Pages

Chủ Nhật, 15 tháng 4, 2012

Biển Đông: Tàu chiến Mỹ sẽ làm yết hầu năng lượng Trung Quốc kẹt cứng

Theo: Bauxite VN

(GDVN) – Bốn tàu chiến đấu ven biển của Mỹ luân phiên đồn trú ở Singapore sẽ làm kẹt cứng yết hầu năng lượng của Trung Quốc, giúp Mỹ tăng cường can dự biển Đông…
Tàu chiến kiểu mới của Mỹ làm kẹt eo biển Malacca
Báo chí Trung Quốc bình luận rằng tàu chiến đấu ven biển mặc dù có điểm còn hạn chế, nhưng không thể coi thường mối đe dọa của nó đối với tuyến đường năng lượng của Trung Quốc và biển Đông.
Căn cứ hải quân Changi, nằm ở góc đông bắc Singapore, vài tháng nữa có thể sẽ đón một vị khách mới ở bờ bên kia Thái Bình Dương, đó là tàu chiến đấu ven biển của Hải quân Mỹ.
Tàu chiến đấu ven bờ Independence LCS-2 của Hải quân Mỹ.
Tàu chiến đấu ven bờ Independence LCS-2 của Hải quân Mỹ.

Theo báo giới Mỹ, ngày 4/4, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã tiến hành hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Hoàng Vĩnh Hoằng tại Lầu Năm Góc, hai bên đã đi sâu trao đổi ý kiến về việc Mỹ triển khai luân phiên 4 tàu chiến đấu ven biển tại Singapore.
Sau khi kết thúc hội đàm, hai bên ra tuyên bố chung cho biết: “Việc triển khai này khẳng định cam kết của Mỹ đối với khu vực này, đồng thời sẽ tăng cường khả năng Mỹ huấn luyện và tiếp xúc với các đối tác trong khu vực”.
Tàu chiến đấu ven biển là loại tàu chiến mặt nước thế hệ mới được Hải quân Mỹ đưa ra khi thực hiện chuyển đổi tác chiến từ “đại dương” đến “biển gần”, cũng sẽ là trang bị quan trọng tăng cường sự hiện diện quân sự của quân Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương.
Trong khi đó, Singapore – nước kề sát biển Đông, lại trấn giữ nơi xung yếu năng lượng là eo biển Malacca, đã đồng ý cho tàu chiến tiên tiến của quân Mỹ luân phiên đến đồn trú, chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới cục diện chiến lược của khu vực này.
Làm mắc kẹt yết hầu năng lượng của Trung Quốc
Vào tối ngày 3/4, 200 lính thủy đánh bộ Mỹ đã lặng lẽ đến cảng Darwin, miền bắc Australia. Ngày thứ hai, Bộ trưởng Quốc phòng hai nước Mỹ và Singapore đã công bố thông tin tàu chiến đấu ven biển đến đồn trú ở căn cứ hải quân Changi.
Các bước điều chỉnh triển khai quân sự ở châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ là chặt chẽ, liên tục như vậy.
Tàu chiến đấu duyên hải Freedom LCS-1 của Mỹ.
Tàu chiến đấu duyên hải Freedom LCS-1 của Mỹ.
Chuyên gia hải quân Trung Quốc Lưu Giang Bình đã có bài trả lời phỏng vấn tờ “Tin tức Thế giới” cho rằng, việc điều động lực lượng quân sự của Mỹ ở Australia và Singapore chủ yếu là nhằm vào Trung Quốc.
Nhưng, việc triển khai ở Singapore quan trọng hơn, bởi vì khoảng cách giữa Singapore và quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam – PV) gần hơn.
Lưu Giang Bình cho rằng, một mục tiêu chủ yếu quay trở lại châu Á của quân Mỹ chính là làm suy yếu vai trò ảnh hưởng và vị thế chủ đạo của Trung Quốc trong vấn đề biển Đông, có ý đồ thông qua can thiệp vấn đề này để ngăn chặn các bước không ngừng trỗi dậy của Trung Quốc, đồng thời thông qua tăng cường giao lưu và hợp tác quân sự với các nước Đông Nam Á như Philippinese, Việt Nam, Thái Lan để tạo ra một chuỗi ở tây nam Thái Bình Dương nhằm bao vây chiến lược quân sự đối với Trung Quốc.
Cho nên, Singapore, nước có vị trí địa lý quan trọng, được Mỹ coi là một “ngọn giáo dài” can thiệp Biển Đông.
Tàu chiến đấu ven bờ Independence LCS-2 áp dụng thiết kế tam thể.
Tàu chiến đấu ven bờ Independence LCS-2 áp dụng thiết kế tam thể.
Lưu Giang Bình phân tích: “Đương nhiên, hành động này của quân Mỹ, hoàn toàn không chỉ giới hạn sự chú ý tới biển Đông, mà còn có eo biển Malacca”.
Ai cũng biết rằng, Singapore nằm ở chỗ hẹp nhất của eo biển Malacca, có điều kiện thuận lợi kiểm soát tuyến đường hàng hải chiến lược này.
Lưu Giang Bình nói thêm rằng: “Hiện nay, gần 90% dầu mỏ nhập khẩu của Trung Quốc phải được vận chuyển qua eo biển Malacca, còn cửa nam của eo biển Malacca giáp Singapore cũng là nơi yết hầu của eo biển này; điều này có nghĩa là, khi quân Mỹ sử dụng tàu chiến đồn trú ở đây, bất cứ lúc nào Mỹ cũng có thể kiểm soát tuyến đường hàng hải chiến lược có liên quan đến an ninh cung ứng năng lượng của Trung Quốc”.
Đông Bình (Theo báo Quang Minh)

Không có nhận xét nào: