Pages

Chủ Nhật, 7 tháng 10, 2012

Thủ Tướng nói gì về “Quả đấm thép” kinh tế Việt Nam trước hội nghị TƯ 6?


David Thiên Ngọc (Danlambao) - Từ khi cưỡng chiếm hoàn toàn miền Nam năm 75, và sau khi thâu tóm mọi tài sản của nhân dân cùng khí lực quốc gia ‘qua cải tạo công thương nghiệp và đánh tư sản’, đảng CSVN đã áp đặt một nền cai trị độc tài với một nền kinh tế XHCN mà cả một tập đoàn quản lý kinh tế hoàn toàn không có một một kiến thức gì về sự phát triển kinh tế đất nước. Những lãnh đạo điều hành kinh tế cũng không xuất thân từ một trường lớp kinh tế nào trên thế giới mà chỉ từ các cơ sở tổ chức đảng và quân đội chuyển ngành! Trong khi lúc bấy giờ, các nước trong khu vực và cả thế giới đang trên đà phát triển không ngừng.
Với tầm nhìn thiển cận của một đội ngũ thiếu học mà luôn lớn tiếng tự hào cho chủ nghĩa ưu việt của mình và muốn hoà theo dòng phát triển kinh tế của thế giới nên mon men làm theo các mô hình kinh tế của các nước có tầm cỡ trên thế giới. Cụ thể như Hàn Quốc.
Kinh tế Hàn Quốc được phát triển mạnh bắt đầu từ những năm 60s của thế kỷ trước với mô hình Chaebol.
Chaebol là từ chỉ chung cho các tập đoàn kinh tế hùng mạnh của Hàn Quốc dưới thời cố Tổng Thống Park-Chung-Hee. Đây là những “quả đấm thép” đưa nền kinh tế Hàn Quốc lên vị trí cường quốc thế giới. Với mũi nhọn là sản xuất công nghiệp nặng được chuyển đổi từ công nghiệp nhẹ và chú tâm vào xuất khẩu để dần dà thay thế cho nhập khẩu biến nền kinh tế từ nhập siêu sang xuất siêu. Do đó đến những năm 90s thế kỷ 20, chỉ trong 5 Chaebol lớn là Samsung, Hyundai, Deawoo, LG và SK đã đóng góp 50% GDP cho đất nước. Còn lại hàng trăm Chaebol, tập đoàn khác đóng góp nữa thì thử hỏi với đà phát triển đó Hàn Quốc sao không lớn mạnh và có vị thế đáng nể trên thế giới?
Để đẩy mạnh sự phát triển của các Chaebol, chính phủ quan tâm trợ giúp trong ưu đãi thuế, vốn vay và bảo lãnh chi trả nợ… Từ đó các tập đoàn này phát triển không ngừng và có vị trí cao trong thị trường thế giới với các tên Chaebol kể trên. Ở đây các Chaebol được hoàn toàn tự do, độc lập trong trong quản lý sản xuất kinh doanh và được chính phủ ban cho cơ chế độc quyền. Đây là những tập đoàn hoàn toàn của tư nhân. Lãnh đạo điều hành của các Chaebol là những ông chủ và các thành viên trong gia đình tộc họ, người thân. Do đó ý thức phát triển, làm giàu và không ngừng đầu tư chất xám vào công việc để nâng tầm cải thiện trong kinh doanh sản xuất, đồng thời quản lý khoa học, minh bạch vì tự quản lý cho chính mình tất nhiên việc thất thoát hay tiêu cực không thể xảy ra. Nói chung nền kinh tế Hàn Quốc là một nền kinh tế tư bản đúng ngĩa.
Choá mắt trước ánh hào quang kinh tế Hàn Quốc, CS Việt Nam ấp ủ mộng đi theo. Chính ông Đỗ Mười thời làm TBT đảng CSVN trong một chuyến thăm Hàn Quốc đã bàng hoàng thốt lên “Tôi thật khâm phục các ông”. Thế nhưng nhìn lại VN thì áp dụng một nền kinh tế kế hoạch XHCN lạc hậu và què quặt vì trên đầu hai chữ Mác-Lê luôn bao trùm và đè nặng. Học thuyết chủ trương là vô sản nhưng thâm ý thì ra sức thâu tóm mọi nguồn lực kinh tế quốc gia nơi nào, lúc nào có thể về cho cá nhân, bè nhóm lợi ích riêng. Do đó khi sao chép mô hình kinh tế của các nước tư bản văn minh áp dụng cho VNCS tất nhiên phải chứng kiến cảnh con tàu dần chìm trong lòng biển là điều dễ hiểu.
Hậu quả đó bởi các lẽ sau:
Như tính chất và ý thức hệ trong mô hình Chaebol của Hàn Quốc đã nêu trên thì VN học lóm theo nhưng trong nội dung và cơ cấu lẫn ý thức hoàn toàn trái ngược.
Với những ý sơ lược kể trên các “Quả đấm thép” VN ăn cắp mô hình Chaebol Hàn Quốc nhưng ngược lại lãnh đạo các tập đoàn kinh tế lớn VN hoàn toàn là đảng viên CS quan chức nhà nước xuất thân từ rừng núi Trường Sơn, từ địa đạo Củ Chi ra đến các địa đạo Vĩnh Mốc Vĩnh Linh, Quảng Trị, Quảng Bình… Từ những người tay chỉ biết cầm súng và trong đầu tràn ngập hình ảnh bác và đảng thì thử hỏi với mô hình Chaebol, vĩ mô… là điều xa lạ mà phải áp dụng và thực thi? Mỗi quả đấm thép VN không được sáng soi bằng những luận án kinh tế  bài học từ giảng đường mà được chỉ đạo bởi đường lối của chi bộ đảng, đảng uỷ?
Với trình độ và tư duy như vậy mà thời gian qua con thuyền kinh tế VN phải vượt sóng cả để ra biển lớn từ khi gia nhập WTO! Muốn tồn tại trong cơn bão cạnh tranh gay gắt tất nhiên những doanh nghiệp, những con thuyền kinh tế thiếu nội lực, yếu kém phải chịu buông chèo và chìm mất xác là lẽ tất nhiên. Trong lúc các tập đoàn kinh tế tư doanh đã đóng góp 40% GDP từ năm 2006-2010. Ngược lại chính phủ ưu tiên hàng đầu trong hổ trợ vốn, tín dụng và tài sản cố định cho các tập đoàn kinh tế quốc doanh và cũng trong thời gian này chính phủ đã dốc ngân khố đổ về cho các quả đấm thép này một lượng tiền không tưởng là hơn 310.000 tỉ đồng tương đương 15 tỉ USD mà không có một chương trình giám sát tạo điều kiện cho các nhóm lợi ích vung tay và triệt tiêu thủ đoạn đối với các doanh nghiệp tư doanh làm ăn minh bạch và chân chính. Đồng thời tạo ra những mảng tối trong bức tranh kinh tế xã hội VN trong một thời gian dài và có khả năng đưa đất nước đến chỗ nguy nan. Như vậy trước nhân dân, chính phủ mà đứng đầu là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời sao cho thoả đáng?
Không dừng lại ở đó! Mặt khác chính phủ lấy những tập đoàn kinh tế quốc doanh lớn làm mũi nhọn và tái cấu trúc sau khi khốn đốn, phá sản… lao về phía trước và còn cho phép các tập đoàn này đầu tư đa ngành tràn lan qua các lĩnh vực không có kinh nghiệm, bên cạnh đó chính phủ tiếp tục bơm mạnh tín dụng rẻ một cách khó hiểu?
Đến khi nền kinh tế có chiều hướng lâm nguy, chính phủ có hướng cải cách thì cũng chính các tập đoàn được chính phủ ưu ái lại là lực cản gây khó khăn bởi các nhóm lợi ích, tư bản đỏ đã được sinh ra từ các tập đoàn kinh tế quả đấm thép này!
Hơn thế nữa các nhóm lợi ích, tư bản đỏ đó với lá cờ “Ổn định chính trị-xã hội” nắm trong tay và làm tất cả những gì có thể.
Trong lúc đó, hậu quả gây ra do các tập đoàn này là vô cùng lớn, làm suy giảm độ tín nhiệm của doanh nghiệp VN đối với thế giới và gây sự lo ngại cho giới đầu tư nước ngoài. Đó là chưa kể đến sự móc ngoặc tham nhũng hoành hành trong các tập đoàn kinh tế quốc doanh.
Theo như thống kê của Ngân hàng Thế giới tại VN thì các doanh nghiệp nhà nước chiếm đến 60% vốn tín dụng từ các tổ chức tín dụng và ngân hàng. Trong lúc cũng chính các tập đoàn này chiếm hơn 70% số nợ xấu. Điều này chẵng những có khả năng gây ra cơn bão tài chính làm lung lay và sụp đổ hệ thống ngân hàng trong thời gian qua và sắp đến, đồng thời tạo ra một lỗ hổng lớn đẩy một số ngân hàng đối diện với bờ vực phá sản.
Trước tình hình kinh tế đất nước với gam màu u tối, trước sự đổ vỡ của hệ thống ngân hàng và sự chìm mất tăm của của các con thuyền Vina cùng sự chao đảo của các quả đấm thép và sự hiện diện của Dương Chí Dũng, một con sâu trong bầy sâu đục khoét kinh tế đất nước là hình ảnh và tiếng nói chứng minh mặt trái cái nguyên nhân và những gương mặt trực tiếp gây ra tình cảnh đẩy đất nước chới với trên bờ thảm hoạ diệt vong…
Hôm nay, trước mặt gần 200 uỷ viên T.Ư đảng CSVN đang dự hội T.Ư 6, Thủ tướng có lời gì biện bạch cho những hành động tội lỗi của cá nhân và bè nhóm lợi ích của mình mà trong thời gian qua luôn lấp liếm, che đậy và chối tội?
Ngày 8/10/2012

Không có nhận xét nào: