Giới chức Trung Quốc bắt đầu chiến dịch truy bắt người thân và bạn
bè của ông Trần Quang Thành, nhà hoạt động nhân quyền khiếm thị đã
trốn thoát khỏi tình cảnh quản thúc tại gia hồi tuần
trước.
Ông Hồ Giai (phải) đã bị chính quyền bắt giữ sau vụ bỏ trốn của ông Trần
Vài người có liên quan đến vụ trốn thoát của ông Trần đã bị bắt giữ hoặc mất tích trong những ngày gần đây, trong khi Hồ Giai, một nhà bất đồng chính kiến và là một người bạn gần gũi của ông Trần, đang bị công an thẩm vấn.
Hiện tại mọi người tin rằng ông Trần đang trú ngụ tại Tòa đại sứ Hoa Kỳ ở Bắc Kinh.
Các tổ chức nhân quyền của Mỹ và quốc tế thường xuyên bày tỏ sự lo ngại về cách đối xử của chính quyền Trung Quốc đối với ông Trần và gia đình của ông.
Ông Hồ Giai (phải) đã bị chính quyền bắt giữ sau vụ bỏ trốn của ông Trần
Vài người có liên quan đến vụ trốn thoát của ông Trần đã bị bắt giữ hoặc mất tích trong những ngày gần đây, trong khi Hồ Giai, một nhà bất đồng chính kiến và là một người bạn gần gũi của ông Trần, đang bị công an thẩm vấn.
Hiện tại mọi người tin rằng ông Trần đang trú ngụ tại Tòa đại sứ Hoa Kỳ ở Bắc Kinh.
Các tổ chức nhân quyền của Mỹ và quốc tế thường xuyên bày tỏ sự lo ngại về cách đối xử của chính quyền Trung Quốc đối với ông Trần và gia đình của ông.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, người từng yêu cầu thả ông Trần, sắp sửa đến Trung Quốc để tham dự đối thoại chiến lược Mỹ – Trung.
Vụ đào thoát của ông Trần có thể sẽ phủ bóng đen lên cuộc đối thoại đã được chuẩn bị từ trước này.
Vấn đề nhạy cảm
Cho đến giờ chính quyền Mỹ vẫn chưa bình luận công khai về nơi ẩn náu của ông Trần.
Các nhà phân tích cho rằng vấn đề này rất nhạy cảm cho cả hai bên và sẽ không dễ dàng giải quyết.
Nếu ông Trần thật sự ở trong Tòa đại sứ Hoa Kỳ, thì trường hợp của ông sẽ gợi nhắc lại một vụ việc tương tự vào năm 1989 khi một nhà bất đồng chính kiến nổi bật khác của Trung Quốc là ông Phương Lệ Chi chạy vào sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh.
Ông Phương đã ở trong sứ quán trong hơn một năm trong khi hai phía tìm cách đạt được một thỏa thuận.
Ông Trần bị chính quyền quản thúc tại gia vào năm 2010 sau khi ông ở tù bốn năm vì tội cản trở giao thông và phá hoại tài sản.
Ông bị chính quyền thù ghét vì đã phơi bày việc giới chức ở thành phố Lâm Nghi thuộc tỉnh Sơn Đông ép buộc hàng ngàn phụ nữ phải phá thai hoặc triệt sản theo chính sách một con hà khắc của Trung Quốc.
Những người gần gũi với ông Thành cho biết ông Trần đã bỏ hàng tháng trời để tính cách đào thoát và kế hoạch của ông đã được một mạng lưới bạn bè và các nhà hoạt động nhân quyền khác trợ giúp.
Ông đã leo lên một bức tường mà giới chức địa phương đã dựng lên xung quanh nhà ông và được đưa lên xe chở đi hàng trăm dặm đến Bắc Kinh, nơi ông trú ẩn trong những căn nhà an toàn trước khi chạy đến Tòa đại sứ Mỹ.
Hồ Giai bị bắt
Ông Trần từng phơi bày việc các quan chức tỉnh Sơn Đông ép buộc phụ nữ phá thai
Vợ và con gái 6 tuổi của ông Trần vẫn còn bị quản thúc, nhưng một vài người thân của ông đã bị bắt giữ trong khi những người khác đang bị chính quyền truy lùng.
Một trong số những người bạn của ông Trần viết trên trang blog của mình là đã lái xe đưa ông đến Bắc Kinh được cho là đã bị chính quyền thành phố Nam Kinh bắt giữ.
“Tôi đang nói chuyện với chị ấy và câu cuối cùng chị ấy nói là ‘Bộ Công an đã tới’, ông Bob Fu thuộc tổ chức vận động nhân quyền ChinaAid có trụ sở tại Mỹ nới.
Trang blog của người này sau đó đã bị xóa và tất cả mọi từ khóa tìm kiếm về tên ông Trần và những từ khóa liên quan khác trên các trang blog phổ biến đã bị khóa.
Hôm Chủ nhật ngày 29/4, giới chức Trung Quốc cũng bắt giữ ông Hồ Giai, người trước đó đã kể với BBC ông đã gặp ông Trần như thế nào kể từ khi ông đào thoát.
Vợ ông Hồ, bà Tăng Kim Yến, nói hôm thứ Bảy ngày 28/4 rằng công an đã gia hạn lệnh bắt giữ chồng bà thêm 24 tiếng nữa.
“Tôi hỏi chồng tôi sẽ ngủ ở đâu, họ nói là trên ghế,” bà kể.
Hiện vẫn chưa rõ số phận của những người gần gũi khác với ông Trần trong khi có tin họ đã mất tích.
BBC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét