Pages

Thứ Tư, 31 tháng 10, 2012

Kinh Tế Chìa Khóa Vào Bạch Ốc!


Tác giả :Vi Anh
Từ đầu mùa tranh cử, vấn đề kinh tế trước sau như một là vấn đề dân chúng và cử tri Mỹ thiết tha nhứt.
Thăm dò mới đây của ABC News/Washington Post công bố ngày 26 tháng 10, sau nhiều ngày ngang ngửa 47% với Ô. Obama, sau cuộc tranh luận lần thứ ba thua về ngoại giao, nhưng nhờ lợi thế kinh tế, Ô. Romney đã vọt lên 50%,  trên phạm vi toàn quốc. Tin còn cho biết, Ô. Romney sẽ đọc  một bài diễn văn quan  trọng về kinh tế, tại tiểu bang Iowa là tiểu bang cử tri đang cầm chìa khóa của Toà Bạch Ốc trong kỳ bầu cử này. Phát ngôn viên của Ông Romney nói qua bài diễn văn, Ô. Romney  sẽ “lập luận đúc kết,” nói rõ những khác biệt giữa ông với Ô Obama trong các vấn đề kinh tế.

Như đã biết từ ngay khi cuộc tranh cử tổng thống bắt đầu, vấn đề kinh tế là vấn đề chánh trong cuộc  tranh cãi trong các cuộc bầu cử sơ bộ của Đảng Cộng Hoà và trong cuộc tranh cử của hai ứng cử viên tổng thống của hai đảng Cộng Hoà và Dân Chủ, Romney và Obama.
Sau một loạt bốn cuộc tranh luận, ba của hai ứng cử viên tổng thống, một của hai ứng cử viên phó tổng thống, vấn đề kinh tế vẫn là vấn đề nổi bật nhứt, luôn được nhắc đi nhắc lại, ngay trong  vấn đề đối nội, đối ngoại, an sinh xã hội hay văn hoá giáo dục.
Còn ngoài xã hội, kinh tế là yếu tố chánh dân chúng đánh giá tài thao lược, tính hữu hiệu, kinh nghiệm kinh tế tài chánh của hai ứng cử viên.
Lấy một thí dụ nhỏ về xăng dầu lên giá. Khi xăng dầu lên giá thì uy tín tổng thống xuống. Như kỳ rồi khi xăng lên giá, dân chúng Mỹ  hướng về Toà Bạch Ốc và nhìn TT Obama để đánh giá khả năng điều hành việc nước, chuyện dân.
Dù thực tế bên trên thị trường xăng dầu, TT Obama là tổng thống nhưng hầu như không có  bao nhiêu ảnh hưởng đối với các đại công ty xăng dầu trong việc lên giá. Nhưng trên công luận mỗi lần xăng lên giá, là trăm dâu đổ đầu tằm, người bình dân thường đổ cho tổng thống, xăng dầu giá lên thì uy tín tổng thống xuống.
Nên xăng lên giá trong mùa bầu cử thì TT Obama đổ mồ hôi trán, rán mồ hôi lưng giải thích với dân chúng. Và những nhân vật Cộng Hòa đối lập được một cơ hội bằng vàng để phê bình chỉ trích tổng thống tơi bời. Truyền thông đại chúng tiếp tay, mở cuộc thăm dò, cho thấy xăng giá lên uy tín tổng thống xuống, như là tương quan nhân quả vậy.
Theo một cuộc thăm dò do hệ thống truyền hình ABC News và báo Washington Post thực hiện, kết quả công bố trên công luận vào ngày Chủ Nhựt 11 tháng Ba năm nay, mức được lòng dân của TT Obama xuống dưới 50% sau khi giá xăng lên. Việc này  làm những ứng cử viên Cộng Hòa đối thủ  với tổng thống Obama thêm hy vọng. Cộng Hòa đối lập chỉ trích TT Obama, cho rằng chính sách của Ông làm cho xăng dầu lên giá.
Nhận định của thăm dò, giá xăng lên bất lợi cho người nghèo hơn người giàu. Những người lương  dưới $50,000 một năm, những người không phải da trắng hay những người da trắng không có bằng đại học lãnh đủ hậu quả tai hại của xăng lên giá.
Những người thực hiện thăm dò nhận định nếu ngay ngày công bố thăm dò là Chủ Nhựt 11 tháng Ba, cuộc bầu cử xảy ra thì 49%  cử tri sẽ bầu cho Cựu Thống Đốc Mitt Romney, lúc bấy giờ là ứng cử viên Cộng Hòa đang dẫn dầu so với ba ứng cử viên khác trong các cuộc bầu sơ bộ và hội chọn (caucuss) của Đảng Cộng Hòa. Trong khi đó TT Obama chỉ được 47%.
Hiện tượng chấn động xăng lên giá trở thành đề tài chánh của các ứng cử viên Cộng Hòa tập trung tấn công TT Obama. Hầu như suốt 1 tháng ngày nào giá xăng cũng tăng nhích lên một chút. Và cuộc tấn công của những ưng cử viên Cộng Hòa cũng theo nhịp độ và cường độ đó tại các cuộc tranh luận của chuẩn ứng cử viên Cộng Hòa.
Đề tài xăng lên giá trở thành đề tài tranh cử gai góc và gay go cho TT Obama.  Xăng tăng từ từ  trên giá trung bình tòan quốc 3,67 dollars, đến Cali đông dân nhứt nước Mỹ lên cao nhứt trên 4 Đô la.
Nên gần đây người ta thấy Ô Romney chỉ thắng Ô. Obama một hiệp, hiệp đầu về đối nội và thua Ô. Obama hai hiệp chót về đối ngoại, an ninh, nhưng Ô. Romney vẫn được lòng dân, tỷ lệ tăng ngoài xã hội trong hai tuần lễ chót vô cùng quan trọng trong cuộc vận động tranh cử. Vì trong bầu cử tổng thống Mỹ,chính sách đối ngoại không có vai trò gì đáng kể nhứt là trong thời kỳ kinh tế suy thoái như bây giờ. Kinh tế xuống tạo ra những thiệt hại sát nách người dân như bị thất nghiệp, bị ngân hàng kéo nhà trừ nợ, vật giá gia tăng. Vấn đề cơm ăn, áo mặc, gạo tiền, nhà cửa, việc làm, nói gọn là vấn đề kinh tế là những vấn đề người dân và cử tri thấm thía, thiết tha nhứt.
Nên sau cuộc tranh luận cuối cùng về ngoại giao và an ninh, Ô. Obama thắng Ô Romney trên truyền hình nhưng ngoài xã hội, trên đường phố, trong cơ xưởng, văn phòng, nhà ở của cuộc sống thực tiễn, hàng ngày, Ô. Romney vẫn còn là mối đe dọa của Ô. Obama. Ô Romney vẫn còn được coi là người nổi bật, một nhà kinh doanh có đủ kinh nghiệm, đủ tài thao lược, quyền biến để  vực dậy nền kinh tế Mỹ.
Nên sau trận tranh luận thư ba về ngoại giao, Ô. Romney thua về ngoại giao trong tranh luận trên truyền hình mà thắng Ô, Obama, vọt lên ngoài dân chúng trong xã hội Mỹ như thăm dò của ABC News/Washington Post cho thấy ngày 26 tháng 10, Ô Romney hơn Ô. Obama 5% trên toàn quốc.
Vào lúc cử tri Mỹ càng ngày càng nghĩ kinh tế là điều thiết tha nhứt, nhưng gần bốn năm chấp chánh của Obama kinh tế Mỹ không lên mà còn xuống. Ô. Obama không có một chương trình nào hữu hiệu để vực dậy. Việc đổ tội cho chính phủ cuả Bush nghe không thông vì Ông Obama có cả gần bốn năm mà không làm cho tình hình kinh tế khá hơn. Thất nghiệp cứ triền miên trên dưới 8%. Mỹ cứ thiệt thòi, thiệt hại khi giao thương và tương quan kinh tế với TC, TC cứ cứơp công ăn việc làm của người Mỹ, thao túng tiền tệ Mỹ khiến người Mỹ mất việc làm, bị ăn cấp bản quyền, không cạnh tranh nổi, khiến cán cân thương mại nghiêng về phía TC.

Không có nhận xét nào: