với BBC hôm 24/10, luật sư Hải cho rằng:
Về khả năng khởi kiện của các nạn nhân và người dân bị ảnh hưởng, luật sử nói:
"Nếu tiếp tục sản xuất, phải đảm bảo rằng không được tái diễn các việc như thế. Còn nếu thấy cần thiết không tái lập lại sản xuất, thì cũng phải quyết định đình chỉ toàn bộ việc sản xuất này"
Luật sư Trần Vũ Hải
"Nếu việc bồi thường không thỏa đáng, thì những người này có thể kiện và thậm chí nếu cơ quan điều tra của quân đội xác định đây là một vụ án hình sự, họ có thể khởi tố vụ án và truy cứu trách nhiệm những người liên đới và xem xét bồi thường cho các nạn nhân và những người bị ảnh hưởng trong một vụ hình sự chứ không chỉ ở một vụ án dân sự."
Luật sư Hải cho rằng vụ án có thể hàm chứa những yếu tố phức tạp liên quan tới xác định ai vi phạm hành lang an toàn của cơ sở sản xuất pháo thuộc bộ quốc phòng trong vụ nổ ở xí nghiệp Z4 của nhà máy Z121 đã gây ra thương vong tới 23 người chết, 71 người bị thương và hàng ngàn hộ gia đình bị mất nhà cửa hoặc bị thiệt hại nặng nề.
Ông Hải cho rằng có thể có hai trường hợp vi phạm hành lang an toàn, từ cả phía người dân, lẫn phía bên đơn vị hay xí nghiệp quân đội.
Ông nói: "Ví dụ như là là quân đội có căn cứ trước, sau đó người dân đến ở, di cư v.v... do vấn đề dân số tăng"
"Loại thứ hai là các đơn vị quân sự, khi xây nên hoặc khi đặt vị trí, không đảm bảo khoảng cách cho người dân và họ lại ở trong những khu dân cư, hai vấn đề này đều đặt ra."
Theo tìm hiểu ban đầu của ông Hải, rất có khả năng nhà máy đã được xây dựng sau khi đã có khu dân cư được thiết lập nhiều năm ở khu vực bị ảnh hưởng tại huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.
Ông nói: "Theo tôi, trường hợp này, dân cư cũng có sẵn từ lâu rồi, hàng chục năm, còn nhà máy là cũng mới có gần đây, trước đây có thể là một cơ sở của quân đội, nhưng không phải là nhà máy sản xuất."
Vụ nổ gần hai tuần trước đang đặt ra dấu hỏi về mức độ an toàn sản xuất của các tổ chức công nghiệp, trong đó có các xí nghiệp công nghiệp quốc phòng, đặt gần hoặc trong lòng các khu vực dân sự, dân cư.

'Rà soát an toàn'

Trước câu hỏi liệu nhân sự cố này, chính quyền có cần rà soát lại các cơ sở công nghiệp có nguy cơ về an toàn hay không, luật sư cho rằng Bộ Quốc phòng nên tiến hành rà soát và nếu không tự làm được thì có thể mời các chuyên gia dân sự tham gia.
Ông nói: "Đây là trách nhiệm mà họ phải làm, theo tôi có hai khả năng xảy ra là nếu tiếp tục sản xuất, phải đảm bảo rằng không được tái diễn các việc như thế,
"Còn nếu thấy cần thiết không tái lập lại sản xuất, thì cũng phải quyết định đình chỉ toàn bộ việc sản xuất này, di dời nhà máy ra, để trả lại mặt bằng cho địa phương, cái này cũng phải làm một cách rõ ràng, dứt điểm."
"Đây cũng là một cái tang rất lớn và việc lãnh đạo Đảng, nhà nước không nhắc đến sự kiện này phản ánh một điều gọi là sự vô cảm"
GS Huệ Chi
Tới thứ Năm tuần trước, Thông tấn xã Việt Nam dẫn lời của Phó Chủ tịch tỉnh Phú Thọ, ông Hà Kế San cho hay con số thống kê các hộ dân và nhà xưởng bị ảnh hưởng của vụ nổ đã lên tới 1.348 hộ dân.
"Vụ nổ đã làm thiệt hại ở 3 xã vùng lân cận xí nghiệp là Khải Xuân, Võ Lao và Đông Thành (huyện Thanh Ba); trong đó, có 6 nhà bị sập, cháy cần phải làm mới (Võ Lao 5 nhà, Khải Xuân 1 nhà); 877 hộ, cơ quan bị thiệt hại nặng như nứt tường, bay mái nhà…; 471 hộ bị thiệt hại nhẹ," ông San được trích thuật nói.
Quan chức này cũng được trích thuật cho hay các cơ quan của quân đội và các tổ chức khác trong nước đã hứa hẹn 'đăng ký hỗ trợ' cho mỗi người tử vong trên 110 triệu đồng và mỗi người bị thương 35 triệu đồng.
Đây không phải là lần đầu tiên xảy ra một sự cố về an toàn sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng, tuy nhiên, con số thương vong của vụ nổ ở Phú Thọ được cho là đặc biệt nghiêm trọng.
Bình luận về cách thức nhà nước cư xử trước cái chết của hàng chục nhân mạng trong sự việc, có ý kiến cho rằng Việt Nam nên ban bố quốc tang.
Một trong các ý kiến này, Giáo sư Huệ Chi, nguyên chủ trì trang mạng Bauxite Việt Nam, nói với BBC ngay sau vụ nổ:
"Đây cũng là một cái tang rất lớn và việc lãnh đạo Đảng, nhà nước không nhắc đến sự kiện này phản ánh một điều gọi là sự vô cảm.
"Bởi vì cái chết của ai thì cũng bình đẳng, cái chết của một tai nạn không nói đến thì nó lại càng phản ánh một sự vô cảm."
Cùng thời gian này, Lào đã gặp một tai nạn hàng không ở tỉnh Champassak, hôm 14/10, với hàng chục hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng, các nạn nhân đã được Lào quyết định để quốc tang.

Không có nhận xét nào: