Pages

Thứ Tư, 15 tháng 12, 2010

Phóng Sự Đặc Biệt Từ Việt Nam: Năm 2010, Năm Sụp Đổ Hàng Loạt Các Công Ty Trong Nước

Mặc dù Thủ tướng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng vẫn tiếp tục lên giọng ngợi ca các sự thành đạt của nền kinh tế Việt Nam, thế nhưng, các con số và ví dụ rất cụ thể của nhiều công ty, doanh nghiệp sụp đổ đang là những minh chứng cho thấy mọi thứ đang đang điêu tàn, và bị sụp đổ nhanh chóng trước ngày đại hội của Hà Nội sắp tới đây. Các chuyên gia kinh tế mỉa mai gọi năm 2010 là ngã ngựa của hàng loạt doanh nhân xã hội chủ nghĩa do nợ nần chồng chất, lãnh đạo doanh nghiệp thua lỗ, ngoài ra các vụ án chiếm đoạt tài sản, thao túng giá chứng khoán là nguyên nhân khiến nhiều quan chức doanh nghiệp gặp rắc rối về mặt pháp lý.

Tại Việt Nam, lần đầu tiên tập đoàn kinh tế lớn mạnh và được coi là cánh chim đầu đàn đầy hãnh diện của nền kinh tế của Cộng sản Việt Nam trong ngành đóng tàu là Vinashin, đã đứng chênh vênh bên bờ vực phá sản. Hàng loạt doanh nghiệp khác cũng gặp cảnh khốn khó, thua lỗ, làm ăn kém hiệu quả. Không ít chủ doanh nghiệp đã vướng vào vòng lao lý. Một trong những vu rùm beng là vụ Nguyên tổng giám đốc hãng hàng không Jetstar Pacific bị bắt và cho là có liên quan đến kết quả kiểm toán Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước, trong đó có khoản lỗ lên đến 4 triệu Mỹ kim tại Jetstar Pacific Airlines, nơi SCIC đang là đại diện vốn nhà nước.

Vụ rùm beng khác là vụ Phó tổng giám đốc hệ thống ngân hàng BIDV bị bắt vì trục lợi, ông Đoàn Tiến Dũng bị bắt quả tang nhận hối lộ khoảng 1 tỷ đồng từ một doanh nghiệp kinh doanh hàng dệt may ở Hải Phòng. Từ lâu ông này đã bị cơ quan điều tra đưa vào tầm ngắm. Công an nghi ngờ hành vi nhận hối lộ của ông Dũng đã diễn ra thời gian dài, với số tiền lên tới nhiều tỷ đồng Việt Nam. Trước đó một ngày, ông Dũng bị cơ quan cảnh sát điều tra Công an Hà Nội bắt quả tang nhận hối lộ tại một quán ở trung tâm thành phố.

Một trong những vụ khác làm ê ẩm cả hệ thống chính trị của đảng Cộng sản, khiến Quốc Hội đưa ra ý kiến là có nên bất tín nhiệm với chính phủ hay không, là vụ Chủ tịch Vinashin vào tù. Tháng 8 năm nay được coi là thời khắc tồi tệ nhất trong giới doanh nhân khi hàng loạt lãnh đạo của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Vinashin bị đình chỉ chức vụ và nằm trong danh sách bị triệu tập để điều tra. Dù có ém nhẹm, nhưng rồi dân chúng ai cũng biết chuyện cơ quan công an thực hiện lệnh bắt khẩn cấp đối với cựu chủ tịch Vinashin là ông Phạm Thanh Bình, do những sai phạm nghiêm trọng trong quản lý khiến tập đoàn này có nguy cơ bị phá sản.

Ông Bình bị bắt sau vài tuần đề án tái cơ cấu Tập đoàn Vinashin được công bố. Và hiện tại Vinashin đang đối mặt với khoản nợ lên tới hơn 86,000 tỷ đồng trong khi vốn điều hành chỉ khoảng 9000 tỷ đồng, trong đó có rất nhiều khoản nợ thuộc đối tác và tổ chức nước ngoài. Đó chỉ là điểm qua, còn hàng loạt các vụ sụp đổ khác như của công ty CIENCO 5, Dược Viễn Đông, Dược Hà Tây, hãng hàng không Indochina Airlines. Những tên và con số sụp đổ đó như là một dự báo cho một cuộc giãy chết của nền kinh tế Cộng sản Việt Nam một ngày không xa.

Không có nhận xét nào: