Ông cũng yêu cầu Thủ tướng bảo đảm để mẹ, vợ và con gái của ông được an toàn, cũng như yêu cầu lãnh đạo chính phủ điều tra xem việc giám sát đối với ông đã được tài trợ ra sao và liệu có tham nhũng trong việc đó hay không.
Nhà bất đồng chính kiến khiếm thị kết thúc cuốn băng video dài 15 phút của ông bằng thông điệp: "Nếu chúng ta điều tra kỹ lưỡng và nói sự thật với quần chúng, kết quả sẽ là rõ ràng, nhưng nếu ông tiếp tục nhắm mắt làm ngơ, người dân sẽ nghĩ gì?"
Việc ông Trần Quang Thành lựa chọn nói trực tiếp với Thủ tướng Ôn Gia Bảo chứ không phải là với Chủ tịch Hồ Cẩm Đào hay các lãnh đạo khác, cho thấy rõ một mong muốn thách thức ông Ôn Gia Bảo thực hiện những lời kêu gọi được Thủ tướng lặp đi lặp lại nhiều lần về cải cách chính trị và nhổ tận gốc tệ tham nhũng chính quyền.
Ông Ôn thường xuất hiện như một nhà lãnh đạo quan tâm tới dân, hay xuất hiện ở những vùng bị thiên tai và đổ nước mắt vì những đau khổ của người dân. Trong trường hợp này, tuy vậy có vẻ không chắc chắn rằng Thủ tướng hay bất cứ ai trong giới lãnh đạo Trung Quốc, sẽ đáp ứng yêu cầu của ông Trần.
Đưa ra ánh sáng
Ông Trần đã và đang đơn thương độc mã chiến đấu chống lại chế độ trong hơn một thập niên qua. Bị khiếm thị bẩm sinh, ông đã tự học về luật, và một trong các cuộc đấu tranh luật pháp ấn tượng nhất của ông là vụ chống lại các quan chức địa phương ở tỉnh Sơn Đông khi họ thực hiện một chính sách dân số tàn bạo về gia đình một con.
"Nếu chúng ta điều tra kỹ lưỡng và nói sự thật với quần chúng, kết quả sẽ là rõ ràng, nhưng nếu ông tiếp tục nhắm mắt làm ngơ, người dân sẽ nghĩ gì?"
Ông Trần Quang Thành
Ông Trần Quang Thành bị bỏ tù 4 năm vào năm 2006, nhưng không phải vì hoạt động chống lại nhà nước của ông mà là vì tội "gây thiệt hại tài sản công cộng". Kể từ khi được thả ra tù vào năm 2010, ông không được hưởng tự do mà phải chịu quản thúc tại gia và bị theo dõi suốt ngày cũng như bị đánh đập, sách nhiễu liên tục bởi giới chức chính quyền địa phương.
Trường hợp của ông đã thu hút sự chú ý từ các "cư dân mạng" ở Trung Quốc là những người tiếp tục vận động trên mạng internet cũng như vận động các tổ chức nhân quyền trên khắp thế giới hậu thuẫn ông. Nhiều người đã cố tìm cách đến thăm ông Trần Quang Thành ở ngôi làng của ông, trong đó có cựu đại sứ Mỹ John Huntsman và ngôi sao điện ảnh Hollywood, Christian Bale. Họ, cũng như các nhà báo, bạn bè và các nhà hoạt động cùng các công dân mạng quan tâm đến ông Trần, đều đã bị chặn không cho vào làng. Những người ít nổi tiếng hơn đã bị đánh đập bởi cảnh sát và côn đồ.
Lựa chọn khó khăn
"Diễn biến mới trong vụ của ông Trần Quang Thành đã diễn ra vào một thời điểm không thể nhạy cảm hơn, khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hilary Clinton sẽ tới Bắc Kinh tuần tới"
Tất cả đều được sự giúp đỡ của China Aid, một tổ chức có trụ sở tại Texas. Bob Fu, giám đốc của China Aid, được trích lời nói rằng ông Trần đã nói với ông về sự miễn cưỡng phải rời khỏi đất nước, vì ông muốn ở lại bên trong Trung Quốc để tiếp tục sự nghiệp đấu tranh.
Hiện chưa rõ liệu lựa chọn này cuối cùng sẽ được mở ra ra sao với ông Trần.
Diễn biến mới trong vụ của ông Trần Quang Thành đã diễn ra vào một thời điểm không thể nhạy cảm hơn, khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hilary Clinton sẽ tới Bắc Kinh tuần tới để tham dự cuộc Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Hoa Kỳ vòng bốn. Truyền thông đại chúng thế giới sẽ theo dõi chặt chẽ xem cả hai bên sẽ đối phó với trường hợp của ông Trần ra sao.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét