Pages

Thứ Hai, 23 tháng 4, 2012

Hết còn gọi Việt Tân là khủng bố


Tạ Phong Trần, Điếu Cày và
 Nguyễn Tiến Trung


Trần Đông Đức

Không còn gọi Việt Tân là khủng bố

Báo Người Lao Động hôm loan tin về vụ xét xử Điếu Cày, Anh Ba Sài Gòn và Tạ Phong Tần vào ngày 17 tháng 4 gây chú ý về nhân quyền quốc tế. Tuy phiên toà đã được hoãn nhưng Hoa Kỳ đã nhân đó kêu gọi Việt Nam thả ba anh chị này vô điều kiện. Đặc biệt bộ phận theo dõi nhân quyền của bộ ngoại giao Hoa Kỳ đã đặt anh Điếu Cày trong danh sách ba nhân vật truyền thông bị áp bức điển hình nhất hiện nay.

Thế là sau mười mấy tháng giam cầm không cần bản án, nhà cầm quyền Việt Nam bị sức ép ngoại giao quá lớn cho nên phải dàn dựng phiên tòa làm sao nhằm che đậy hồ sơ chà đạp nhân quyền.


Bây giờ Việt Nam mặc nhiên đã thế chân vào chỗ Miến Điện để trở thành nhà nước có nền bạo chính hà khắc nhất Đông Nam Á. Thật vậy, nhìn khắp Đông Nam Á, không biết có nước nào có hình ảnh độc tài xấu bẩn hơn Việt Nam hiệ nay.

Miến Điện từ con vịt xấu xí trở thành thiên nga bên bờ cao sơn lưu thuỷ. Việt Nam thì từ vịt tất tả chạy đồng Đông Nam Á biến thành con ngan què lại phải leo từng nấc cầu thang.

Toà đại sứ Việt Nam tại Washington DC phải bỏ bộn tiền ra mua quảng cáo để giải độc dư luận chính khách Hoa Kỳ về hồ sơ nhân quyền. Mua quảng cáo cho mục đính chính trị nhằm ngay mùa bầu cử rất là tốn. Do đó, nhà cầm quyền Việt Nam ngoài mặt thì tỏ vẻ trầm trọng nhưng trong lòng hết sức trân trối vì rất dễ trở thành trung tâm của sự đen tối, khi ánh sáng tươi mới đang chiếu sang đất Miến Điện.

Nhưng cũng có điều thú vị là trong bài báo Người Lao Động loan tin, truyền thông Việt Nam không còn gọi Việt Tân là khủng bố mà chỉ dùng từ phản động suông. Chắc là có sự điều chỉnh về nhận thức đối với các tổ chức đấu tranh ở hải ngoại.

Show trên đài truyền hình Mỹ về khủng bố Việt Nam

Trong lúc bộ ngoại giao chi tiền ra mua quảng cáo về nhân quyền vận động người Mỹ thì trong vài tuần qua, show NCIS (Naval Criminal Investigation Service) nổi tiếng của đài truyền hình CBS chiếu bộ phim The Dragon and the Fairy (tạm dịch là: Con Rồng Cháu Tiên) làm cho cả hàng triệu khán giả người Mỹ nhìn tới Việt Nam là một nhà nước khủng bố thứ thiệt.

Nhà cầm quyền Việt Nam vì muốn ngăn chặn Cách Mạng Hoa Lài mà cho đặc vụ sang tận Los Angeles Hoa Kỳ thiết lập đường dây kinh tài khống chế thuộc hạ kiểu chân rết vừa bóc lột sức lao động con người, vừa điều khiển hành vi phạm pháp không khác gì các đầu xà của của xã hội đen Trung Quốc.

Bối cảnh là một thanh niên Việt Nam tên Tuấn vì muốn chạy thoát trong đường dây buôn người làm nô lệ trong các hãng dệt may và hình thức xuất khẩu ở đợ (osin). Nạn nhân chạy tới tòa tổng lãnh sự ở Los Angeles xin cứu mạng. Nhân viên toà lãnh sự tổng lãnh sự không những không cứu mà còn vác súng ra chận lại. Trong lúc giằng co thì Tuấn bị bắn bởi một thế lực xã hội đen.

Tình tiết đi vào câu chuyện được tiếp diễn khi cảnh sát liên bang mở cuộc điều tra đến các tổ chức Chống Cộng ở hải ngoại và đưa đến sự tìm kiếm người chủ hãng may của Tuấn vốn là nhân sĩ ủng hộ đảng “Việt Tân” (trong phim người Mỹ đọc trại thành Việt Đảng Tân). Thế là trong suốt quá trình điều tra mới biết nhân sĩ ủng hộ Việt Tân này là một loại dân trong đường dây buôn người sang làm thuê trong các hãng vắt mồ hôi. Chủ nhân người Việt đánh đập hành hạ người làm thuê trong hãng may rất là tinh vi và tàn độc. Họ không dám phản kháng hay trốn chạy vì có điều gì sơ xuất là mạng sống của thân nhân ở Việt Nam bị đe doạ. Người mẹ của Tuấn thì làm công việc ở đợ thường bị đánh đập. Thân phận của những con người này bị khống chế tuyệt đối.

Vợ chồng nhà chủ còn ủng hộ các phong trào đấu tranh dân chủ bằng cách góp tiền yểm trợ Việt Tân cho có hồ sơ thuộc thế lực chống cộng. Nhưng mặt khác lại âm thầm tàng trữ vũ khí mang tính xã hội đen để tạo nên những vụ khủng bố trong cộng đồng. Rõ ràng đây là một hình thức “ngậm máu phun người” rất tinh vi – nếu sự việc đổ bể ra thì thủ đoạn giết người bịt miệng để lại các hình ảnh máu me vấy lên các tổ chức đấu tranh đòi dân chủ cho Việt Nam. Nhưng rồi, các thư từ này đều bị thám tử giải mã là đến từ lãnh sự quán Việt Nam.

Thế rồi, lực lượng điều tra tội phạm liên bang đã tìm cách giải mật được những cấu kết mang tính âm mưu này bằng thông tin chính xác của tòa đại sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam. Đồng thời họ đã tìm đến phỏng vấn nhân sự đảng Việt Tân. Cadeo Hoàng (chắc là thủ vai Hoàng Tứ Duy – phát ngôn viên của Việt Tân) cho biết tổ chức này không còn dùng phương thức bạo động mà đã chuyển sang mạng xã hội nhằm phơi bày sự thật về nền bạo chính ở Việt Nam.

Bộ phim quá sâu sắc khi nói về về các thủ đoạn vu khống bịt miệng hành hạ nhân phẩm con người mà chế độ Việt Nam chuyên trị. Chứng tỏ người Mỹ biết rất rõ các tình tiết trong cuộc sống của người Việt Nam ở trong và ngoài nước.

Đến khúc cuối, hiện thân của thế lực khủng bố là các đặc công kinh tế của Việt Nam trên đất Mỹ. Trước khi bị bắn hạ, đặc tình làm kinh tế còn nói lên câu: “Rồi tất cả bọn đấu tranh Dân chủ sẽ bị triệt hạ hết. Sẽ chẳng bao giờ có Cách Mạng Hoa Lài (Mùa Xuân Châu Á!)”. Dữ ác chưa?

Bộ phim này coi như biến bao nhiêu công trạng cố làm ra vẻ thân thiện nụ cười của Việt Nam thành công dã tràng. Bộ mặt nhà cầm quyền Việt Nam đã trở thành như bãi máu thượng hải, có điều nhìn bầm dập hơn.

Hiện này, bộ ngoại giao Việt Nam chưa ra phản ứng nào với đài truyền hình CBS. Cho dù đây là phim hư cấu hình sự trữ tình nhưng tình tiết đi theo thật sâu sát. Xem phim này xong, Hồng Thuận một đảng viên Việt Tân thốt lên: “Có vẻ như họ đang làm phim về đảng của em. Tất cả những chi tiết về việc chính quyền VN vu khống người khác là khủng bố xác thực lắm!”

Việt Tân phát mũ và áo HS.TS.VN ở cầu Thê Húc, Hà Nội

Bộ phim này là một tai họa về mặt Public Relation cho nhà cầm quyền Việt Nam. Đoàn làm phim lấy ý kiến từ quan chức của bộ ngoại giao Hoa Kỳ cho nên những lời thoại cứ như là ngôn ngữ quan chức. Những tình tiết bên trong coi như là những bí mật mang tính wikileaks.

Có lẽ vu khống quá cho nên bị backfired. Báo chí Việt Nam cũng bớt dùng danh từ khủng bố lại để nói về đảng Việt Tân vì rủi khi thông tin này dịch ngược lại tiếng Anh, coi như là sự va chạm về lợi ích ngoại giao. Hoa Kỳ coi từ khóa “khủng bố” thuộc về khái niệm danh sách, không dùng bừa được.

Bộ phim trên CBS bị lôi cuốn bởi từ ngữ này từ phía Việt Nam và đảng Việt Tân cho nên cho ra đời một chương trình truyền hình đặc sắc. Bộ ngoại giao bây giờ phải bỏ ra bao nhiêu tiền để xóa nhòa hình ảnh của một lãnh sự quá bẩn bao che mạng lưới buôn dân, giết người trên đất Hoa Kỳ.

—————————



Không có nhận xét nào: