Hải quân Mỹ và Philippine tập trận tại vùng biển Tagcauayan
thuộc đảo Palawan hôm 23/4. |
Bắc Kinh đưa ra phản đối trên sau khi Malina đệ đơn yêu cầu hòa giải lên Tòa án
quốc tế về Luật biển.
“Trung Quốc chính thức phản đối việc Philippines tìm
kiếm hòa giải quốc tế trong vấn đề tranh chấp chủ quyền ở bãi đá cạn
Scarborough”, trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra tuyên bố nêu
rõ."Trung Quốc yêu cầu Philippines tôn trọng chủ quyền của Trung Quốc và không nên làm gì gây căng thẳng thêm tình hình vốn đã rất phức tạp hiện nay”, tuyên bố nhấn mạnh.
Trước khi đưa ra tuyên bố trên một ngày, Vụ trưởng Vụ biên giới và Hải dương trực thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Đặng Trương Hoa, đã triệu một nhân viên ngoại giao cấp cao của Philippines tại Bắc Kinh để trao bản kháng nghị "nghiêm khắc" đối với động thái của Manila.
"Đảo Hoàng Nham (Philippines gọi là Scarborough) là một phần lãnh thổ không thể tách rời của Trung Quốc kể từ thời cổ đại. Không có bất kỳ cơ sở pháp lý nào để kêu gọi cơ quan quốc tế phân xử vụ việc này", ông Đặng Trương Hoa khẳng định với phái viên của Philippines tại cuộc gặp.
Nói về động thái nộp đơn lên Tòa án quốc tế về Luật biển của Manila, ông Đặng Trương Hoa cho rằng đây là hành động "trái với các nguyên tắc cơ bản của quan hệ quốc tế” và “có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự quốc tế hiện nay".
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với phần lớn diện tích ở Biển Đông, kể cả các vùng biển thuộc lãnh thổ của Philippines và các nước Đông Nam Á khác. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến nhiều vụ việc căng thẳng gần đây giữa Trung Quốc với các nước trong khu vực.
Đối với khu vực bãi đá cạn Scarborough/Hoàng Nham cũng vậy. Trung Quốc tuyên bố đây là chủ quyền của nước mình, cho dù vùng biển này chỉ cách đảo chính Luzon của Philippines 230 km, trong khi cách tỉnh Hải Nam của Trung Quốc tới 1.200 km về phía Tây Bắc.
Những căng thẳng tại Scarborough/Hoàng Nham nảy sinh hôm 8/4 sau khi Trung Quốc cử tài hải giám đến vùng biển này để ngăn không cho các tàu hải quân Philippines bắt giữ 8 tàu cá Trung Quốc đang đánh bắt trái phép tại đây.
Tiếp đó, Trung Quốc đã cử các tàu hải giám cỡ lớn, trong đó có tàu “Ngư Chính 310” tiến tiến nhất của nước này, tới Hoàng Nham/Scarborough để thị uy các tàu tuần duyên và tàu khảo cứu của Philippines.
Thậm chí, trong một diễn biến mới nhất và nghiêm trọng nhất ngày 29/4, một tàu cỡ lớn của Trung Quốc còn dùng chiêu trò “ức hiếp” hai tàu tuần duyên của Philippines khi bất ngờ chuyển hướng rồi đột ngột tăng tốc lên 20 hải lý/h (37 km/h) để tạo ra những đợt sóng lớn đánh vào hai tàu này.
Trước những diễn biến căng thẳng tại Scarborough/Hoàng Nham đã kéo dài hơn 3 tuần qua, Manila tuyên bố sẽ tìm kiếm sự hỗ trợ quân sự nhiều hơn từ Mỹ - đồng minh chiến lược của nước này - để giúp xây dựng “một thế trận quốc phòng vững chắc” trong việc đảm bảo chủ quyền của họ.
Theo Dân Trí.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét