Pages

Chủ Nhật, 29 tháng 4, 2012

Đại Gia Việt Nam đụng độ với đảng

Ben Bland
“Trước khi quyết định tham gia vào Quốc hội, tôi đã biết rằng trong trường hợp xấu nhất, họ có thể tìm một cách nào đó để đuổi tôi ra” – Doanh nhân Đặng Thị Hoàng Yến
Bà có thể từng thành công trong việc xây dựng nên một gia đình giàu có nhất Việt Nam nhưng nhà doanh nhân Đặng Thị Hoàng Yến luôn biết rằng bước vào thế giới tối tăm của nền chính trị cao cấp trong một nhà nước độc tài độc đảng là một canh bạc.
Chẳng lâu sau khi bà Yến và người em trai Đặng Thanh Tâm trở thành những đại gia đầu tiên được bầu vào quốc hội do đảng kiểm soát – hoặc Quốc Hội Nhà Nước – của đất nước Cộng sản vào năm ngoái, cá nhân họ đã bị tấn công trong một số ấn phẩm ít ai biết đến của nhà nước.

“Trước khi quyết định tham gia vào Quốc hội, tôi đã biết rằng trong trường hợp xấu nhất, họ có thể tìm một cách nào đó để đuổi tôi ra”, người phụ nữ 52 tuổi ăn mặc thanh lịch đã nói với tờ FP (Financial Times) hồi tháng trước trong một cuộc phỏng vấn thực hiện tại tầng kinh doanh trên cùng của khách sạn Melia ở Hà Nội. “Tôi đã sẵn sàng cho điều đó”.
Nhận xét của bà đã chứng minh sự thật. Tuần trước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan giám sát bầu cử, khuyến cáo rằng bà nên bị sa thải khỏi Quốc hội vì sự khác biệt về những sai sót trong tờ khai ứng cử của mình. Các cơ quan này buộc tội bà không tiết lộ rằng mình đã từng ly dị và là một thành viên đã hết hạn của đảng.
Tầm nhìn xa của bà đã chẳng an ủi được bao nhiêu khi bà òa khóc trong nước mắt tại một cuộc họp báo vào ngày thứ Bảy, bà nói mình sẽ chấp nhận việc sa thải, nếu điều ấy được Quốc Hội khẳng định trong lần họp tới, như đã dự trù.
Cuộc thăng tiến và sụp đổ chính trị nhanh chóng của bà Yên, một cựu viên chức chính quyền địa phương từng làm nên tiền của qua việc phát triển các công viên công nghiệp đầu tiên của Việt Nam vào những năm 1990, nhấn mạnh những khó khăn lớn hơn mà Đảng Cộng sản phải đối mặt.
Giới cai trị Trung Quốc đã di chuyển nhanh hơn nhiều để lựa chọn người đồng kinh doanh hàng đầu vào Đảng Cộng sản và chính phủ trong khi các đối tác của họ tại Việt Nam đã phải vất vả để đưa các các nhóm đại gia mới nổi vào câu chuyện chính trị mang vỏ bọc chủ nghĩa Mác Lê của họ.
Cuộc bầu cử của bà Yên và người em trai hồi tháng Năm năm ngoái, trong các cuộc bầu cử chỉ có một số ứng vử viên độc lập được phép đứng cùng với các ứng viên của đảng cầm quyền , đã được các nhà phân tích ở thời điểm đó xem như một dấu hiệu của sự cởi mở ngày càng tăng trong đảng .
Trong một đất nước mà các cuộc tranh luận công khai đều bị kiểm duyệt thẳng thừng, bà Yến đã từng thẳng thắn trong các cuộc tấn công của mình về nạn tham nhũng, sự lãng phí tại các doanh nghiệp nhà nước và các lời kêu gọi về một sân chơi bình đẳng cho khu vực tư nhân và các nhà đầu tư nước ngoài.
Nhưng sự sụp đổ của bà, diễn ra công khai trước công chúng, đã đặt ra những câu hỏi về hướng đi của đảng tại một thời điểm mà chính phủ đang cố gắng thực hiện các cải cách trên phạm vi rộng của các doanh nghiệp nhà nước nợ nần, không hiệu quả và lĩnh vực ngân hàng. Những thay đổi này sẽ rất quan trọng nếu Việt Nam muốn nhen lại ngọn lửa triển vọng cho nền kinh tế tàn tạ của mình, nhưng cũng sẽ thách thức đến những quyền lợi trong cộng đồng chính phủ, đảng và giới kinh doanh.
“Một trong những câu chuyện chính của 10 năm qua ở Việt Nam là sự gia tăng của những đầu sỏ trong khu vực bán tư nhân,” một người từng làm việc với bà Yên đồng thời cũng là người quan sát tường tận quang cảnh chính trị mờ ám đã cho biết. “[Cuộc chiến giữa bà và những người gièm pha] là một nỗ lực nhằm xác định các quy tắc của trò chơi ra sao đối với tầng lớp tư bản mới tại Việt Nam”.
Một số nhà phân tích nói rằng tình trạng khó khăn của bà Yến, người sở hữu Tập đoàn Tân Tạo cũng đầu tư vào các nhà máy điện, giáo dục và các phương tiện truyền thông, là chỉ dấu cho các rạn nứt tiếp diễn trong giới lãnh đạo đảng. Bà từng được xem như rất thân cận với Trương Tấn Sang, nhân vật nắm giữ chức vụ Chủ tịch nưóc, một vị trí chủ yếu có tính nghi lễ, nhưng đã bị mất chức vào năm ngoái trong một nỗ lực nhằm lật đổ thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nhà lãnh đạo cao cấp nhất của đất nước.
“Tôi đoán rằng sự thành công của bà đã khiến một số cá nhân có quyền thế nhưng không phải là người phe cánh của ông Sang buồn bực”, Carl Thayer, một chuyên gia về chính trị Việt Nam tại Học viện Quốc phòng Úc ở Canberra cho biết. “Dù không rõ họ có phải là những người ủng hộ Nguyễn Tấn Dũng hay không, nhưng có vẻ như họ dùng các biện pháp trừng phạt để dò thám vào quá khứ của bà và tiếp tục rò rỉ ra cho báo chí”.
Trong một email gửi đến FT vào ngày thứ Bảy, bà Yến cho biết mình đã bị “vu khống, chup mũ và lạm dụng” bởi một số tờ báo, nhưng bà phủ nhận việc có một “âm mưu” chống lại mình. Bà nói rằng dù bản kê khai của mình có thể không đủ, nhưng bà đã không hành động không trung thực khi tin rằng mình cần phải tiết lộ cuộc hôn nhân cũ hoặc từng là một đảng viên hết hạn.
Bà Yến nói thêm, nếu bị sa thải, bà sẽ tập trung vào các quyền lợi kinh doanh của mình và việc phát triển trường đại học phi lợi nhuận Tân Tạo, được thành lập gần đây bằng sự hậu thuẫn từ ông Sang.
Tuy nhiên, với việc chính phủ mắc kẹt giữa sự cần thiết để giảm lạm phát liên tục cao và thúc đẩy tăng trưởng chùng xuống trong khi cũng đấu tranh để cải cách doanh nghiệp nhà nước, bà đang lo lắng về triển vọng kinh tế.
“Vẫn còn rất nhiều rủi ro [ở Việt Nam] bởi vì luật pháp chưa được hình thành, các quy định luôn thay đổi và chính sách vĩ mô cũng đang thay đổi”, tháng trước bà đã nói với FP. “Ngay bây giờ, Indonesia, Philippines và thậm chí cả Myanmar hiện cũng thay đổi và thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài bằng cách cải thiện cơ chế chính sách vĩ mô của họ. Chúng tôi đang tự hạ mình xuống nhưng thế giới chẳng ai chờ đợi chúng tôi”.
Nguồn: Financial Times
Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ.

Không có nhận xét nào: