Công dân Hồng Kông xông lên đảo Senkaku cắm cờ Trung Quốc. |
Tương tự, đảo Điếu Ngư (tên Tàu) tức là đảo Senkaku (tên Nhật) ở vùng Biển Hoa Đông hiện là nơi tranh chấp chủ quyền giữa Bắc Kinh và Tokyo.
Các nhà kinh tế cũng nhìn dưới khía cạnh như thế: báo Alaska Dispatch hôm Thứ Hai nói rằng 2 quốc gia khổng lồ TQ và Nhật muốn giành kho dầu và khí đốt khổng lồ dưới mặt biển ở vùng đảo này.
Liu Chia-jen, nhà phân tích hóa dầu của công ty tài chánh KGI Securities tại Taipei, nói, “Nếu người ta có thể giành chủ quyền được vùng đảo đó, thì dầu và khí sẽ cực kỳ quan trọng. Nhưng bất kỳ ai nắm giữ thì cũng kẹt,” vì căng thẳng như thế, nghĩa là các mỏ dầu và mỏ khí đốt nơi đó sẽ phải để nằm yên lâu dài.
Đơn giản vì, theo Alaska Dispatch, TQ là nước nhập cảng dầu nhiều thứ nhì sau Hoa Kỳ, và Nhật bản là nước thứ ba như thế.
Có nhìn như thế, mới biết rằng tranh chấp lãnh hải vùng Biển Đông (giưã VN và Tàu) cũng như tranh chấp vùng biển Hoa Đông (giưã Nhật và Tàu) sẽ kéo dài, khó thỏa hiệp.
Thậm chí sẽ có thể căng thẳng. Như thông tấn TTXVN loan tin theo hãng Kyodo rằng, Cơ quan thủy sản (FA) Nhật Bản ngày 29/10 tuyên bố họ đã bắt giữ thuyền trưởng một tàu Trung Quốc do bị nghi đang tiến hành đánh bắt cá trái phép trong Vùng đặc quyền kinh tế (EFZ) của Nhật Bản ở ngoài khơi Kyushu.
Bản tin này nói:
“Văn phòng FA tại Fukuoka cho biết một công dân Trung Quốc, 48 tuổi, là thuyền trưởng tàu cá 500 tấn với 18 thủy thủ, đã bị bắt giữ sáng 27/10 vừa qua tại khu vực nói trên và cơ quan này cũng bắt luôn cả tàu cá.
Theo FA, viên thuyền trưởng đã được thả hôm 28/10 sau khi trả tiền bảo lãnh. Đây là vụ bắt giữ đầu tiên một tàu Trung Quốc bị tình nghi đánh bắt cá trái phép ở EFZ của Nhật Bản trong năm 2012.”
Thực ra, chúng ta nên suy nghĩ thế này: vùng biển tranh chấp, nơi quanh đó là tàu chiến đi tuần, thì tàu ngư dân bình thường vào làm chi… Nên hiểu rằng, đó là tàu do thám của quân báo TQ giả làm tàu ngư dân để vào chụp hình, quay phim, xem hoạt động của vùng biển Nhật…
Có một cơ hội được đài RFI nêu lên hôm Thứ hai, rằng người Pháp đang dò la để bước vào Biển Đông.
Bản tin RFI viết:
“Nhân cuộc hội thảo về Biển Đông do Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược Pháp IRIS phối hợp với Quỹ Gabriel Péri đồng tổ chức ngày 16/10/2012, Tướng Daniel Schaeffer, một chuyên gia Pháp đã phân tích mưu đồ của Trung Quốc, đang tìm cách “lãnh địa hóa” – sanctuariser – hay độc chiếm Biển Đông. Trả lời RFI, Tướng Schaeffer cho rằng Việt Nam cần phải quốc tế hóa mạnh mẽ hơn hồ sơ này để đối phó với chiến lược của Trung Quốc.
Ngày 16/10/2012, một cuộc hội thảo khoa học về tình hình Biển Đông đã mở ra tại Paris với chủ đề “Biển Đông phải chăng là một không gian khủng hoảng mới ? – Mer de Chine méridionale : nouvel espace de crise?”. Do Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược Pháp IRIS phối hợp với Quỹ Gabriel Péri đồng tổ chức, cuộc hội thảo đã tập hợp được nhiều chuyên gia tên tuổi ở Pháp và châu Âu, cũng nhu thu hút đông đảo những người quan tâm đến dự thính và thảo luận.
Các bài thuyết trình rất đa dạng, đề cập đến các vấn đề pháp lý, chính trị, ngoại giao, kinh tế và đặc biệt là quân sự, liên quan đến tình hình căng thẳng hiện nay do tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và các láng giềng, đặc biệt là Việt Nam. Trong số các diễn giả, có ông Daniel Schaeffer, một viên tướng người Pháp đã về hưu, từng là tùy viên quân sự tại sứ quán Pháp ở Việt Nam, Thái Lan và Trung Quốc, hiện là chuyên gia nghiên cứu độc lập về Biển Đông và châu Á. Bài thuyết trình của tướng Schaeffer đã nêu bật một chiến lược mà theo ông, Trung Quốc đang áp dụng để gọi là sanctuariser, tạm dịch là lãnh địa hóa Biển Đông, tức là độc chiếm khu vực này bất chấp chủ quyền của các nước khác…”
Trong khi đó, chính sách hòa hợp hòa giải của Bắc Kinh đã thành công: Đaì Loan sẵn sàng giúp TQ vào Biển Đông của VN hút dầu.
Bản tin của TTXVN từ Hà Nội hôm 29/10/2012 viết:
“Phản đối Trung, Đài âm mưu hút dầu khí Biển Đông
Một nhóm học giả Đài Loan và Trung Quốc Đại lục vừa khuyến cáo hai chính quyền tăng cường hợp tác quản lý vấn đề Biển Đông mà một trong những đề xuất là Bắc Kinh và Đài Bắc bắt tay chặt chẽ với nhau để khai thác dầu khí tại các vùng tranh chấp ở Biển Đông.
Lời kêu gọi của nhóm học giả này phụ họa cho những hành động liên tiếp gần đây của cả Trung Quốc và Đài Loan xâm phạm chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa.
Theo nhật báo Taipei Times của Đài Loan số ra ngày 28/10, nhóm học giả này gồm 16 người thuộc các cơ quan nghiên cứu khác nhau tại Đài Loan và Đại lục, với hai người đứng đầu là Lưu Phục Quốc – chuyên gia nghiên cứu tại Viện Quan hệ Quốc tế thuộc Đại học Quốc lập Chính trị Đài Loan, và Ngô Sĩ Tôn – Giám đốc Viện Nghiên cứu Nam Hải của Trung Quốc.
Theo các học giả này, chính quyền hai phía nên phối hợp với nhau để hình thành ra một cơ chế cùng khai thác dầu khí trong vùng Biển Đông…”
Đơn giản: tại sao biển của VN, mà nước khác hiên ngang tiến vào để đòi khai thác chung?
Nhưng cần nhớ rằng, từng mảnh đất, từng vùng biển của VN… không đơn giaả có ý nghĩa vì những mỏ dầu dưới sâu. Mà còn vì, đó là máu thịt của tiền nhân, của đồng bào mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét