Sau khi đầu tư vàng thua lỗ,hàng chục người đã tới biểu tình trước một ngân hàng ở quận 1 , Saigon.Trong khi đó, báo chuyên về kinh doanh VEF cho biết nhiều doanh nghiệp FDI (đầu tư trực tiếp từ nước ngoài) vào VN, nợ thuế nhiều tỷ đồng và rồi lặng lẽ cuốn gói về nưóớc.
Bản tin Vnexpress hôm Thư Tư có nhan đề “Đầu tư vàng thua lỗ, khách ‘vây’ ngân hàng” đã kể về chuyện hàng chục người biểu tình trước một ngân hàng SG.
Họ bị mô tả là thua lỗ hàng chục tỷ đồng khi chơi ‘vàng ngoài sàn’ và bị tòa án TP SG xử thua kiện do không trả nợ, hôm 3/4, hơn chục người đã căng băng rôn trước trụ sở Eximbank phản đối. Phía ngân hàng khẳng định, họ làm đúng.
Bản tin nói, vào sáng 3/4, hơn chục người dân đã đến ngay trước trụ sở chính Ngân hàng cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) trên đường Phó Đức Chính, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1 (TP.SG), căng băng rôn, yêu cầu hoàn tiền. Theo bà Nhân, một trong số những người giăng biểu ngữ, do đường cùng, mất tất cả nhà cửa, đất đai sau khi tòa xử bà thua kiện Eximbank; trong khi đó bà lại không thể gặp được tổng giám đốc của nhà băng để thương lượng nên mới giăng biểu ngữ như vậy.
Báo này ghi lời ông Tổng giám đốc Eximbank Trương Văn Phước xác nhận có xảy ra vụ việc nêu trên và công an đã lập biên bản. Sau đó, ông đã mời những khách hàng này vào cơ quan làm việc. Cũng theo ông, trước giờ những người này chưa có một kiến nghị nào gửi đến ngân hàng yêu cầu gặp tổng giám đốc chứ không phải ông không gặp họ.
Bản tin ghi rằng bà Nhân (một trong số những người tham gia) nói:
“…năm 2007, bà và một số người tham gia cuộc chơi kinh doanh “vàng ngoài sàn” mới dẫn đến những vụ kiện tụng cho đến nay vẫn chưa giải quyết xong. Bản thân bà và nhiều người giờ cũng chìm trong nợ nần với khoảng vài trăm đến vài nghìn lượng vàng. Nhà cửa đất đai thì mất sạch.”
Hiện nay tòa án bênh vực ngân hàng, nhưng nhóm đầu tư đang kháng cáo, theo báo VnExpress, vì cho rằng thua lỗ là lỗi của ngân hàng không phản ứng nhanh chóng với thị trường trồi sụt.
Mặt khác, thông tấn VEF có bản tin rằng nhiều doanh nghiệp FDI đã bỏ trốn trong khi nợ thuế hàng chục tỷ đồng.
Bản tin cho biết:
“Không chỉ nhức nhối vấn nạn chuyển giá, lỗ giả, lãi thật, nhiều doanh nghiệp nước ngoài (FDI) đã tranh thủ sự thông thoáng của chính sách xuất nhập khẩu ở Việt Nam, nợ thuế hàng chục tỷ đồng rồi bỏ trốn về nước.
Hôm 3/4, Tổng Cục Hải quan, Bộ Tài chính vừa đưa ra cảnh báo này tới tất cả các chi cục Hải quan địa phương.”
Bản văn Tổng Cục Hải Quan cũng kể tên một số doanh nghiệp quốc tế xấu tính này. Trong đó, thống kê ghi:
“Tính tới tháng 10/2011, theo thống kê của cơ quan chức năng, có tới 230 dự án của các doanh nghiệp Đài Loan, Hàn Quốc được cấp chứng nhận đầu tư, giấy phép hoạt động nhưng đã giải thể, phá sản. Một số doanh nghiệp FDI sau khi được cấp phép, vay vốn sau đó đã rút về nước để lại khoản nợ kếch xù với 22 dự án tại 12 địa phương và 80 triệu USD tiền nợ. Các doanh nghiệp này chủ yếu ở hai tỉnh Hải Dương và Phú Thọ.”
Bản văn cũng cho biết không chỉ doanh nghiệp FDI, mà các doanh nghiệp VN cũng biến mất trong khi nợ thuế, như riêng ở Saì Gòn, “Tính tới hết tháng 3, Cục Thuế TP Sài Gòn cho biết đã có 5.012 doanh nghiệp gửi thông báo ngừng hoạt động tới Cục. Trong số này, 1.198 doanh nghiệp thuộc diện bỏ trốn, mất tích, chiếm tới 23% số doanh nghiệp ngừng hoạt động nói chung.”
Bản tin Vnexpress hôm Thư Tư có nhan đề “Đầu tư vàng thua lỗ, khách ‘vây’ ngân hàng” đã kể về chuyện hàng chục người biểu tình trước một ngân hàng SG.
Họ bị mô tả là thua lỗ hàng chục tỷ đồng khi chơi ‘vàng ngoài sàn’ và bị tòa án TP SG xử thua kiện do không trả nợ, hôm 3/4, hơn chục người đã căng băng rôn trước trụ sở Eximbank phản đối. Phía ngân hàng khẳng định, họ làm đúng.
Bản tin nói, vào sáng 3/4, hơn chục người dân đã đến ngay trước trụ sở chính Ngân hàng cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) trên đường Phó Đức Chính, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1 (TP.SG), căng băng rôn, yêu cầu hoàn tiền. Theo bà Nhân, một trong số những người giăng biểu ngữ, do đường cùng, mất tất cả nhà cửa, đất đai sau khi tòa xử bà thua kiện Eximbank; trong khi đó bà lại không thể gặp được tổng giám đốc của nhà băng để thương lượng nên mới giăng biểu ngữ như vậy.
Báo này ghi lời ông Tổng giám đốc Eximbank Trương Văn Phước xác nhận có xảy ra vụ việc nêu trên và công an đã lập biên bản. Sau đó, ông đã mời những khách hàng này vào cơ quan làm việc. Cũng theo ông, trước giờ những người này chưa có một kiến nghị nào gửi đến ngân hàng yêu cầu gặp tổng giám đốc chứ không phải ông không gặp họ.
Bản tin ghi rằng bà Nhân (một trong số những người tham gia) nói:
“…năm 2007, bà và một số người tham gia cuộc chơi kinh doanh “vàng ngoài sàn” mới dẫn đến những vụ kiện tụng cho đến nay vẫn chưa giải quyết xong. Bản thân bà và nhiều người giờ cũng chìm trong nợ nần với khoảng vài trăm đến vài nghìn lượng vàng. Nhà cửa đất đai thì mất sạch.”
Hiện nay tòa án bênh vực ngân hàng, nhưng nhóm đầu tư đang kháng cáo, theo báo VnExpress, vì cho rằng thua lỗ là lỗi của ngân hàng không phản ứng nhanh chóng với thị trường trồi sụt.
Mặt khác, thông tấn VEF có bản tin rằng nhiều doanh nghiệp FDI đã bỏ trốn trong khi nợ thuế hàng chục tỷ đồng.
Bản tin cho biết:
“Không chỉ nhức nhối vấn nạn chuyển giá, lỗ giả, lãi thật, nhiều doanh nghiệp nước ngoài (FDI) đã tranh thủ sự thông thoáng của chính sách xuất nhập khẩu ở Việt Nam, nợ thuế hàng chục tỷ đồng rồi bỏ trốn về nước.
Hôm 3/4, Tổng Cục Hải quan, Bộ Tài chính vừa đưa ra cảnh báo này tới tất cả các chi cục Hải quan địa phương.”
Bản văn Tổng Cục Hải Quan cũng kể tên một số doanh nghiệp quốc tế xấu tính này. Trong đó, thống kê ghi:
“Tính tới tháng 10/2011, theo thống kê của cơ quan chức năng, có tới 230 dự án của các doanh nghiệp Đài Loan, Hàn Quốc được cấp chứng nhận đầu tư, giấy phép hoạt động nhưng đã giải thể, phá sản. Một số doanh nghiệp FDI sau khi được cấp phép, vay vốn sau đó đã rút về nước để lại khoản nợ kếch xù với 22 dự án tại 12 địa phương và 80 triệu USD tiền nợ. Các doanh nghiệp này chủ yếu ở hai tỉnh Hải Dương và Phú Thọ.”
Bản văn cũng cho biết không chỉ doanh nghiệp FDI, mà các doanh nghiệp VN cũng biến mất trong khi nợ thuế, như riêng ở Saì Gòn, “Tính tới hết tháng 3, Cục Thuế TP Sài Gòn cho biết đã có 5.012 doanh nghiệp gửi thông báo ngừng hoạt động tới Cục. Trong số này, 1.198 doanh nghiệp thuộc diện bỏ trốn, mất tích, chiếm tới 23% số doanh nghiệp ngừng hoạt động nói chung.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét