Ngay sau khi tới Hà Nội ông Herman Van Rompuy kêu gọi Việt Nam tôn trọng các cam kết của mình trong lĩnh vực nhân quyền.
Tại cuộc họp báo chung với chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn San tại Hà Nội, ông Herman Van Rompuy nói với Việt Nam thì điều cốt lõi là tôn trọng « các cam kết cải cách, trong đó báo gồm lĩnh vực quản lý lãnh đạo, nhà nước pháp quyền và nhân quyền ».
Chủ tịch châu Âu cũng nói thêm là « Mặc dù có những thách thức Liên hiệp châu Âu lạc quan với tương lai của Việt Nam » .
Tuyên bố trên của chủ tịch châu Âu đưa ra trong khi ngày hôm qua 30/10/2012 chính quyền Việt nam vừa kết án tù hai nhạc sĩ, Việt Khang và Trần vũ Anh Bình vì tội « tuyên truyền chống Nhà nước »
mà thực chất là vì họ đã sáng tác những bản nhạc có nội dung chỉ trích chính quyền đàn áp người biểu tình chống Trung Quốc.
Bản án ngay lập tức đã gây phản ứng từ nhiều nước và các tổ chức bảo vệ nhân quyền.
Nhân dịp chuyến công du Việt Nam của chủ tịch Hội đồng châu Âu, tổ chức Human Rights Watch, ngày hôm qua, đã kêu gọi lãnh đạo châu Âu hãy đặt vấn đề nhân quyền lên hàng ưu tiên trong c
Theo Human Rights Watch, chủ tịch Van Rompuy cần công khai kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do cho các tù chính trị, tôn trọng quyền tự do tôn giáo và xóa bỏ biện pháp lao động cưỡng bức tại các trại cai nghiện ma túy.
Human Rights Watch tố cáo là nhiều nhà hoạt động tôn giáo ở Việt Nam đã bị sách nhiễu, dọa nạt và bỏ tù.
Ông Brad Adams, giám đốc phụ trách châu Á của Human Rights Watch nhấn mạnh :
« Khi châu Âu nhìn nhận Việt Nam là một đối tác thương mại quan trọng, chủ tịch Van Rompuy không thể đưa vấn đề nhân quyền xuống hàng thứ yếu.
Việt Nam thường xuyên bỏ tù những công dân của mình vì họ đòi hỏi phải có dân chủ và các quyền tự do như châu Âu vẫn bảo vệ.
Chủ tịch Van Rompuy có nghĩa vụ đạo đức phải nêu rõ với chính phủ Việt Nam rằng họ không thể thực hiện sự độc tài trấn áp mà không phải hứng chịu những hậu quả trong quan hệ với Liên Hiệp Châu Âu ».
Đây là lần đầu tiên, chủ tịch Hội đồng châu Âu tới thăm Việt Nam kể từ khi hai bên thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1990.
Năm 1996, Việt Nam và Liên Hiệp Châu Âu đã ký hiệp định khung quan hệ hợp tác.
Tháng Sáu năm 2005, chính phủ Việt Nam đã thông qua Đề án tổng thể quan hệ Việt Nam-Liên Hiệp Châu Âu đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015.
Bên lề Thượng đỉnh Á-Âu lần thứ Tám, tại Bỉ, tháng 10/2010, hai bên đã ký tắt Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện – PCA.
Văn bản này đã được ký chính thức hồi tháng Sáu vừa qua.
Trong lĩnh vực kinh tế, theo số liệu của Việt Nam, quan hệ thương mại hai chiều không ngừng gia tăng, từ 4,1 tỷ đô la năm 2000 lên đến 24,2 tỷ năm 2011.
Trong tám tháng đầu năm nay, trao đổi thương mại song phương đã lên tới 18 tỷ đô la.
Liên Hiệp Châu Âu là thị trường xuất khẩu đứng hàng thứ hai của Việt Nam, chỉ sau Hoa Kỳ.
Trong cơ cấu trao đổi mậu dịch, Việt Nam xuất khẩu chủ yếu hải sản, hàng dệt may, giầy dép, một số mặt hàng tiêu dùng và nhập khẩu máy móc, xe hơi, dược phẩm, phân bón…
Bên cạnh đó, các nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu thực hiện nhiều dự án đầu tư tại Việt Nam.
Liên Hiệp Châu Âu cũng là nhà tài trợ đứng hàng thứ hai của Việt Nam, với tỷ lệ viện trợ không hoàn lại rất lớn.
Trong giai đoạn 1996 – 2012, tổng viện trợ công cho phát triển – ODA của châu Âu cho Việt Nam là 13 tỷ đô la.Đức Tâm ,RFI
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét