Hình ảnh trong cuốn sách ''Dấu ấn Việt Nam ở Biển Đông'' của Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông do Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên trưởng Ban Biên giới Chính phủ làm chủ biên (Nguồn: TTXVN)
Ngày 16/10, tại hội trường Nhà Hóa học ở Paris (Pháp) đã diễn ra Hội thảo quốc tế với chủ đề "Biển Đông: Đây có phải là không gian khủng hoảng mới không?" do Học viện Quan hệ quốc tế và Chiến lược Pháp (IRIS) phối hợp với Quỹ Gabriel Péri tổ chức.
Đến dự hội thảo có gần 300 đại biểu, gồm các học giả hàng đầu của Pháp, Bỉ và Anh về luật biển, các chuyên gia thuộc một số cơ quan nghiên cứu của Pháp và các nước châu Âu, trong đó có Cố vấn đối ngoại Tổng thống Pháp về các vấn đề chiến lược khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Christian Lechervy.
Hội thảo chia làm ba bàn tròn: bàn tròn thứ nhất nhan đề “Luật Pháp quốc tế nói gì?” bàn về tầm quan trọng của Biển Đông về các mặt chính trị, chiến lược và kinh tế nhìn dưới góc độ luật pháp quốc tế; bàn tròn thứ hai về tầm quan trọng của Biển Đông về chính trị, chiến lược và kinh tế; và bàn tròn thứ ba đánh giá khả năng giải pháp chính trị và quân sự cho các tranh chấp đặt ra.
Các đại biểu đã nghe báo cáo tham luận của các học giả, nhà nghiên cứu Pháp, Bỉ một số nước châu Âu khác về bối cảnh lịch sử của vấn đề Biển Đông, các cơ sở pháp lý liên quan đến các vấn để địa chính trị, chiến lược và kinh tế Biển Đông.
Nhiều diễn giả bày tỏ lo ngại về tình hình căng thẳng nổi lên trong thời gian qua xung quanh các vùng tranh chấp tại Biển Đông, và cho rằng đây là một vấn đề không chỉ liên quan đến khu vực mà còn liên quan đến cộng đồng quốc tế.
Các phát biểu đã liên hệ nhiều giữa tình hình tại Biển Đông và sự nổi lên của Trung Quốc trong thời gian qua, cũng như những diễn biến gần đây ở biển Hoa Đông.
Theo một số nhà phân tích, những luận cứ tiếp cận về lịch sử liên quan đến đường lưỡi bò Trung Quốc cũng như một số luận cứ khác của Trung Quốc về lịch sử và các vấn đề chủ quyền đưa ra là “không có tính thuyết phục”. Có ý kiến tỏ lo ngại rằng nếu Trung Quốc tiếp tục chính sách hiện nay thì tình hình tại khu vực sẽ còn căng thẳng.
Các diễn giả cũng đề xuất một số giải pháp, trong đó các nước ASEAN cần xem xét khả năng thống nhất đưa vấn đề tranh chấp ra quốc tế, đồng thời cộng đồng quốc tế cũng cần quan tâm, đóng góp hơn nữa cho việc giải quyết tình hình tại khu vực./Lê Hà/Paris (VN+)
Ngày 16/10, tại hội trường Nhà Hóa học ở Paris (Pháp) đã diễn ra Hội thảo quốc tế với chủ đề "Biển Đông: Đây có phải là không gian khủng hoảng mới không?" do Học viện Quan hệ quốc tế và Chiến lược Pháp (IRIS) phối hợp với Quỹ Gabriel Péri tổ chức.
Đến dự hội thảo có gần 300 đại biểu, gồm các học giả hàng đầu của Pháp, Bỉ và Anh về luật biển, các chuyên gia thuộc một số cơ quan nghiên cứu của Pháp và các nước châu Âu, trong đó có Cố vấn đối ngoại Tổng thống Pháp về các vấn đề chiến lược khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Christian Lechervy.
Hội thảo chia làm ba bàn tròn: bàn tròn thứ nhất nhan đề “Luật Pháp quốc tế nói gì?” bàn về tầm quan trọng của Biển Đông về các mặt chính trị, chiến lược và kinh tế nhìn dưới góc độ luật pháp quốc tế; bàn tròn thứ hai về tầm quan trọng của Biển Đông về chính trị, chiến lược và kinh tế; và bàn tròn thứ ba đánh giá khả năng giải pháp chính trị và quân sự cho các tranh chấp đặt ra.
Các đại biểu đã nghe báo cáo tham luận của các học giả, nhà nghiên cứu Pháp, Bỉ một số nước châu Âu khác về bối cảnh lịch sử của vấn đề Biển Đông, các cơ sở pháp lý liên quan đến các vấn để địa chính trị, chiến lược và kinh tế Biển Đông.
Nhiều diễn giả bày tỏ lo ngại về tình hình căng thẳng nổi lên trong thời gian qua xung quanh các vùng tranh chấp tại Biển Đông, và cho rằng đây là một vấn đề không chỉ liên quan đến khu vực mà còn liên quan đến cộng đồng quốc tế.
Các phát biểu đã liên hệ nhiều giữa tình hình tại Biển Đông và sự nổi lên của Trung Quốc trong thời gian qua, cũng như những diễn biến gần đây ở biển Hoa Đông.
Theo một số nhà phân tích, những luận cứ tiếp cận về lịch sử liên quan đến đường lưỡi bò Trung Quốc cũng như một số luận cứ khác của Trung Quốc về lịch sử và các vấn đề chủ quyền đưa ra là “không có tính thuyết phục”. Có ý kiến tỏ lo ngại rằng nếu Trung Quốc tiếp tục chính sách hiện nay thì tình hình tại khu vực sẽ còn căng thẳng.
Các diễn giả cũng đề xuất một số giải pháp, trong đó các nước ASEAN cần xem xét khả năng thống nhất đưa vấn đề tranh chấp ra quốc tế, đồng thời cộng đồng quốc tế cũng cần quan tâm, đóng góp hơn nữa cho việc giải quyết tình hình tại khu vực./Lê Hà/Paris (VN+)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét