Ngoại Trưởng Hillary Dự Họp Về Tài Trợ Tại Nam Hàn, Cảnh Báo: TQ Viện Trợ Chỉ Để Bóc Lột Tài Nguyên; Ngoại Trưởng Hillary Thăm Miến Điện, Lần Đầu Sau Nửa Thế Kỷ
NAYPYIDAW - Ngoại trưởng Hoa Kỳ đã bắt đầu chuyến công du lịch sử Myanmar, quốc gia cô lập nhiều năm trong vùng đông nam Á.
Myanmar đẵ bắt đầu thực nghiệm chính quyền dân sự sau nhiều thập niên dưới quyền 1 thiểu số tướng lãnh, cam kết thực hành cải tổ và cắt các liên lạc quân sự, nguyên tử với Bắc Hàn.
Bà Hillary Clinton đã đến thủ đô Naypyidaw trong chuyến công du đầu tiên từ hơn nửa thế kỷ của 1 ngoại trưởng Hoa Kỳ. Trong ngày Thứ Năm, bà Clinton hội đàm với các viên chức cao cấp Myanmar trước khi đến thủ phủ thương mại Yangon gặp nhà tranh đấu dân chủ Aung San Suu Kyi.
Trước lúc đến Myanmar, bà Clinton nói rõ "Tôi tìm biết cho tôi và đại diện chính phủ về ý định của chính quyền Myanmar theo hướng cải tổ chính trị và kinh tế". Nhưng, bà Clinton từ chối thảo luận cụ thể các biện pháp mà bà muốn gợi ý - bà nhắc lại đại ý trong lời tuyên bố của TT Obama về Myanmar, theo đó Hoa Kỳ và các nước mong đợi tiến bộ tại Myanmar sẽ kích động thành phong trào vì thay đổi có lợi cho dân chúng.
Dạ tiệc tối Thứ Năm và cuộc tiếp xúc chính thức bà Suu Kyi ngày Thứ Sáu là những điểm sáng trong chuyến đi của ngoại trưởng Hoa Kỳ.
Bà Suu Kyi định tranh cử QH, đã hoan nghênh chuyến đi của ngoại trưởng Clinton và nói với TT Obama qua điện thoại rằng sự tiếp cận chính quyền Myanmar là hữu ích.
Tuần qua, QH Myanmar thông qua luật về quyền biểu tình, là quyền chưa từng đuợc công nhận tại Myanmar.
Trong khi đó một bản tin khác của Reuters cho biết rằng Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton hôm Thứ Tư thúc giục các quốc gia đang phát triển phải là những “nhà mua sắm thông minh” đối với tài trợ ngoại quốc, cảnh báo rằng các nền kinh tế hùng mạnh đang trổi dậy như Trung Quốc có thể thích thú trong việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên hơn là giúp phát triển thật sự.
Bà Clinton phát biểu lời cảnh báo tại thượng đỉnh toàn cầu về phát triển và tài trợ được tổ chức tại Nam Hàn, nơi mà cả những quốc gia trợ cấp giàu có truyền thống, những quốc gia có mức thu nhập trung bình, các tổ chức phi chính phủ và các nhóm tư nhân tụ họp để thảo luận về tương lai của nỗ lực trợ cấp toàn cầu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét