Ngân hàng năm 2012 chứng kiến sự ra đi của nhiều ông trùm trong ngành nhưng cũng đón nhận những gương mặt mới. Những ngày cuối năm, chúng ta lại chứng kiến một nghịch cảnh tại gia đình hai đại gia ngân hàng: Trần Mộng Hùng quay lại ACB, còn Đặng Văn Thành hết ghế tại Saocombank.
Những lời chia tay ngắn ngủi
Ngày 3/11, giới đầu tư chứng khoán không khỏi ngạc nhiên khi đón nhận thông tin ông Đặng Văn Thành - người gây dựng lên Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank) có đơn từ nhiệm vị trí cuối cùng tại ngân hàng này - vị trí thành viên HĐQT Sacombank, sau khi đã rút khỏi vị trí Chủ tịch hai ngày trước đó.
Đơn từ nhiệm không đề ngày tháng được viết khá ngắn gọn với nội dung xin được phép từ nhiệm chức danh thành viên HĐQT từ ngày 5/11/2012 vì lý do sức khỏe và chuyện riêng. Nguyện vọng của ông Thành nhanh chóng được HĐQT chấp thuận, và sẽ được trình đại hội cổ đông (ĐHCĐ) nhà băng xem xét trong phiên họp gần nhất theo quy định.
Câu chuyện ông Đặng Văn Thành và các thành viên gia đình rút khỏi Sacombank đã được nói đến trước đó vài tháng khi mà một nhóm cổ đông lớn tuyên bố nắm giữ trên 50% cổ phần STB và nhà ông Thành sau đó đã bán ra một khối lượng lớn cổ phiếu của ngân hàng này và đầu tư khá nhiều vào cổ phiếu mía đường.
Sự ngạc nhiên có chăng chỉ ở chỗ ông Thành đã rút hoàn toàn khỏi Sacombank cho dù vẫn nắm giữ khoảng 4% cổ phần tại ngân hàng này và trước đó các bên liên quan có khẳng định ông Thành vẫn tham gia vào Sacombank.
Và ngày 11/12, đại diện cuối cùng của nhà họ Đặng là ông Đặng Hồng Anh - con trai ông Thành cũng đã được chấp nhận nguyện vọng từ nhiệm thành viên HĐQT với lý do cá nhân.
Cũng như trường hợp ông Thành, nguyện vọng của ông Hồng Anh (đang nắm giữ gần 4% cổ phần STB) sẽ được trình ĐHCĐ gần nhất thông qua. Và thời điểm đó sẽ đánh dấu sự rút lui của gia đình đại gia nổi tiếng trong ngành ngân hàng này.
Trước đó, hồi cuối tháng 8, thị trường chứng khoán (TTCK) đã được một phen chao đảo khi mà một ông trùm ngân hàng là ông Nguyễn Đức Kiên, thường gọi là bầu Kiên với vị thế sở hữu 2 đội bóng, đã bị bắt.
Bầu Kiên được biết đến với việc là cổ đông, nhà sáng lập của Ngân hàng ACB. Ông còn nắm giữ cổ phiếu của một số ngân hàng khác là Kiên Long, Đại Á (được cho là cổ đông lớn nhất). Bên cạnh đó, có nhiều thông tin cho rằng bầu Kiên còn sở hữu cổ phần của VietBank, Eximbank và Sacombank như ông từng cho biết trong lễ tổng kết của VFF, mình là “cổ đông chính của Eximbank”.
Ngày 3/11, giới đầu tư chứng khoán không khỏi ngạc nhiên khi đón nhận thông tin ông Đặng Văn Thành - người gây dựng lên Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank) có đơn từ nhiệm vị trí cuối cùng tại ngân hàng này - vị trí thành viên HĐQT Sacombank, sau khi đã rút khỏi vị trí Chủ tịch hai ngày trước đó.
Đơn từ nhiệm không đề ngày tháng được viết khá ngắn gọn với nội dung xin được phép từ nhiệm chức danh thành viên HĐQT từ ngày 5/11/2012 vì lý do sức khỏe và chuyện riêng. Nguyện vọng của ông Thành nhanh chóng được HĐQT chấp thuận, và sẽ được trình đại hội cổ đông (ĐHCĐ) nhà băng xem xét trong phiên họp gần nhất theo quy định.
Câu chuyện ông Đặng Văn Thành và các thành viên gia đình rút khỏi Sacombank đã được nói đến trước đó vài tháng khi mà một nhóm cổ đông lớn tuyên bố nắm giữ trên 50% cổ phần STB và nhà ông Thành sau đó đã bán ra một khối lượng lớn cổ phiếu của ngân hàng này và đầu tư khá nhiều vào cổ phiếu mía đường.
Sự ngạc nhiên có chăng chỉ ở chỗ ông Thành đã rút hoàn toàn khỏi Sacombank cho dù vẫn nắm giữ khoảng 4% cổ phần tại ngân hàng này và trước đó các bên liên quan có khẳng định ông Thành vẫn tham gia vào Sacombank.
Và ngày 11/12, đại diện cuối cùng của nhà họ Đặng là ông Đặng Hồng Anh - con trai ông Thành cũng đã được chấp nhận nguyện vọng từ nhiệm thành viên HĐQT với lý do cá nhân.
Cũng như trường hợp ông Thành, nguyện vọng của ông Hồng Anh (đang nắm giữ gần 4% cổ phần STB) sẽ được trình ĐHCĐ gần nhất thông qua. Và thời điểm đó sẽ đánh dấu sự rút lui của gia đình đại gia nổi tiếng trong ngành ngân hàng này.
Trước đó, hồi cuối tháng 8, thị trường chứng khoán (TTCK) đã được một phen chao đảo khi mà một ông trùm ngân hàng là ông Nguyễn Đức Kiên, thường gọi là bầu Kiên với vị thế sở hữu 2 đội bóng, đã bị bắt.
Bầu Kiên được biết đến với việc là cổ đông, nhà sáng lập của Ngân hàng ACB. Ông còn nắm giữ cổ phiếu của một số ngân hàng khác là Kiên Long, Đại Á (được cho là cổ đông lớn nhất). Bên cạnh đó, có nhiều thông tin cho rằng bầu Kiên còn sở hữu cổ phần của VietBank, Eximbank và Sacombank như ông từng cho biết trong lễ tổng kết của VFF, mình là “cổ đông chính của Eximbank”.
Ông Đặng Văn Thành |
Sau bầu Kiên, hồi nửa cuối tháng 9, bốn sếp lớn của Ngân hàng ACB và Eximbank là ông Trần Xuân Giá, chủ tịch HĐQT ACB, ông Lê Vũ Kỳ và Trịnh Kim Quang, phó chủ tịch ACB và ông Lý Xuân Hải, nguyên TGĐ ACB đã từ nhiệm lý do sức khỏe và lý do cá nhân (ông Hải bị bắt do một số sai phạm trong hoạt động ủy thác tại ngân hàng ACB).
Những sự ra đi đồng loạt đó đã mở ra một kịch bản mới mà ít người dám nghĩ. Sự trở lại của gia định cựu chủ tịch ACB Trần Mộng Hùng. Đầu tiên là người con hơn 30 tuổi được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐQT ACB và mới đây ông Trần Mộng Hùng cũng chính thức có kế hoạch tham gia quản trị ngân hàng này.
Gương mặt mới và không mới
Trong trường hợp Sacombank, không biết sau sự “ra đi” của hai thành viên là ông Đặng Văn Thành và ông Đặng Hồng Anh gần đây thì sẽ có sự bổ sung vào nữa không? Nhưng trước đó, hồi đầu tháng 5, HĐQT Sacombank và nhóm cổ đông lớn đã thống nhất được phương án nhân sự và đã được ĐHCĐ thông qua sau đó (ngày 26/5) với việc bổ sung 8 thành viên mới vào HĐQT (sau khi có 5 thành viên HĐQT xin từ nhiệm) và 1 thành viên mới vào Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2011-2015.
Ngoài ông Thành và ông Hồng Anh là “người cũ”, 8 thành viên mới bao gồm: Trầm Bê, Phạm Hữu Phú, Trần Xuân Huy (ông Huy là thành viên mới nhưng khi đó đang là tổng giám đốc Sacombank), Trầm Khải Hòa, Phan Huy Khang, Nguyễn Miên Tuấn, Kiều Hữu Dũng và bà Dương Hoàng Quỳnh Như.
Gương mặt mới, ông Phạm Hữu Phú sau đó (ngày 2/11) đã được bầu là Chủ tịch HĐQT thay cho ông Đặng Văn Thành. Đại gia này nguyên thành viên HĐQT Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) từng cho biết, “cái bóng” của ông Thành tại Sacombank là rất lớn và ông không hề muốn có sự chuyển giao nói trên, từ tâm linh ông Phú thấy không được bình an.
Một người “mới đến” ấn tượng khác là ông Trầm Bê, nguyên Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Phương Nam (Southernbank), thành viên HĐQT Công ty Đầu tư Xây dựng Bình Chánh… Ông này gần đây cũng đã “rời” Southernbank để hoạt động chính tại Sacombank.
Ông Trầm Khải Hòa (con trai ông Trầm Bê) được coi là một doanh nhân thế hệ thứ hai cũng có mặt tại Sacombank. Ông Hòa khi đó là Chủ tịch HĐQT Công ty Chứng khoán Phương Nam. Các ông Khang, bà Quỳnh Như đến từ Southernbank, trong khi ông Tuấn đến từ Chứng khoán Rồng Việt và ông Hữu Dũng đến từ Công ty Đầu tư Tài chính Sài Gòn Á Châu.
Ông Trần Mộng Hùng |
Trong vài ngày vừa qua, giới đầu tư cũng xôn xao với sự trở lại Ngân hàng ACB của ông Trần Mộng Hùng. Theo đó, ngày 11/12, ACB công bố tài liệu chuẩn bị cho ĐHCD bất thướng sắp tới (26/12), với một điểm đáng chú ý là dự kiến sẽ bầu 4 thành viên HĐQT thay thế các thành viên đã từ nhiệm vừa qua.
Trong danh sách, có tên ông Trần Mộng Hùng - một cái tên quá quen thuộc với cán bộ nhân viên ACB và giới tài chính, bởi đây là một trong người sáng lập nên ACB, từng 15 năm trực tiếp tham gia điều hành và quản trị ở các vị trí cao nhất. Trước đó, năm 2008 ông Hùng đã rút lui khỏi ACB và chỉ còn giữ vai trò cố vấn.
Trước đó, sau vụ “4 sếp lớn ACB từ nhiệm”, ông Trần Hùng Huy (con trai ông Trần Mộng Hùng) đã lên làm Chủ tịch, ông Julian Fong Loong Choon và ông Lương Văn Tự là phó chủ tịch. Tuy nhiên, đây vốn đều là các thành viên HĐQT của ACB.
Hiện tượng “kẻ đến, người đi” với những gương mặt trẻ xuất hiện hoặc/và sự trở lại của những “cây đa, cây đề” ở một góc độ nào đó đang được kỳ vọng sẽ dẫn tới sự thay đổi về quản trị theo hướng tốt hơn, nhưng cũng có những lo ngại về sự xung đột lợi ích giữa các nhóm cổ đông lớn với các cổ đông nhỏ lẻ…
Trước đó, sau vụ “4 sếp lớn ACB từ nhiệm”, ông Trần Hùng Huy (con trai ông Trần Mộng Hùng) đã lên làm Chủ tịch, ông Julian Fong Loong Choon và ông Lương Văn Tự là phó chủ tịch. Tuy nhiên, đây vốn đều là các thành viên HĐQT của ACB.
Hiện tượng “kẻ đến, người đi” với những gương mặt trẻ xuất hiện hoặc/và sự trở lại của những “cây đa, cây đề” ở một góc độ nào đó đang được kỳ vọng sẽ dẫn tới sự thay đổi về quản trị theo hướng tốt hơn, nhưng cũng có những lo ngại về sự xung đột lợi ích giữa các nhóm cổ đông lớn với các cổ đông nhỏ lẻ…
Mạnh Hà
(VEF)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét