Pages

Thứ Bảy, 14 tháng 4, 2012

VIỆT NAM DỰA VÀO ASEAN VÀ QUỐC TẾ ỨNG PHÓ VỚI TRUNG CỘNG Ở BIỂN ĐÔNG

Trước 2 ngày họp Hội Nghị Thượng Đỉnh ASSEAN ở NamVang, Hồ Cẩm Đào chủ tịch Trungcộng đã đích thân sang thăm Kampuchea, nhằm tăng cường mối quan hệ với nước này, hy vọng giới hạn được các cuộc thảo luận về tranh chấp Biển Đông tại diễn đàn Asean. Thế nhưng lãnh đạo các nước Đông Nam Á này, ngày 04/04/2012 đã cam kết tăng cường các nỗ lực hầu giải quyết các tranh chấp lãnh hải chồng chéo với Trungcộng. Kết thúc 2 ngày họp, lãnh đạo 10 nước trong Hiệp Hội ASEAN tái khẳng định: “Tầm quan trọng của bản Tuyên Bố Ứng Xử của các bên ở Biển Đông -ĐOC- được ký cách đây một thập niên, đồng thời cam kết phát huy hòa bình trong khu vực tranh chấp”. Kampuchea, nước hiện giữ ghế chủ tịch luân phiên của Asean năm nay, muốn mời Trungcộng tham gia tiến trình soạn thảo này, nhưng Philippines, Tháilan và Việtnam đề nghị, Asean nên tự soạn thảo trước rồi trình bày với Trung cộng sau.

Báo trên mạng Philippines Star ngày 09/04 tiết lộ: “Viêtnam, một trong 6 bên đang có tranh chấp về chủ quyền trong khu vực Trườngsa đã ủng hộ đề xuất của Manila, theo đó các nước Asean cần có cách tiếp cận đa phương trong hồ sơ này. Cụ thể là các nước ASEAN cần phải đạt được đồng thuận chung về những nguyên tắc cơ bản của bộ luật ứng xử để giải quyết tranh chấp ở Biển Đông, trước khi đem ra thảo luận với Trungquốc”. Phát ngôn viên phủ tổng thống Philippines miêu tả: “Khi đến lượt Việtnam phát biểu, thủ tướng Nguyễn tấn Dũng đã tuyên bố rằng, ASEAN cần khẩn trương soạn thảo các yếu tố trong bộ luật ứng xử, sau đó, Ttungquốc có thể được mời để thảo luận về bộ luật này”. Bên lề cuộc họp Nguyễn Tấn Dũng và người tương nhiệm phía Singapore là thủ tướng Lý Hiển Long đã: “Xác lập sự cần thiết trong việc hai nước củng cố lập trường chung về Biển Đông, hầu thúc đẩy hoà bình, ổn định và an ninh về hàng hải trong khu vực”. Đến đây thấy được mục đích của Việtcộng là dựa hẳn vào khối ASEAN để phá vỡ kế hoạch giải quyết song phương về Biển Động của Trungcộng.
Trước đó, Việtnam và Philippines đã đạt được thỏa thuận sẽ: “Mở các cuộc thao dượt và tuần tra hỗn hợp ở khu vực, dọc theo các đường ranh giới lãnh hải chung của hai nước, ở vùng Biển Đông”. Nhân chuyến viếng thăm của tư lệnh Hảiquân Philippines, phó đô đốc Alexander Pama, từ ngày 11 đến 14/03/12, đã gặp tư lệnh Hảiquân Việtnam, đô đốc Nguyễn Văn Hiến, và tổng tham mưu trưởng quân đội Việtnam, Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ Hai bên đã thỏa thuận như trên, nhằm triển khai phương thức thực hiện biên bản ghi nhớ về tăng cường hợp tác giữa hai nước đã được ký kết vào tháng 10 năm 2011, giữa Nguyên Thủ 2 nước. Mở đầu bằng cách làm giảm thiểu mối căng thẳng với Trungcộng, nên Việtnam và Philippines đã đồng ý để cho binh sĩ hai nước tham gia tranh tài bóng đá, bóng rổ trên các hòn đảo Trườngsa, mà 2 nước nhận chủ quyền, nhằm xây dựng niềm tin về hoà bình trong khu vực.
Một ngày sau khi Trungcông bị thất thế về vấn đề Biển Đông tại cuộc họp thượng đỉnh ASEAN, kết thúc ở Kampuchea hôm 4/4, đã bất chấp những nỗ lực ngăn cản của Bắckinh. Trungcộng một lần nữa lên tiếng cảnh cáo Ấnđộ chớ nên thăm dò dầu khí tại Biển Đông. Bản tin Zeenews ngày 05/04/12 dẫn lời giới chức cao cấp Trungcộng ông Ngô Sĩ Tồn, viện trưởng Viện Nghiên Cứu Nam Hải cảnh cáo rằng: “Ấnđộ sẽ phải trả gía đắt cho việc khai thác dầu khí ở Biển Đông”. Hôm 10/04/2012, phát ngôn viên bộ ngoại giao Trungcộng, Lưu Vi Dân, cho rằng: “Bắckinh có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các vùng biển chung quanh ở Nam Hải – BiểnĐông”. Lưu Vi Dân yêu cầu: “Các doanh nghiệp nước ngoài không được dính líu vào tranh chấp chủ quyền Biển Đông dưới bất cứ hình thức nào”. Đây là phản ứng về việc Tập Đoàn Khí Đốt của Nga Gazprom vừa tuyên bố tham gia dự án khai thác khí đốt ở Biển Đông, tại nơi công ty Anh BP – British Petroleum- từng bị rút lui dưới áp lực của Trungcộng, vì công ty này đang làm ăn lớn ở Hoalục.
Ngoài việc liên doanh với các công ty Mỹ, Nhật, Đông Nam Á có từ xưa, Tập Đoàn Dầu Khí Việtnam mới liên doanh với công ty ONGC-Videsh của Ânđộ, là nước bất chấp lời đe dọa của Trungcộng. Khi Bắckinh nói: “Khoảng 40% của hai lô mà Ấnđộ đang thăm dò nằm trong vùng tranh chấp”. Phản ứng về lời tuyên bố trên của Trungcộng, ngoại trưởng Ấnđộ, S.M. Krishna nói: “Ấndộ duy trì quan điểm Biển Đông là tài sản chung của thế giới, không nước nào được đòi thống trị”. Nay Việtnam lại mời thêm Công Ty Khí Đốt của Nga vào hợp tác khai thác tại hai lô ngoài khơi Việtnam ở trên Biển Đông, nhằm chứng tỏ rằng, nhiều cường quốc trên thế giới đã tin tưởng vào chính nghĩa và chủ quyến hợp pháp của Việtnam, trên các khu vực mà họ sẽ khai thác ở Biển Đông. Nương vào đó Việtcộng đã mạnh miệng hơn về việc phản đối Trungcộng bắt giữ 21 ngư dân Việtnam, cũng như phản đối việc Trungcộng cho thực hiện các cuộc du lịch ở Hoangsa. Hôm qua, phát ngôn viên bộ ngoại giao Hànội, Lương Thanh Nghị đã tuyên bố: “Hành động nói trên của Trungquốc là bất hợp pháp, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việtnam, trái với tinh thần Tuyên Bố Ứng Xử của các bên ở Biển Đông”.
Việc nhà cầm quyền Hànội dựa vào khối ASEAN và mời những công ty dầu khí của các cường quốc vào, cùng khai thác ở vùng đặc quyền kinh tế, mà Công Ước Quốc Tế về Luật Biển 1982 của Liên Hiệp Quốc đã quy định, là đúng. Làm vậy, về thế bang giao quốc tế mới ứng phó được với tham vọng bành trướng của Trungcộng ở Biển Đông. Nhưng với chính sách nội trị sai lầm của Việtcộng là vẫn duy trì chế độ độc đảng, độc tài, toàn trị, tham nhũng, bất công; tước đoạt quyền tư hữu ruộng đất, quyền tự do tư tưởng, quyền tự do tôn giáo, quyền tự do ngôn luận, quyền tự do lập hội. quyền tự do chính trị…áp dụng luật pháp một cách tùy tiện, cầm tù những người ôn hòa đòi tự do dân chủ nhân quyền; để cho công an lộng quyền hành hạ, hối lộ, đánh đập, mặc sức giết hại dân lành; cho phép công an đội lốt côn đồ để đàn áp các cuộc biểu tình yêu nước chống Trungcộng xâm lược. Ngu xuẩn nhất là bắt công an phải viết thành khẩu hiệu: “Còn Đảng Còn Mình”. Mà dân đã coi công an hiện này là côn đồ, thì đảng đúng là bọn cầm đầu của lũ côn đồ đó rồi. Hôm nay, 10/04/12, lần đầu, hàng ngàn dân oan đã tập trung đông đảo trước trụ sở Mặt Trận Tổ Quốc số 46 Tràng Thi, Hànội, dương cao các biểu ngữ tố cáo chính quyền địa phương sử dụng công an và bộ đội cưỡng chế đất đai của họ. Từ Hànội, bà Lê Hiển Đức, một phụ nữ Việtnam được quốc tế trao giải thưởng chống tham ô, lên tiếng: “Nông dân khổ lắm…xã đốt nhà, huyện cướp đất, tỉnh bao che…trung ương thì đùn đẩy…tình hình nóng như lò than. Liệu bọn côn đồ công an còn bảo vệ đảng được bao lâu nữa đây?
LÝ ĐẠI NGUYÊN – Little Saigon ngày 10/04/2012.

Không có nhận xét nào: