Nguyên Hương
Theo: tầmnhìn
(Lời Bình) –Đọc bài báo này để thấy rất nhiều doanh nghiệp BĐS đang nín thở qua sông. Khi nín thở không nổi nữa, 6 hay 12 tháng sau thì họ bắt buộc phải hạ giá BĐS sâu để bán BĐS lấy thanh khoản trả nợ nhà băng.
Nếu bây giờ, người mua không nghe lời tôi, xách tiền ra mua BĐS, ký nợ thì doanh nghiệp sẽ giữ lại và tăng giá vì nhà băng của người mua bỏ tiền vào tk của doanh nghiệp BĐS, họ sẽ có thêm hơi mà không cần phải giảm giá, vậy thì họ hút máu dân nghèo nhiều hơn nữa.
Nếu người VN may mắn, đuổi được bọn cai trị và đô hộ khỏi VN thì những nhà cửa mà chúng bỏ của chạy lấy người còn rẻ nữa.
Khi CP Hậu CS tiếp thu, một hào quang minh bạch, trung thực sẽ đem lại lòng tin cho 90 triệu dân VN cùng thế giới tự do. Từ đó, 1 hay 2 năm sau thì kinh tế sẽ trỗi dậy và giá BĐS sẽ cao gấp mấy lần bây giờ vì tất cả VKHN đều muốn về VN sống và phục vụ.
Chỉ có dân đen là chịu khổ thôi, còn tư bản đỏ và cánh hẩu, vây cánh của chúng nó vẫn sung sướng.
Châu Xuân Nguyễn
Melbourne
27.12.2011
———————————————————-
Tái cơ cấu doanh nghiệp BĐS để vượt qua khủng hoảng
(Tamnhin.net) – Tái cơ cầu doanh nghiệp BĐS để tồn tại là một trong những vấn đề trọng tâm hiện nay, Tiến Sỹ (TS) Lê Chí Hiếu, Chủ tịch HĐQT Thuduc House – Phó CT HHBĐS TP HCM đã nhấn mạnh tại Hội nghị Ngành Xây dựng năm 2011 hôm 17/12.
Trong hoàn cảnh thị trường khó khăn, tái cơ cấu doanh nghiệp BĐS là cần thiết.
Theo TS Lê Chí Hiếu, tình hình khó khăn như hiện nay, các DN BĐS muốn tồn tại và vượt qua khủng hoảng thì cần phải chấp nhận thay đổi để tái cơ cấu doanh nghiệp, phải biết sắp xếp tổ chức lại hệ thống, chủ động bố trí lại nguồn nhân lực, cắt giảm chi phí… Ngoài ra phải biết điều chỉnh phương hướng kinh doanh, đưa ra các chiến lược phù hợp để thích nghi được với sự thay đổi khắt nghiệt của thị trường.
TS Lê Chí Hiếu cũng đưa ra một số giải pháp trước mắt cũng như lâu dài nhằm giúp các doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn này. Ông nhấn mạnh: Khi thị trường BĐS còn ở đỉnh cao, nhiều doanh nghiệp đã chạy đua theo thị trường, mặc dù vốn tự có rất ít nhưng lại sử dụng nợ vay nhiều để đầu tư hàng loạt các dự án. Khi thị trường rơi vào suy thoái thì đầu ra tắt nghẽn và các doanh nghiệp thiếu vốn trầm trọng cộng thêm áp lực ngân hàng siết nợ đến cuối năm đang đè nặng. Trước hết, các doanh nghiệp này phải giải quyết được nhu cầu khơi thông nguồn vốn và giảm áp lực trả nợ cũng như chi phí lãi vay cao bằng cách: Chấp nhận hạ giá bán sản phẩm , chuyển nhượng hoặc kêu gọi hợp tác đầu tư các dự án đang triển khai, mua bán, sáp nhập dự án… biện pháp này sẽ giúp các doanh nghiệp tháo gỡ các khó khăn trước mắt, xử lý được các dự án đang đình trệ do thiếu vốn, có cơ hội để tái cầu trúc lại các hoạt động đầu tư, cắt giảm nhân sự, chi phí…
Ngoài ra, về lâu dài để tránh phụ thuộc quá nhiều từ nguồn vốn tín dụng ngân hàng, các doanh nghiệp cũng nên tận dụng nguồn vốn từ các kênh huy động khác: huy động thông qua kênh phát hành các công cụ nợ, thu hút vốn trên thị trường chứng khóan, thu hút vốn từ nguồn khách hàng, kêu gọi các tổ chức có tiềm lực tài chính tham gia góp vốn đầu tư…
Tuy nhiên, trong giai đoạn tình hình thị trường sụt giảm mạnh như hiện nay, chính sách thắt chặt tiền tệ và lãi suất tăng cao đã làm tê liệt hầu hết các kênh huy động vốn trong nước. Do đó, các doanh nghiệp trong nước có thể tính đến chào bán sản phẩm hoặc thu hút nguồn vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường BĐS Việt Nam. Mặc dù tình hình giao dịch BĐS trong nước trầm lắng, tuy nhiên đối với các nhà đầu tư nước ngoài thì thì trường BĐS Việt Nam vấn còn nhiều tiềm năng để phát triển ở các phân khúc văn phòng cho thuê, mặt bằng bán lẻ, các khu phức hợp, khu nghỉ dưỡng, nhà ở cho người nước ngoài…
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần phải thực hiện chính sách linh hoạt hơn trong chiến lược đầu tư kinh doanh, không nên dàn trải đầu tư tràn lan mà phải cần tập trung vào nguồn lực chuyển hướng vào các dự án trọng điểm đáp ứng được nhu cầu hiện tại của thị trường, phù hợp với chính sách quy hoạch của nhà nước và có nhiều tiềm năng phát triển lâu dài tiêu biểu như: phân khúc nhà ở trung bình và nhà ở cho người có thu nhập thấp, dự án ở các vùng ven của thành phố lớn vì giá đất còn rẻ.
Mặc dù thị trường BĐS đang rơi vào giai đoạn khó khăn nhưng ở một số phân khúc thị trường vẫn có dấu hiệu tích cực: trong khi tình hình BĐS tại TP. HCM đóng băng thì các dự án vùng ven như Đồng Nai, Bình Dương… vẫn hút cầu và có nhiều tiềm năng. Tương tự như vậy, các phân khúc của thị trường cũng vẫn còn chênh lệch lớn về nhu cầu, trong khi phân khúc nhà chung cư cao cấp và văn phòng cho thuê ảm đạm thì phân khúc trung tâm thương mại và nhà ở có quy mô nhỏ với giá mềm vẫn còn nhiều triển vọng do nhu cầu thực luôn cao.
Riêng với phân khúc thị trường bình dân trong những năm qua vốn khan hiếm các chủ đầu tư, nhà cung cấp. Vì chi phí giá thành sản phẩm cao và những vướng mắc trong quy hoạch, pháp lý… nhưng giá bán ra lại thấp dẫn đến lợi nhuận thấp hơn so với phân khúc thị trường căn hộ cao cấp. Do vậy, phân khúc nhà ở trung bình và dưới trung bình còn rất nhiều tiềm năng để phát triển trong lâu dài chứ không riêng gì trong giai đoạn hiện nay.
Còn đối với doanh nghiệp BĐS, việc thay đổi cơ cấu, chuyển biến mục tiêu hợp lý để thích nghi với điều kiện kinh tế là điều tất yếu giúp doanh nghiệp có thể sống sót qua giai đoạn khủng hoảng của thị trường. Do đó, việc các doanh nghiệp BĐS chuyển hướng cơ cấu kinh doanh vào các phân khúc và các thị trường nhiều tiềm năng là điều hoàn toàn phù hợp, trong đó có phân khúc thị trường bình dân.
Tuy nhiên, việc định hướng và giải phát triển dòng sản phẩm vào phân khúc bình dân trong giai đoạn hiện nay là điều không dể thực hiện, đòi hỏi các doanh nghiệp giải quyết được bài toán chi phí tăng cao, các doanh nghiệp rất cần được sự hỗ trợ và khuyến khích từ phía Bộ Xây dựng và Chính phủ để giải quyết các vấn đề quy hoạch, diện tích nhà ở, cách tính tiền sử dụng đất và giảm thiểu các chi phí phát sinh để giúp hạ giá thành sản phẩm từ đó hạ được giá bán đầu ra mà vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm.
Nguyên Hương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét