Pages

Thứ Ba, 1 tháng 1, 2013

Trói Ngài chúng tôi mới yên tâm



Để phục vụ cho mục đích xấu xa, nhiều khi những kẻ xấu đã lừa dối người khác một cách trơ trẽn, kể cả bằng cách thức ngược đời nhất. Chuyện nghe thì hơi lạ, nhưng thực tế đã diễn ra từ xưa, và ngày nay vẫn còn có vậy. Mẫu chuyện sau đây sẽ minh chứng để quý độc giả được tường.
Hẳn nhiều người trong chúng ta đều biết đến nhân vật anh hùng nổi tiếng Lâm Xung trong “Thủy Hử truyện”. Lâm Xung là người đứng đầu hai mươi tám vạn cấm quân ở Đông Kinh, võ nghệ siêu quần, muôn người không địch nổi. Bị Thái Úy Cao Cầu hãm hại nên ông phải chịu án đi đày. Chúng còn sai hai tên công sai là Tiết Bá và Đổng Siêu giết hại ông trên đường đi. Vì sợ Lâm Xung võ nghệ cao cường nên hai tên công sai phải nghĩ cách lừa ông để mà ra tay.


“…Bấy giờ trông đằng trước đằng sau đã có mấy khu rừng lớn cây cối um tùm, khói mây mờ mịt, tục gọi là Dã Trư Lâm. Đây là một nơi rất hiểm ác quạnh hiu, xưa nay những kẻ vô lương thường đút tiền cho đám công sai để kết quả tính mạng biết bao tay hảo hán ở đó
Khi ấy hai tên công sai cố dìu dắt Lâm Xung đi đến khu rừng ấy, rồi Đổng Siêu thở dài mà nói rằng
- Đi suốt cả ngày không được mươi dặm đường, thì bao giờ cho đến Thương Châu?
Tiết Bá nói:
- Tôi cũng mệt lắm, không sao đi được nữa. Chúng ta hãy ngồi đây nghỉ một lát vậy.
Nói đoạn ba người cùng vất khăn gói hành lý xuống gốc cây, rồi nằm vật xuống để nghỉ. Vừa đi nằm được một tí, thì bổng thấy hai tên công sai kêu to lên một tiếng mà nhảy choàng dậy. Lâm Xung thấy vậy thì hỏi:
- Các ông làm sao thế?
Tiết Bá, Đổng Siêu bảo Lâm Xung rằng:
- Chúng tôi đương toan nghỉ một tí, nhưng lại sợ không có khóa xích gì, lỡ bác trốn mất thì sao?
- Tôi là thằng hảo hán ở đời, đã bị thế này, thì chịu vậy chứ có khi nào thèm chạy trốn mà chi.
Tiết Bá nói:
- Đành vậy, nhưng trói ngài chúng tôi mới yên tâm!.
- Tùy ý các ông, muốn trói thì trói, chứ tôi có nói gì đâu?
Tiết Bá liền lấy dây thừng trói Lâm Xung vào gốc cây cẩn thận, rồi cùng với Đổng Siêu vớ lấy gậy, giơ thẳng cánh tay nhằm đầu Lâm Xung mà đánh…”

May thay, vì biết được thủ đoạn của bọn công sai nên Lỗ Trí Thâm đã âm thầm theo dõi chúng. Lúc hai tên này định ra tay sát hại Lâm Giáo Đầu thì ông liền ra tay ứng cứu, vì vậy mà Lâm Xung thoát nạn.
Tưởng rằng hành động “trói người” của hai tên công sai đã là bỉ ổi, nhưng thủ đoạn “trói dân” của Đảng Cộng Sản ở nước ta ngày nay còn bỉ ổi hơn nhiều.
Dưới chế độ độc tài toàn trị của đảng Cộng Sản, người dân Việt Nam chịu bao lầm than tủi nhục. Họ không dám kêu ca và oán thán nhà nước bao giờ. Ngược lại còn phải ca ngợi Đảng Cộng Sản quang vinh và vĩ đại. Không những phải chịu sự áp bức bóc lột của một chế độ nhà nước độc tài, người dân Việt Nam còn bị vòng kim cô “Chủ nghĩa Cộng Sản” trói chặt. Vì vậy dân ta chịu cảnh một cổ hai tròng, nhục nhằn và oan khuất không thể nào kể xiết.
Dư luận xôn xao về việc thay đổi chế độ. Họ nói rằng phải xóa bỏ chế độ độc tài Cộng Sản, xác lập đa nguyên thì người dân mới thoát nạn được. Có đa nguyên (đa đảng) thì mới có dân chủ, từ đó thì người dân mới sung sướng và hạnh phúc. Đó là một chân lý không thể đảo ngược.
Để đập tan “Luận điệu xuyên tạc” trên, nhà nước Cộng Sản tuyên bố rằng: “Nếu Việt Nam mà có đa đảng thì sẽ loạn. Sẽ có tranh chấp không ngừng, vì vậy dân sẽ khổ hơn nhiều. Việt Nam chỉ cần một đảng, không có nhu cầu đa đảng”. Đúng là lý luận lừa bịp của kẻ cướp, chúng đã suy bụng ta ra bụng người, cứ nghĩ ai cũng tham lam và độc ác như mình.
Lý luận trên của Đảng Cộng Sản có thể diễn nôm như vầy: “Thưa nhân dân Việt Nam, đồng bào đừng mong muốn tự do mà làm gì. Cứ để chúng tôi trói tay nhân dân lại, chịu khổ một chút nhưng vô sự. Do bị trói nên dân chẳng làm gì được nữa, vì thế mà sẽ không xẩy ra tranh chấp. Được vậy Đảng Cộng Sản chúng tôi mới yên tâm”.
Khi người dân bị trói thì họ không còn cựa quậy được nữa. Vì thế mà đảng Cộng Sản muốn làm gì cũng được, chẳng ai dám phản đối và truất quyền cai trị của họ cả. Do đó đảng cứ yên tâm mà bóc lột nhân dân.
Ôi, sao mà nghe giống câu nói của hai tên công sai đến thế:
- Trói ngài chúng tôi mới yên tâm!
Minh Văn
01/01/2013

Không có nhận xét nào: